Nitralmyl

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Nitralmyl tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com  xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Nitralmyl là thuốc gì? Thuốc Nitralmyl có tác dụng gì? Thuốc Nitralmyl giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Vỉ thuốc Nitralmyl
Hình ảnh: Vỉ thuốc Nitralmyl

Hoạt chất:

Nitroglycerin…………………………….2,6 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên

Thuốc Nitralmyl giá bao nhiêu?

Nitralmyl do công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây sản xuất hiện nay đang có giá trên thị trường là 200.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên ( giá chỉ mang tính chất tham khảo)

Tác dụng

Hộp thuốc Nitralmyl
Hình ảnh: Hộp thuốc Nitralmyl

Bình thường cơ tim cần năng lượng từ oxy để co bóp tạo áp lực đưa máu đến nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, khi không đủ máu và oxy cho cơ tim làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Các Nitrate trong đó có Nitroglycerin giúp điều chỉnh mất cân bằng giữa lượng máu và oxy đến tim với công việc của tim bằng cách giãn động mạch và tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch sẽ làm giảm lượng máu trở về tim (giảm tiền gánh) còn giãn động mạch làm giảm sức cản thành mạch mà tim phải bơm đến (giảm hậu gánh). Vì vậy, tim sẽ ít phải làm việc hơn và nhu cầu về máu và oxy giảm. Ngoài ra, ở các bệnh nhân đau thắt ngực, Nitroglycerin ưu tiên giãn mạch cung cấp máu cho tim mà ở đó không có đủ oxy. Vì vậy làm tăng cung cấp oxy cho cơ tim .

Công dụng – Chỉ định 

Thuốc Nitralmyl được chỉ định dự phòng và điều trị các cơn đau thắt ngực và hỗ trợ điều trị suy tim trái nặng hoặc suy tim toàn bộ.

Cách dùng – Liều dùng

Nitralmyl có tác dụng gì

Liều dùng được điều chỉnh trên tình trạng của bệnh nhân (người lớn): 
– Dự phòng điều trị đau thắt ngực: 2 – 3 viên / ngày ( chia nhiều lần để uống )

– Hỗ trợ trong điều trị suy tim trái hoặc suy tim toàn bộ : 6 – 12 viên / ngày ( chia làm 2 – 3 lần / ngày )

Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc với trẻ em

Khi dùng thuốc cần nuốt trọn viên, không nhai hoặc ngậm sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc.

Tác dụng phụ

Có thể có cảm giác bỏng miệng thoáng qua, nhức đầu, cảm giác mạch đập trong đầu, bốc hỏa mặt, hoa mắt, đánh trống ngực, cảm giác nóng, buồn nôn, toát mồ hôi….

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định với các bệnh nhân huyết áp thấp, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim thất phải, viêm màng ngoài tim co thắt, hẹp van động mạch chủ, có các biểu hiện tăng áp lực nội sọ, thiếu máu nặng, dị ứng với các nitrat hữu cơ, glôcôm góc đóng.

Chú ý – Thận trọng

Khi sử dụng thuốc cần phải tăng liều từ từ để tránh nguy cơ hạ huyết áp ở một số bệnh nhân, nên ngồi hoặc nằm sau khi dùng thuốc.

Khi dùng liều cao cần tránh giảm thuốc đột ngột. Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh suy gan, suy thận nặng, cường tuyến giáp, suy dinh dưỡng.

Chưa có kinh nghiệm lâm sàng và số liệu tin cậy các tác dụng ảnh hưởng với phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ cho con bú nên cần thận trọng, cần thêm tư vấn của bác sĩ khi sử dụng 

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

 dùng đồng thời Nitroglycerin với các thuốc điều trị cao huyết áp, các thuốc chống trầm cảm, quinidin, procainamid, các benzodiazepin có thể gây hạ huyết áp quá mức

Dùng rượu đồng thời với Nitroglycerin có thể gây nên hạ huyết áp nghiêm trọng

Các alcaloid cựa lúa mạch, ephedrin, propanolamin…. gây co mạch nên có thể đối kháng tác dụng trên mạch của nitroglycerin và có thể gây cơn đau thắt ngực.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Triệu chứng quá liều: Dùng Nitroglycerin quá liều gây đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thị giác, tăng áp lực nội sọ, buồn nôn và nôn, đau quặn bụng, ỉa chảy, khó thở,hạ huyết áp nghiêm trọng kèm theo truỵ tim mạch, ngất, methemoglobin huyết, bại liệt, hôn mê.

Xử lý: Cần phải để bệnh nhân ở tư thế nằm, nâng cao 2 chân để cải thiện đường máu về tĩnh mạch. Phải truyền dịch đồng thời giữ cho đường thở được thông thoáng. Không được dùng những chất co mạch vì hại nhiều hơn lợi. Khi xuất hiện methemoglobin huyết, xử lý bằng tiêm dung dịch xanh methylen. Phải nhanh chóng rửa dạ dày nếu thuốc được dùng qua đường tiêu hoá.

Quên liều: Trong trường hợp quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt ( thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu ).

Nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không được dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.