NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÔN LƯỜNG CỦA THỰC PHẨM CHỨA HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI LÊN TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

(1 / 5)

NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÔN LƯỜNG CỦA THỰC PHẨM CHỨA HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI LÊN TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

“Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ” – đó là tiêu đề trong 1 báo cáo gần đây của CDC, Mỹ. Thông tin này muốn cho chúng ta biết rằng: cơ thể của trẻ không giống như cơ thể của người lớn chúng ta. Trẻ không chỉ nhỏ về kích thước cơ thể, mà các cơ quan trong cơ thể trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và trưởng thành dần. Chỉ một dư lượng nhỏ các chất độc hại cũng có thể gây ra ảnh hưởng cực kỳ nguy hiểm đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi nói đến chất độc hại trong thực phẩm, nó không chỉ là hoóc-môn tăng trưởng, thành phần biến đổi gen hay chất bảo quản, mà còn là các hợp chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, các loại chất tạo màu, phụ gia thực phẩm trong quá trình chế biến,…

Đây là báo cáo gần đây từ các tổ chức để chúng ta thấy được trẻ nhỏ dễ bị tổn thương như thế nào:

  • Trong não bộ, hàng rào máu não rất quan trọng cho việc hạn chế sự xâm nhập của các chất hóa học từ máu vào mô não. Tuy nhiên, theo báo cáo tại Harvard từ nhóm chuyên gia hàng đầu của Mỹ, với trẻ dưới 1 tuổi thì hàng rào bảo vệ này vẫn chưa trưởng thành. Như vậy, thời điểm mà trí não của trẻ phát triển mạnh nhất và đang xây dựng chuyên sâu nhất trong kiến trúc não bộ cũng là giai đoạn dễ bị tổn thương nhất đối với sự di chuyển “tương đối tự do” của độc tố vào tế bào của nó.
  • Trẻ có 5 lần nguy cơ bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh như vi trùng, thức ăn nhiễm độc, đồ bẩn hơn người lớn vì hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn đang phát triển và có nhiều khoảng trống miễn dịch chưa được lấp đầy, theo các chuyên gia tại WedMD.
  • Phần lớn các hợp chất độc hại vật lý từ môi trường đi qua con đường ăn uống của trẻ. Theo TS. Laws, ĐH Y Mount Sinai, Mỹ giải thích: thực tế trẻ em ăn nhiều thức ăn trên một đơn vị trọng lượng cơ thể hơn người lớn. Một đứa trẻ 1–5 tuổi ăn một lượng thức ăn nhiều hơn 3-4 lần trên mỗi kg so với người lớn bình thường, dẫn đến lượng hóa chất và tác nhân gây bệnh trên một đơn vị khối lượng cơ thể lớn hơn.
  • Bên cạnh đó, do cơ thể trẻ dễ hấp thu các chất này do các cơ quan thải độc (gan và thận) chưa hoàn thiện, việc phân hủy và loại bỏ các chất này khi chúng đi vào cơ thể sẽ khó khăn hơn.
  • Một số bằng chứng khác cho thấy phơi nhiễm với các chất độc hại trong thời gian dài và thường xuyên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Như, phơi nhiễm thuốc trừ sâu lâu ngày có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh, 1 số bệnh ung thư, 1 số vấn đề tâm lý như tự kỷ. Trong khi đó, 1 số phụ gia, chất bảo thực phẩm có thể liên quan đến một số vấn đề dị ứng, và có ảnh hưởng đến tăng trưởng như gây thừa cân béo phì ở trẻ.

GIẢI PHÁP CHO CHA MẸ ĐỐI PHÓ VỚI CHẤT ĐỘC HẠI TRONG THỰC PHẨM

Vậy có “lối thoát” nào trước tình trạng chất độc hại tràn lan trong thực phẩm của con như hiện nay? Nguồn thực phẩm nào mới đủ an toàn để cha mẹ tin chọn?

Như đã nói ở trên, phần lớn các hợp chất ô nhiễm vật lý từ môi trường đi qua con đường ăn uống vào cơ thể trẻ. Do đó, việc lựa chọn và chế biến thực phẩm vê sinh, an toàn là điều quan trọng. Đây là 1 số cách bạn có thể tham khảo

  • Rau củ là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin và khoáng, nhưng cũng dễ tồn dư các chất bẩn bề mặt như đất, vi trùng, thuốc trừ sâu… Do đó, bạn nên lựa chọn các loại rau củ còn tươi, tránh bi dập hay tổn thương, và nên rữa kỹ dưới vòi nước trước khi ăn. Bạn cũng có thể tự trồng tại nhà 1 số loại rau củ quả dễ trồng tại sân nhà không chỉ đem lại sự tươi mới cho bữa ăn của trẻ, mà còn giúp trẻ học thêm bài học về tự nhiên.
  • Khi chế biến, bạn nên sử dụng riêng các dụng cụ cho đồ sống và đồ đã nấu chín. Nhà bếp phải thường xuyên lau chùi. Lưu trữ đồ sống và đồ chín riêng trong tủ lạnh để tránh nhiễm chéo các thực phẩm. Ưu tiên sử dụng các vật liệu như thủy tinh, sứ, để chứa đựng hay bảo quản thức ăn.
  • Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm từ những nhãn hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, hoặc có chứng nhận organic. Organic là các sản phẩm hoàn toàn không sử dụng các hoóc-môn tăng trưởng, thành phần biến đổi gen, chất phụ gia, chất bảo quản, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất, nên đảm bảo chất lượng an toàn.

Cụm từ Organic giờ khá phổ biến, tuy nhiên một số cha mẹ hiểu chưa đúng về thực phẩm Organic. Nó không đơn giản là “trồng hữu cơ” hay “thuần thực vật”, hoặc 1 thuật ngữ nào đó mang ý là “sạch xanh”. Thực ra, thực phẩm để được gọi là Organic còn phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn khắt khe khác như thân thiện với môi trường, không tồn dư các hợp chất hóa học, biến đổi gen và đảm bảo nó được sản xuất tự nhiên để vẫn giữ được nguyên vẹn các chất dinh dưỡng. Quy trình này cần phải được chứng nhận bởi một tổ chức đánh giá độc lập hoặc cơ quan chính phủ. Do vậy, Organic không đơn thuần chỉ là một trào lưu, đây là lựa chọn có lợi cho sức khỏe con người và cả hệ sinh thái. Hầu như mọi thực phẩm hàng ngày đều có thể tìm thấy dưới dạng Organic như rau Organic, đồ ăn dặm Organic, và cả sữa organic. Nếu chọn sữa organic cho con, bạn nên chọn các dòng sữa có thương hiệu, có chứng nhận Organic trên bao bì. Những tổ chức quốc tế uy tín chứng nhận thực phẩm organic có thể dễ dàng nhận ra như: EU Organic Farming, Chứng nhận hữu cơ của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, Chứng nhận hữu cơ NSF của viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ…

Do đó, khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, ngoài yếu tố dinh dưỡng, chúng ta cũng cần quan tâm đến mức độ an toàn của sản phẩm đó. Và việc ưu tiên lựa chọn những sản phẩm an toàn, đảm bảo nguồn gốc hoặc các dạng organic là khoảng đầu tư xứng đáng cho bước khởi đầu an toàn của con bạn.

Tham khảo

Early exposure to toxic substances damages brain architecture. National scientific council on the developing child. Harvard.

Carroquino MJ, Posada M, Landrigan PJ. Environmental Toxicology: Children at Risk. Environmental Toxicology. 2012 Dec 4:239–91

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here