Thuốc tránh thai khẩn cấp

(0 / 0)

Giới trẻ hiện nay khi quan hệ tình dục, để có cảm giác khoái cảm nhất thì rất nhiều người chọn cách không dùng bao cao su. Sau khi quan hệ xong mới nghĩ cách phòng tránh thai. Thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những giải pháp được rất nhiều bạn trẻ sử dụng nhưng không phải ai cũng biết các thông tin liên quan đến thuốc tránh thai khẩn cấp. Ở bài viết này Sống Khỏe Mỗi Ngày ngành Dược xin trả lời cho các bạn một số câu hỏi như: Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp? Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như thế nào để phòng tránh thai hiệu quả? Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là các thuốc có tác dụng tránh thai sau khi đã quan hệ tình dục. Chúng thường được khuyến nghị sử dụng trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục tuy nhiên cần sử dụng càng sớm càng tốt. Thuốc tránh thai khẩn cấp thường có hiệu quả 95% trong các trường hợp tránh thai.

Thuốc được sử dụng trong các trường hợp: quan hệ tình dục không có bảo vệ, nghi ngờ về hiệu quả của biện pháp tránh thai hoặc bị tấn công tình dục mà không có biện pháp tránh thai.

Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp

Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp
Hình ảnh: Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp

Phác đồ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp được WHO khuyến cáo là ulipristal acetate, levonorgestrel hoặc thuốc tránh thai kết hợp bao gồm ethinyl estradiol cộng với levonorgestrel. Các biệt dược đều rất đa dạng và phong phú về chủng loại.

Cơ chế tránh thai của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp đều hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa hoặc trì hoãn rụng trứng. Chúng không gây sảy thai.

Công thức hóa học của Uliprital
Hình ảnh: Công thức hóa học của Uliprital

Uliprital: Đây là chất điều biến thụ thể progesteron chọn lọc. Thuốc có tác dụng bảo vệ trong vòng 120 giờ (5 ngày). Ulipristal liên kết với thụ thể của progesteron và ngăn không cho progesteron liên kết với thụ thể của mình. Cơ chế hoạt động của thuốc vẫn còn gây tranh cãi nhiều. Các nghiên cứu trước đây cho thấy nó hoạt động bằng cách ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng bằng ức chế sự gia tăng hormon LH làm trì hoãn sự vỡ nang trứng. Một số nghiên cứu mới lại đề xuất thuốc ngăn chặn sự hình thành phôi. Ulipristal làm cho mô nội mạc tử cung không thích hợp cho phôi làm tổ. Đây là thuốc kê theo đơn và chỉ được mua khi có đơn chỉ định của bác sĩ.

Levonorgestrel
Hình ảnh: Công thức cấu thao của Levonorgestrel

Levonorgestrel: Đây là dạng đồng phân levo của norgestrel. Thuốc cũng liên kết với các thụ thể progesteron trong tế bào đích, kích thích phiên mã và tăng tổng hợp một số protein nhất định. Điều này ức chế sự hoạt động của LH, ức chế rụng trứng, thay đổi chất nhầy trong cổ tử cung cũng như nội mạc tử cung.

Ethinyl estrdiol / Levonorgestrel: Ngoài cơ chế tác dụng của levonogestrel như trên, thuốc có thêm ethinyl estradiol liên kết với thụ thể của estrogen và gây ra đáp ứng. Phối hợp này làm ngừng rụng trứng, tăng sinh chất nhầy trong cổ tử cung và làm cho môi trường tử cung không thích hợp cho phôi làm tổ.

Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc có tác dụng tránh thai trong các trường hợp người phụ nữ đã quan hệ tình dục mà:

  • Không sử dụng biện pháp tránh thai.
  • Bị tấn công tình dục mà không được bảo vệ bằng biện pháp tránh thai.
  • Lo ngại về thất bại tránh thai:
  • Bao cao su có dấu hiệu thủng, rách hoặc sử dụng không chính xác.
  • Bỏ lỡ thuốc tránh thai đường uống quá 2 ngày.
  • Tính toán sai thời kì kiêng khem khi tránh thai theo phương pháp tính ngày rụng trứng…
  • Thất bại của thuốc diệt tinh trùng… và nhiều nguyên nhân khác.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp khi nào?

Cách dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
Hình ảnh: Cách dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhìn chung sau khi đã quan hệ, bệnh nhân được khuyên nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Càng để lâu, hiệu lực thuốc càng giảm.

Theo nghiên cứu về hiệu lực phòng tránh thai của thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn có thể uống thuốc trước khi quan hệ trước 1 h vẫn có tác dụng phòng tránh thai. Tuy nhiên có rất nhiều cặp đôi khi lần đầu quan hệ tình dục sẽ có thêm cả tăng 2, tăng 3. Các bạn hãy chú ý là thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có tác dụng khi những lần tăng 2, tăng 3 của các bạn gần nhau.

Có rất nhiều bạn tự hỏi rằng sau khi quan hệ lần 1 uống thuốc tránh thai rồi sau đó lại quan hệ thêm lần nữa thì có làm sao không? Câu trả lời là không. Vì thuốc tránh thai khẩn cấp thường có tác dụng ngăn rụng trứng kéo dài suốt nhiều ngày.

Hiệu lực tránh thai của thuốc là ở khả năng ngăn cản rụng trứng ở phụ nữ. Khi người đàn ông xuất tinh vào bên trong âm đạo của phụ nữ thì phải mất một khoảng thời gian để tinh trùng có thể xâm nhập vào trứng. Việc bạn sử dụng thuốc tránh thai sớm hay muộn sẽ quyết định đến tỷ lệ bạn có thai hay không. Trong khoảng thời gian tinh trùng bơi vào để gặp trứng bạn dùng thuốc tránh thai thì tinh trùng sẽ không thể gặp trứng và bạn tránh thai thành công.

Tuy nhiên lại có một số vấn đề như bạn gái của bạn quên uống thuốc. Điều này rất nguy hiểm vì trong thời gian bạn gái chưa sử dụng thuốc thì tinh trùng đã gặp trứng. Khi đó bạn có dùng thuốc tránh thai cũng vô ích. Chính vì vậy các chuyên gia khuyên rằng hãy dùng sớm nhất có thể.

Cách sử dụng một số thuốc tránh thai khẩn cấp

Ulipristal
Hình ảnh: Thuốc ellaone có hoạt chất chính là Ulipristal

Ulipristal: Sử dụng thuốc trong vòng 5 ngày kể từ khi quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai. Bằng chứng cho thấy với ulipristal thì chỉ cần sử dụng thuốc trong vòng 5 ngày này thì hiệu quả là như nhau ở mọi ngày. Tuy nhiên vẫn nên dùng thuốc càng sớm càng tốt, không nên để lâu.

Ưu điểm: Hiệu lực tránh thai được đánh giá là cao hơn levonorgestrel hoặc ethinyl estrdiol / levonorgestrel. Không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời điểm sử dụng thuốc.

Nhược điểm: Xuất hiện một số báo cáo về tổn thương gan nghiêm trọng.

postinor
Hình ảnh: Thuốc tránh thai postinor chứa hoạt chất chính là

Levonorgestrel: Uống thuốc càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ khi quan hệ không có biện pháp bảo vệ. Càng để lâu tác dùng tránh thai càng giảm.

Ưu điểm: Giá thành rẻ.

Nhược điểm: Với loại phải sử dụng 2 liều, gây khó khăn hơn trong tuân thủ điều trị. Hiệu lực thấp hơn ulipristal. Bị ảnh hưởng bởi thời điểm sử dụng thuốc.

Ethinyl estrdiol / Levonorgestrel: Uống thuốc càng sớm càng tốt. Thường thuốc loại này phải chia ra làm hai liều, liều sau cách liều trước đúng 12 giờ. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào hãng sản xuất. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng.

Ưu điểm: Giá thành rẻ.

Nhược điểm: Phải sử dụng 2 liều, gây khó khăn hơn trong tuân thủ điều trị. Hiệu lực thấp hơn ulipristal. Bị ảnh hưởng bởi thời điểm sử dụng thuốc.

Chú ý nếu bị nôn sau khi dùng thuốc chưa tới 2 giờ, bạn nên uống một liều mới ngay. Nếu đã sử dụng thuốc được 2 giờ trở lên, bạn không cần uống bù liều.

Uống nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không?

Rối loạn kinh nguyệt sau khi sử dụng thuốc tránh thai
Hình ảnh minh họa: Rối loạn kinh nguyệt

Thường các bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ khuyến cáo bạn không nên dùng quá 2 lần trong vòng 1 tháng. Việc lạm dụng thuốc thường xuyên, nhất là ở người trẻ hiện nay sẽ dễ dẫn đến sau này bị kinh nguyệt thất thường, vô kinh, rong kinh, khó thụ thai, vô sinh, nếu có thai thì dễ sẩy thai…

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?

Nên nhớ thuốc không bao giờ có hiệu quả 100%, vì vậy dù có uống thuốc sớm, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất thì sẽ vẫn có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân vẫn có khả năng có thai. Tuy nhiên nếu sử dụng đúng cách, thuốc tránh thai khẩn cấp có tỉ lệ thành công rất cao, hơn 90% (cụ thể tùy từng loại thuốc).

Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Hình ảnh minh họa: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp là bạn đang đi ngược lại sinh lý tự nhiên của cơ thể nên việc lạm dụng thuốc tránh thai sẽ dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể gây tới vô sinh. Chính vì vậy không được lạm dụng thuốc tránh thai, không dùng quá 2 lần/ tháng. Nếu có quan hệ tình dục nhiều hãy dùng các biện pháp không dùng thuốc như bao cao su.

Thuốc hay gặp một số tác dụng phụ sau: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn, đau bụng, tức ngực, kinh nguyệt không đều… Tuy nhiên hầu hết các tác dụng phụ đều chấp nhận được khi sử dụng.