Bệnh án viêm cầu thận cấp

(0 / 0)

Ở các bệnh viện lớn, các bạn không khó để bắt gặp các trường hợp bệnh nhân ở lứa tuổi 6-15 bị viêm cầu thận cấp do nhiễm liên cầu. Tuy nhiên càng ngày tỉ lệ mắc bệnh càng giảm. Bài này mình xin giới thiệu tới các bạn bệnh án của một bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp.

Case lâm sàng

Bệnh nhân nam,15 tuổi. Cách vào viện 14 ngày, trẻ xuất hiện ho, đau họng, khạc đờm xanh, sốt 38-38,5°C. Không điều trị gì. Cách 2 ngày sau, trẻ xuất hiện co giật toàn thể, giật cứng, kéo dài 2 phút, trước cơn trẻ mệt, không vận động được. Cách 2 ngày trẻ xuất hiện tiểu máu, còn ho đau họng, sốt vào viện tỉnh, chuyển viện nhiệt đới trung ương điều trị. Trẻ cắt sốt 6 ngày, hết ho, đau họng, còn tiểu đỏ, chuyển đến khoa nhi bệnh viện A điều trị tiếp.

Chẩn đoán sơ bộ

A. Bệnh thận IgA

B. Viêm màng não

C. Viêm cầu thận cấp

Giải thích:

Bệnh thận Ig A

+ Hội chứng nhiễm trùng
         Sốt
         – Khạc đờm xanh

+ Đái máu

+ Co giật (có thể do tăng huyết áp kịch phát)

Bệnh Viêm màng não

+ Co giật, giật cứng, cơn kéo dài 2 phút

Nhiễm trùng:
        – Sốt
        – Ho
        – Đờm xanh

Bệnh viêm cầu thận cấp

Hội chứng viêm họng đường hô hấp trên:
             – Sốt
             – Ho, đau họng
             – Khạc đờm xanh

+ Đái máu

+ Co giật

Xem lại: Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu (Acute Glomerulonephritis/Acute Nephritis Syndrome)

Kết quả xét nghiệm 

Kết quả xét nghiệm
Kết quả xét nghiệm

Yêu cầu xét nghiệm

Kết quả

Trị số bình thường

Đơn vị

Máy XN

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser)

 

 

 

 

EO% (Tỷ lệ % BC ưa axit)

12.7

0-8

%

 

EO# (Số lượng BC ưa axit)

1.39

0-0.8

G/L

 

Máu lắng (bằng máy tự động)

 

 

 

 

Máu lắng 1h

25

0-10

mm

 

Máu lắng 2h

47

0-20

mm

 

Xét nghiệm nước tiểu

Yêu cầu  xét nghiệm

Kết quả

Trị số bình thường

Đơn vị

Máy XN

Xét nghiệm tế bào trong nước tiểu (bằng máy tự động)

ntoanhtr

Hồng cầu

320

< 10

/uL

 

Bạch cầu

98

< 28

/uL

 

Vi khuẩn

3

< 2

/uL

 

Xét nghiệm tìm ASLO

Tên xét nghiệm

Kết quả

Đơn vị

Máy XN/PPXN

Streptococcus pyogenes ASO

200

UI/ml

 

Xét nghiệm nước tiểu

Yêu cầu xét nghiệm

Kết quả

xét

nghiệm

Đơn vị

Khoảng tham chiếu

Máy XN/PPXN

Nước tiểu

       

Tổng phân tích nước tiểu (bằng máy tự động)

       

LEU

70

cells/ul

Âm tính

 

PRO

Positive

g/L

Âm tính

 

ERY

80

cells/ul

Âm tính

 

Định lượng Cretinin

4.25

mmol/L

9.0 – 21.0 mmol/24h

 

Định lượng Protein

0.47 g/L    

Đồng thời qua hỏi bệnh phát hiện bệnh nhân có phù mặt và hai tay, không tiểu buốt, không tiểu rắt.

Chẩn đoán xác định

Cơ chế gây ra bệnh viêm cầu thận cấp
Cơ chế gây ra bệnh viêm cầu thận cấp

Các chỉ số thay đổi

Hồng cầu niệu:

  • Khi tổn thương màng lọc cầu thận -> Màng lọc cầu thận bị tổn thương -> Mất tính thấm chọn lọc -> xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu

Protein niệu:

  • Tổn thương màng lọc cầu thận -> thay đổi tính thấm chọn lọc -> xuất hiện protein niệu

Creatinin và Ure máu:

  • Thận tổn thương -> mức lọc cầu thận giảm -> Tăng ure và creainin

Rối loạn cân bằng nước –  điện giải : Tăng K+

Bạch cầu ưa acid tăng: Nhiễm khuẩn

Viêm cầu thận cấp:

Có nhiễm khuẩn họng trước đợt xảy ra viêm cầu thận cấp

  • ASO trong huyết thanh tăng
  • Bổ thể trong huyết thanh giảm

Hội chứng viêm cầu thận cấp xảy ra đột ngột với các biểu hiện:

  • Phù
  • Tăng huyết áp (theo điều trị trước tại viện B)
  • Đái máu đại thể, có trụ hồng cầu trong nước tiểu
  • Protein niệu dương tính
  • Có triệu chứng suy giảm chức năng thận

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh viêm cầu thận cấp có C3 giảm

Bệnh thận IgA: C3 bình thường

Nguyên tắc điều trị suy thận cấp?

Nguyên tắc điều trị viêm cầu thận cấp

Chế độ nghỉ ngơi

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường trong giai đoạn bình thường trong giai đoạn bệnh tiến tiển
  • Tránh hoạt động thể lực: trong vòng 3-6 tháng sau khi ra viện hoặc đến khi protein niệu âm tính
  • Tránh nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh

Chế độ ăn uống

  • Giảm muối: trong giai đoạn tiến triển
  • Hạn chế đạm, các loại thức ăn chứa nhiều Kali: nếu có suy thận
  • Lượng nước đưa vào hàng ngày trong giai đoạn tiến triển = lượng nước tiểu/24h + 500 ml

Điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh

  • Penicillin G: 2.000.000 đv/ngày tiêm bắp ngày 2 lần * 10 ngày
  • Dị ứng với Penicillin: Erythromycin 1g/ngày đối với trẻ em trong thời gian 10 ngày

Điều trị triệu chứng

Điều trị phù: Lợi tiểu furosemid

Điều trị tăng huyết áp:

  • Nhóm chẹn kênh Calci: Có nhiều thuốc như nifédipine, amlodipine, felodipine, manidipine. Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng chống tăng huyết áp do bệnh thận hiện nay
  • Ức chế men chuyển: như catopril, enalapril, perindopril. Là nhóm thuốc được xem là có tác dụng bảo vệ thận. Cần lưu ý tác dụng phụ tăng kali máu.

Điều trị suy tim cấp (nếu có)

Điều trị suy thận cấp (nếu có)

Thực tế, bệnh nhân được điều trị như sau:

Briozcal 1250 mg/125UI: Hoạt chất chính là

  • Calcium carbonat………..1250mg (tương đương 500mg Canxi)
  • Cholecalciferol…………….1.25mg (tương đương 125IU Vitamin D3)

Andonbio 75mg: Có hoạt chất chính là:

  • Lactobacillus Acidophilus  …………75mg (Ứng với vi sinh sống………..108 CFU)

Diosmectit 3g: Hoạt chất chính là diosmetit

Ebitac 12.5 Hoạt chất chính là:

  • Enalapril maleate 10 mg
  • Hydrochlorothiazide 12,5 mg

Benzylpenicillin VCP 1MUI/ngày x 10 ngày Hoạt chất chính:

  • Benzylpenicilin (dưới dạng Benzylpenicilin natri): 1.000.000 I.U

Ngoài ra dùng ozesol trong thời gian bị tiêu chảy

Khẩu phần ăn cho bệnh nhân suy thận, suy tim: Protein: 55-60g

Giải thích tại sao bệnh nhân được chỉ định như trên?

thuốc Benzylpenicillin VCP 1 MUI
thuốc Benzylpenicillin VCP 1 MUI

Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc Benzylpenicillin VCP 1 MUI vì:

  • Bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp do nhiễm chủng streptococcus pyogenes là một chủng liên cầu tan huyết beta nhóm A thuộc nhóm cầu khuẩn Gram (+)
  • Benzylpenicilin hay penicilin G là kháng sinh nhóm beta – lactam. Penicilin G có tác dụng tốt với cầu khuẩn Gram dương. Penicilin G diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn.

Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc Ebitac 12.5 vì:

Ebitac có 2 thành phần chính:

  • Enalapril maleate 10 mg:  Có tác dụng Hạ huyết áp do ức chế quá trình chuyển angiotensin I -> angiotensin II
  • Hydrochlorothiazide 12,5 mg: Là thuốc lợi tiểu nhóm thiazid Ức chế tái hấp thu Na+ ở đầu ống lượn xa do gắn kết hệ thống đồng vận chuyển Na+, Cl-. Tăng bài tiết Na+ và K+

Ưu tiên kết hợp ức chế men chuyển và lợi tiểu thiazid vì:

Ức chế men chuyển tác dụng phụ là làm tăng K+ máu tuy nhiên khi kết hợp với lợi tiểu nhóm thiazid sẽ làm giảm tác dụng phụ của ƯCMC. Khi sử dụng thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải Na+ làm cho hoạt hóa hệ renin – angiotensin . Khi kết hợp với thuốc ƯCMC sẽ ức chế kích hoạt hệ renin-angiotensin gây nên bởi việc sử dụng lợi tiểu. Ngoài ra, ƯCMC cũng có tác dụng lợi tiểu gián tiếp bằng cách ức chế tạo aldosteron.

Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc Briozcal 1250 mg/125UI vì:

Vitamin D3 được gan biến đổi thành 25-hydroxyVitaminD3 (25- hydroxyclolecalciferol)  sau đó được biến đổi tại thận nhờ enzyme 1-anpha-hydroxylase thành dạng hoạt động sinh học mạnh nhất là 1,25-dihydroxycholecalciferol ( Hay còn gọi là calcitriol).  Calcitriol làm tăng hấp thụ canxi trong ruột, và hòa hợp với hormon tuyến cận giáp làm tăng sự tái hấp thu xương. Khi thận bị tổn thương, chức năng thận sẽ bị rối loạn, thận giảm khả năng biến đổi calcidiol thành calcitriol làm giảm nồng độ calci trong máu.

Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc Andonbio 75mg vì:

Kháng sinh Benzylpenicilin có tác dụng tiêu diệt trực tiếp liên cầu. Tuy nhiên đồng thời nó cũng tiêu diệt các vi khuẩn có lợi tại ruột làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy cần bổ sung vi khuẩn chí vào để xác lập lại cân bằng.

Acidophilus là một trực khuẩn vẫn thường cư trú ở đường tiêu hóa, có khả năng sinh ra acid lactic, do đó tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh kể cả các vi khuẩn gây thối nữa. L. acidophilus đã được dùng trong nhiều năm để điều trị tiêu chảy chưa có biến chứng. Đặc biệt do vi khuẩn chí ở ruột bị biến đổi do dùng kháng sinh.

Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc Diosmectit 3g vì:

Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân có sử dụng kháng sinh làm tiêu diệt hệ vi khuẩn chí làm mất cân bằng giữa vi khuẩn chí và vi khuẩn có hại 

Diosmectit là silicat nhôm và magnesi tự nhiên có cấu trúc từng lớp lá mỏng xếp song song với nhau và có độ quánh dẻo cao, nên có khả năng rất lớn bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa. Diosmectit tương tác với glycoprotein của niêm dịch bao phủ đường tiêu hóa nên làm tăng tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa khi bị các tác nhân lạ xâm hại. Có tác dụng điều trị tiêu chảy.

Cần dự phòng biến chứng gì cho bệnh nhân?

Về nguyên tắc: Trong trường hợp viêm cầu thận cấp có thể dẫn tới các biến chứng như suy thận cấp, suy tim, phù phổi cấp, phù não nếu bệnh nhân có thiểu niệu, vô niệu kéo dài, tăng huyết áp kéo dài, phù to, phù nặng.

Đối với bệnh nhân này từng lên cơn co giật và có giai đoạn K máu tăng nên cần dự phòng tăng huyết áp kịch phát và theo dõi K máu. Phù xuất hiện 1 ngày và trong thành phần thuốc điều trị có kết hợp lợi tiểu nên không được chủ quan mà cần theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày cùng tình trạng có phù hay không của bệnh nhân, đề phòng biến chứng suy thận cấp do có K+ máu tăng creatinin máu với ure máu tăng theo kết quả xét nghiệm.

Cập nhật các tin tức y dược tại: Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com)

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here