Ca lâm sàng: Trẻ 3 tuổi khó thở, suy hô hấp khi ăn trưa tại trường mẫu giáo

(1 / 5)
Một cậu bé 3 tuổi bị suy hô hấp và khó thở khi đang ăn trưa tại trường mẫu giáo. Khi nhập viện cấp cứu, soi thanh quản thấy khối thức ăn ở thành sau hầu họng, được lấy ra dễ dàng bằng một ống thông hút cứng. Tình trạng khó thở của bệnh nhân ban đầu được cải thiện, nhưng các triệu chứng nhanh chóng trở lại và bệnh nhi được chuyển tới khoa điều trị tích cực trong tình trạng suy hô hấp nặng, Theo lời kể của mẹ, sức khỏe gần đây của bé rất tốt.
Tiền sử trẻ đã được mổ rò khí thực quản khi được 2 ngày tuổi và nong thực quản, tái tạo cơ Nissen thứ phát sau bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng khi mới 9 tháng tuổi.
Trẻ có tiền sử 2 lần nhập viện trước đó, bao gồm: (1) điều trị viêm phổi lúc 10 tháng tuổi, và (2) nhập viện sau khi “sặc thức ăn” 8 tháng trước. Trẻ cũng có thông liên thất không có triệu chứng.
Các dấu hiệu sinh tồn như sau: nhiệt độ trực tràng 37 độ C, mạch 149, nhịp hô hấp 28 / phút, huyết áp 125/58 mm Hg, độ bão hòa oxy 100% (có mask oxy), cân nặng 12 kg.
Bệnh nhân trong tình trạng suy hô hấp nặng trước khi đặt nội khí quản. Phổi thông khí kém. Nhịp tim đều, thổi tâm thu ở liên sườn III / VI;
Công thức máu có số lượng bạch cầu là 15.700 / mm3 với 74% bạch cầu đa nhân trung tính, 2% band, 19% lympho, 4% monocytes, hemoglobin 11,0 g / dL và số lượng tiểu cầu là 266,000 / mm3. Xét nghiệm sinh hoá và điện giải đồ bình thường.
X quang phổi có thâm nhiễm nhẹ thùy giữa bên phải.
Tình trạng hô hấp của bệnh nhân tiếp tục xấu đi, bệnh nhân được thở máy, an thần.
Nội soi dạ dày tá tràng (EGD), Nội soi phế quản đã được thực hiện.
𝐂𝐡𝐚̂̉𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐡𝐞̀𝐧 𝐞́𝐩 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 𝐨̛̉ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐦𝐚̆́𝐜 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐫𝐨̂́𝐢 𝐥𝐨𝐚̣𝐧 𝐜𝐨 𝐛𝐨́𝐩 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐪𝐮𝐚̉𝐧.
Chẩn đoán phân biệt trong tình huống lâm sàng này bao gồm dị vật, rối loạn chức năng thực quản và các nguyên nhân cấp tính khác gây suy hô hấp. Khối thức ăn được đẩy qua thực quản vào dạ dày bằng sử dụng ống nội soi. Bệnh nhân nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt qua đêm và được rút nội khí quản vào sáng hôm sau mà không có biến chứng. Trẻ đã được chỉ định kháng sinh dự phòng trước khi làm thủ thuật và điều trị 10 ngày kháng sinh ngoại trú cho chứng viêm phổi sau đó.
Trẻ đã bình phục hoàn toàn sau sự cố này, nhưng tình trạng rối loạn chức năng thực quản tiềm ẩn vẫn gây nguy hiểm cho bệnh nhân này.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here