Suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm có liên quan đến vô sinh, sảy thai, thai chết lưu không?

(1 / 5)

Bài viết Suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm có liên quan đến vô sinh, sảy thai, thai chết lưu không?

Nguồn: Bộ Môn Phụ Sản – Trường ĐH Y Dược Huế

Suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm có liên quan đến vô sinh, sảy thai, thai chết lưu không?
Suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm có liên quan đến vô sinh, sảy thai, thai chết lưu không?

9 Nghiên cứu thuần tạp

Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ xảy ra khi nồng độ estrogen sụt giảm, dẫn đến tình trạng không còn kinh nguyệt vĩnh viễn do sự suy giảm sinh lý, tự nhiên và không hồi phục của hoạt động buồng trứng. Hiện tượng mãn kinh là tình trạng vô kinh ở người phụ nữ trong ít nhất 12 tháng. Độ tuổi trung bình khi mãn kinh ở phụ nữ da trắng là khoảng 51 tuổi và ở phụ nữ châu Á là 48- 49 tuổi. Mãn kinh trước 40 tuổi gọi là suy buồng trứng sớm, và thời gian mãn kinh từ 40 đến 45 tuổi được gọi là mãn kinh sớm.

Bước vào tuổi mãn kinh, người phụ nữ có nguy cơ cao mắc một số bệnh lýdo tình trạng thiếu hụt estrogen (là nguyên nhân chính), tuổi tác cũng như môi trường sống và điều kiện xã hội. Ngoài những rối loạn về tâm sinh lý và các triệu chứng cơ năng như bốc hỏa, vã mồ hôi về đêm, rối loạn giấc ngủ, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, người phụ nữ còn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, loãng xương,… làm giảm chất lượng sống, hiệu quả lao động cũng như hạnh phúc gia đình của phụ nữ mãn kinh. Một số yếu tố sinh sản (tuổi bắt đầu có kinh và số lần sinh) và các yếu tố sức khỏe (hút thuốc và chỉ số khối cơ thể) có ảnh hưởng đến tuổi mãn kinh tự nhiên. Tuy nhiên, có rất ít phân tích định lượng về mối liên quan giữa vô sinh, sẩy thai, thai chết trong tử cung và mãn kinh sớm. Những tiền sử sản khoa này thường đi kèm với sự thay đổi hormone sinh dục (mức estrogen thấp) và các yếu tố liên quan đến lối sống (hút thuốc và chế độ ăn uống), góp phần gây mãn kinh ở tuổi sớm hơn. Ngoài ra, phụ nữ châu Á thường mãn kinh ở độ tuổi trẻ hơn và có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn. Sự khác biệt về chủng tộc có thể liên quan đến mối liên hệ giữa vô sinh, sẩy thai và thai chết trong tử cung với tuổi mãn kinh tự nhiên, tuy nhiên điều này chưa được báo cáo ở các nghiên cứu trước đây.

Vào tháng 7/2023, một phân tích dữ liệu tổng hợp từ 9 nghiên cứu quan sát đã được công bố nhằm đánh giá mối liên hệ giữa vô sinh, sẩy thai và thai ngừng phát triển với tuổi mãn kinh tự nhiên và liệu mối liên hệ này có khác nhau tùy theo chủng tộc hay không. Kết quả nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu trên 303.594 phụ nữ sau mãn kinh cho thấy: Tuổi trung bình khi mãn kinh tự nhiên là 50,0 tuổi (47,0-52,0). Trong đó, tỷ lệ phụ nữ suy buồng trứng sớm là 2,1% và mãn kinh sớm là 8,4%.

Phụ nữ bị vô sinh tăng nguy cơ suy buồng trứng sớm (RR: 2,72; 95% CI: 1,77-4,17) và mãn kinh sớm (RR: 1,42; 95% CI: 1,15-1,74).

Nguy cơ mãn kinh sớm tăng lên cùng với số lần sẩy thai (1, 2 và ≥ 3), với RR (95% CIs) của suy buồng trứng sớm tăng từ 1,03 (1,01-1,05) lên 1,31 (1,08-1,59) và RR (95% CIs) của mãn kinh sớm tăng từ 1,06 (1,06 -1,07) lên 1,37 (1,14-1,65), so với phụ nữ không có tiền sử sẩy thai và mãn kinh ở độ tuổi từ 50 đến 51.

Những phụ nữ có tiền sử thai ngừng phát triển, đặc biệt là thai chết trong tử cung liên tiếp, có liên quan đến nguy cơ suy buồng trứng sớm và mãn kinh sớm cao hơn (đối với thai ngừng phát triển liên tiếp là RR: 1,54; 95% CI: 1,52-1,56; và RR: 1,39; 95% CI: 1,35-1,43) so với phụ nữ không có tiền sử thai chết trong tử cung và mãn kinh ở độ tuổi từ 50 đến 51.

Phụ nữ châu Á bị vô sinh, sẩy thai liên tiếp (≥3) hoặc thai chết trong tử cung liên tiếp (≥2) có nguy cơ suy buồng trứng sớm và mãn kinh sớm cao hơn so với phụ nữ không phải châu Á có cùng tiền sử sản khoa.

Như vậy, vô sinh, sẩy thai và thai chết trong tử cung liên tiếp có liên quan đến nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn, và các mối liên hệ khác nhau tùy theo chủng tộc (châu Á và không phải châu Á). Nghiên cứu này mở rộng kiến thức hiện tại và gợi ý những tiền sử sản khoa trên là những yếu tố nguy cơ của suy buồng trứng sớm và mãn kinh sớm.

𝗧𝗮̀𝗶 𝗹𝗶𝗲̣̂𝘂 𝘁𝗵𝗮𝗺 𝗸𝗵𝗮̉𝗼

1. Chen Liang, PhD; Hsin-Fang Chung, et al. Is there a link between infertility, miscarriage, stillbirth, and premature or early menopause? Results from pooled analyses of 9 cohort studies, Am J Obstet Gynecol. 2023 Jul;229(1):47.e1-47.e9.

2. Wang M, Gong W.W, Hu R.Y, et al. Age at natural menopause and associated factors in adult women: findings from the China Kadoorie Biobank study in Zhejiang rural area. PLoS One. 2018; 13e0195658

3. Anagnostis P, Siolos P, Gkekas N.K, et al. Association between age at menopause and fracture risk: a systematic review and meta-analysis. Endocrine. 2019; 63: 213-224

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here