Nội dung chính
Khi nhắc tới bệnh động kinh ai cũng nghĩ tới các tình huống xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên sự thật có phải như vậy không hãy cùng songkhoemoingay.com tìm hiểu tổng quan về bệnh động kinh.
Bệnh động kinh là gì?
Động kinh là sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức và đồng thời của các neuron.
Chức năng của hệ thần kinh trung ương: Ý thức (luôn bị rối loạn trong cơn động kinh), Vận động, Cảm giác, Phản xạ, Thực vật.
Đặc tính của cơn động kinh:
Xuất hiện theo từng cơn ngắn (<5ph).
Mất ý thức ngay từ đầu.
Có tính chất định hình (cơn sau giống cơn trước).
Các neuron phóng điện đột ngột dẫn đến cơn động kinh xuất hiện đột ngột bệnh nhân không kịp đề phòng.
Phân loại
Cơn động kinh toàn thể: Sự phóng điện lan tỏa đồng đều, đối xứng ở cả 2 bán cầu não à Triệu chứng lâm sàng: Đối xứng, đồng đều.
Cơn động kinh cục bộ: Sự phóng điện khu trú ở 1 phần của vỏ não à Rối loạn chức năng từng phần
Cơn động kinh cục bộ toàn thể hóa thứ phát: Thường do thất bại sau điều trị cơn động kinh cục bộ.
Nguyên nhân
Phụ thuộc vào lứa tuổi, thường là do các chấn thương não bộ.
- Lứa tuổi sơ sinh, trẻ nhỏ: Sang chấn sản khoa.
- Lứa tuổi trưởng thành: Chấn thương sọ não, u não.
- Lứa tuổi già: Tổn thương mạch máu não, nhồi máu máu não.
Triệu chứng lâm sàng
Động kinh cơn lớn (Cơn co cứng – co giật toàn thể):
- Thường gặp ở người lớn.
- Yếu tố kích thích lên cơn: stress, rối loạn giấc ngủ, ánh sáng nhấp nháy …
- Thời gian < 5 phút, gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn co cứng (10 – 20s):
- Mất ý thức đột ngột ngay từ đầu.
- Co cứng toàn bộ cơ thể từ trên xuống dưới (Co cứng cơ hầu họng đầu tiên tới Cơ chi trên cuối cùng là cơ chi dưới) => Tiếng hét hoang dã, chói tai.
- Rối loạn thần kinh thực vật nghiêm trọng: Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh.
Giai đoạn co giật (30s):
- Co giật toàn thân: Cơ chi trên tới cơ chi dưới.
- Tăng tiết đờm dãi, tiết nhiều dẫn tới suy hô hấp, ngừng thở, tím tái, sùi bọt mép, cắn vào lưỡi.
Giai đoạn doãi mềm (vài phút – vài giờ):
- Các cơ doãi mềm hoàn toàn (đái dầm).
- Ý thức thu hẹp rồi phục hồi dần. Khi tỉnh lại, bệnh nhân không nhớ gì.
Động kinh cơn nhỏ (Cơn vắng ý thức) (10 – 20s)
- Thường gặp ở trẻ em, tiên lượng tốt tuy nhiên có thể chuyển sang động kinh cơn lớn.
- Xuất hiện đột ngột, bệnh nhân gián đoạn tất cả hoạt động đang làm, ngồi/đứng bất động, vẻ mặt đờ đẫn, ánh mắt xa xăm, cái nhìn trống rỗng.
- Thoát cơn, bệnh nhân không nhớ gì.
Điều trị bệnh động kinh
Điều trị nội khoa
Nguyên tắc:
- Chọn thuốc phù hợp với từng loại cơn, thăm dò liệu lượng tùy cơ thể người bệnh.
- Dùng liều từ thấp đến cao; Tăng dần đến khi cắt cơn; Duy trì liều có tác dụng.
- Thuốc dùng hàng ngày, đúng và đủ liều quy định.
- Ưu tiên đơn trị liệu. Hạn chế dùng 2/nhiều thuốc điều trị cùng lúc. Theo dõi tác dụng phụ để khắc phục.
- Sinh hoạt điều độ: Kiêng rượu, bố trí công việc hợp lý.
Các thuốc điều trị: Phenobarbital, phenytoin.
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định trong các trường hợp:
Động kinh cục bộ do tổn thương cục bộ ở vỏ não.
Vị trí của ổ động kinh nằm ở vùng có thể giải quyết bằng phẫu thuật.
Nguyên nhân gây động kinh có thể giải quyết bằng phẫu thuật (u não, khối máu tụ não).