Lotusalic

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Lotusalic tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Lotusalic là thuốc gì? Thuốc Lotusalic có tác dụng gì? Thuốc Lotusalic giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Thuốc Lotusalic
Hình ảnh: Thuốc Lotusalic

Thuốc Lotusalic là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu.

  • Mỗi hộp thuốc Lotusalic có 1 tuyp 15g.
  • Thuốc có chứa hoạt chất chính là:
  • Bethamethason dipropionate hàm lượng 0,0075g
  • Acid salicylic hàm lượng 0,45g

Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ 1 tuýp.

Thuốc Lotusalic giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc do Công ty cổ phần Dược TW  MEDIPHARCO – TENAMYD – Việt Nam sản xuất.

Hiện nay trên thị trường, thuốc Lotusalic được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Lotusalic ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.

Giá thị trường là 42.000 đồng/1 hộp

Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tác dụng

Thuốc phối hợp 2 thành phần là Bethamethason propionate và Acid salicylic có tác dụng dược lý:

Bethamethason: thuộc nhóm glucocorticoid. Glucocorticoids có khả năng ngăn chặn quá trình viêm thông qua nhiều con đường. Chúng tương tác với các receptor nội bào cụ thể trong các mô đích để thay đổi biểu hiện của các gen đáp ứng với corticosteroid. Các thụ thể đặc hiệu Glucocorticoid trong tế bào chất của tế bào liên kết với các Glucocorticoid để tạo thành các phức hợp thụ thể hormon cuối cùng chuyển vào nhân tế bào. Ở đó, các phức hợp này liên kết với các chuỗi DNA cụ thể và dẫn đến thay đổi biểu hiện gen của chúng. Các phức hợp phiên mã tạo ra mRNA, rồi dịch mà tạo thành các protein mới. Những protein như vậy bao gồm lipocortin, một loại protein được biết là có tác dụng ức chế PLA2a (phospholipase A2a) và do đó ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin, leukotrien và PAF. Glucocorticoids cũng ức chế sản xuất các chất trung gian gây viêm khác, bao gồm các chất chuyển hóa của AA (acid arachidonic) được sản xuất thông qua enzym COX (cả COX-1 và COX-2), cytokine, interleukin, phân tử bám dính và enzyme như collagenase. Do đó, Glucocorticoid rất hiệu quả trong làm giảm các triệu chứng của phản ứng viêm, nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Bethamethason bào chế dạng este với acid propionic giúp thân lipid hơn dễ thấm qua được lớp da của cơ thể. Bethamethason dipropionat là dạng tiền thuốc chưa hoạt động, chỉ có tác dụng khi thấm qua da và được các enzyme thủy phân, đây là cơ chế giúp giảm tác dụng phụ của thuốc.

Hộp và typ thuốc Lotusalic
Hình ảnh: Hộp và typ thuốc Lotusalic

Acid salicylic: thuộc nhóm NSAID (thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid). Acid salicylic tác dụng chủ yếu lên con đường chuyển hóa của acid arachidonic. Nó hoạt động theo cơ chế: Acid salicylic trực tiếp ức chế trực tiếp không thuận nghịch enzyme cyclooxygenase (COX) bao gồm cả COX-1 và COX-2 dẫn đên giảm chuyển đổi acid arachidonic thành tiền chất của prostaglandin và thromboxane. COX – 1 có trong hầu hết các mô của cơ thể (đặc biệt là thận, dạ dày) xúc tác cho sự hình thành prostaglandin và thromboxane A2. Trong đó, prostaglandin điều hòa một loạt các hoạt động sinh lí bình thường như cầm máu, bảo vệ niêm mạc, bảo vệ thận không bị tổn thương bởi hạ huyết áp; thromboxan A2 gây kết tập tiểu cầu. Ức chế COX – 1 là nguyên nhân gây ra tác dụng phụ của thuốc như: loét dạ dày, tăng thời gian chảy máu, gây độc với thận. Còn COX – 2 được kích thích trong các mô bị tổn thương, bị viêm và xúc tác cho sự hình thành của các prostaglandin cảm ứng, bao gồm prostaglandin E2 liên quan đến tăng cường phản ứng viêm. Ngoài ra, COX – 2 cũng liên quan đến thay đổi nhiệt độ và phản ứng đau khi bị thương. Do đó, ức chế COX – 2 tạo ra tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Acid salicylic cũng làm cho bong các tế bào chết từ lớp trên cùng của da bằng cách tăng lượng ẩm trong da và phá vỡ liên kết giữa các tế bào. Điều này làm cho việc bong các tế bào da dễ dàng hơn, làm mềm lớp da trên cùng và giảm vảy và khô.

Công dụng – Chỉ định

Công dụng: giảm các biểu hiện: sưng, nóng, đỏ, đau, ngứa của các phản ứng viêm; loại bỏ các mảng da chết, mảng dày, cộm.

Chỉ định:

Điều trị tình trạng viêm da khô cấp tình và mãn tính, khô da có đáp ứng bằng điều trị tại chỗ với corticosteroid như: viêm da dị ứng mãn tính, viêm da thần kinh (lichen giản đơn mãn tính của vidal –  Lichen simplex chronicus – LSC), lichen phẳng eczema, bệnh tổ đỉa (pompholyx), viêm da da dầu (seborrhoic dermatitis), bệnh vảy cá (ichthyosis vulgaris), bệnh vảy nến (plaque psoriasis) nhưng không bao gồm bệnh vảy nến mảng rộng.

Loại bỏ mụn cóc ở lòng bàn tay, bàn chân.

Cách dùng – Liều dùng

Tuýp thuốc Lotusalic
Hình ảnh: Tuýp thuốc Lotusalic

Liều dùng:

Người lớn: 2 lần/ ngày trong 2 tuần.

Trẻ em: 1 – 2 lần/ngày tối đa 5 ngày.

Cách dùng: thoa lên vùng da bị bệnh.

Tác dụng phụ

Các phản ứng bất lợi trên da sau đây đã được báo cáo khi sử dụng corticosteroid tại chỗ: nóng rát, ngứa, kích ứng, khô da, viêm nang lông, giảm sắc tố da, nổi mụn trứng cá, giảm sắc tố, viêm da quanh miệng, viêm da tiếp xúc dị ứng.

Những điều sau đây có thể xảy ra thường xuyên hơn với người sử dụng băng gạc: nhiễm trùng thứ cấp, teo da, dạn da rôm sảy.

Ngoài ra, thành phần acid salicylic có thể gây đỏ da cục bộ, bong tróc da, ngứa và đau, nhức. Sử dụng liên tục các chế phẩm acid salicylic cho da có thể gây viêm da. Quá mẫn cảm với acid salicylic có thể xảy ra.

Các phản ứng bất lợi toàn thân, như mờ mắt, cũng đã được báo cáo khi sử dụng corticosteroid tại chỗ.

Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Lotusalic.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Lotusalic cho người có tiền sử mẫn cảm với bethamethason và acid salicilic hoặc bất kì thành phần nào có trong thuốc.

Trẻ em dưới 1 tuổi.

Nhiễm trùng da do virus (ví dụ: vaccinia, varicella và herpes simplex).

Nhiễm trùng da, nấm da.

Bệnh lao da.

Mụn trứng cá.

Hăm ở trẻ.

Viêm da quanh miệng.

Tình trạng loét.

Ngứa quanh hậu môn và sinh dục.

Chú ý – Thận trọng

Tránh điều trị liên tục kéo dài.

Nếu sử dụng cho trẻ em, điều trị tối đa trong 5 ngày.

Thận trong với phụ nữ có thai và cho con bú.

Tránh tiếp xúc với mắt và niềm mạc.

Sự hấp thu bethamethason và acid salicylic toàn thân tăng lên nếu sử dụng trên bề mặt da rộng, ở khu vực có nếp gấp, mặt, chỗ băng bó. Cần thận trọng khi sử dụng lâu dài đặc biệt ở bệnh nhân nhi.

Corticoid tại chỗ có thể nguy hiểm cho bệnh vảy nến vì một số lý do bao gồm: tái phát sau khi dung nạp thuốc, nguy cơ gây bệnh vẩy nến mụn mủ toàn thân, độc tính toàn thân so suy giảm hàng rào bảo vệ của da. Giám sát bệnh nhân trong trường hợp này là rất quan trọng.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc

Lưu ý:

Với các thuốc Lotusalic hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.

Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.

Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Lotusalic có thể tương tác với vaccine cúm gây ra hội chứng Reye.

Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Triệu chứng: Việc sử dụng quá nhiều corticosteroid kéo dài có thể ức chế chức năng tuyến yên – tuyến thượng thận dẫn đến suy tuyến thượng thận thứ phát và tạo ra các biểu hiện của tăng huyết áp, hội chứng Cushing. Sử dụng kéo dài các chế phẩm tại chỗ có chứa axit salicylic (ù tai, nôn mửa, ra mồ hôi, lú lẫn, tăng thông khí, đau đầu) có thể dẫn đến các triệu chứng nhiễm nhiễm độc acid salicylic.

Xử trí: Điều trị triệu chứng. Các triệu chứng quá liều Corticosteroid cấp tính thường có khả năng hồi phục hồi phục. Điều trị mất cân bằng điện giải, nếu cần thiết. Trong trường hợp ngộ độc tính mãn tính, nên ngừng sử dụng corticosteroid giảm dần liều. Thực hiện các biện pháp để loại bỏ cơ thể nhanh chóng của Acid salicylic. Có thể cho uống natri bicarbonate để kiềm hóa nước tiểu và dùng thuốc lợi tiểu.

Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.

Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here