Bệnh trĩ

(0 / 0)

Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển thì đi cùng với đó là các bệnh xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị trong đó có bệnh trĩ. Ở bài viết này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho các bạn những câu hỏi như: Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ? Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì? Thuốc điều trị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại
Hình ảnh: Bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ (dân gian gọi là lòi dom, tiếng Anh là Hemorrhoids) là bệnh các mạch máu bị tổn thương ở vùng trực tràng dưới. Chúng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lý hậu môn. Nhầm lẫn dễ  xảy ra vì thuật ngữ “Hemorrhoid” được sử dụng để chỉ cấu trúc giải phẫu bình thường cũng như bệnh lý. Trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến khía cạnh bệnh lý của khái niệm này.

Mặc dù trĩ là bệnh phổ biến được chẩn đoán trong thực hành lâm sàng, tuy nhiên nhiều bệnh nhân cảm thấy xấu hổ khi phải tìm cách điều trị. Do đó, tỷ lệ thực sự của bệnh trĩ không được rõ.

Phân loại bệnh trĩ

Trĩ không phải là bệnh do giãn tĩnh mạch; chúng là cụm các mô mạch máu, cơ trơn và mô liên kết được lót bình thường bởi biểu mô ống hậu môn. Bằng chứng chỉ ra rằng chảy máu trĩ là máu động mạch chứ không phải tĩnh mạch. Bằng chứng này được hỗ trợ bởi màu đỏ tươi và pH động mạch của máu. Bệnh trĩ được phân loại theo nguồn gốc giải phẫu và vị trí của chúng trong ống hậu môn, do đó chúng được phân ra trĩ nội và trĩ ngoại.

Giải phẫu trĩ ngoại
Ảnh: Giải phẫu trĩ ngoại.

Trĩ nội là trĩ mà búi trí xuất phát từ trên đường hậu môn – trực tràng (đường lược).

Trĩ ngoại là trĩ mà búi trí xuất phát từ dưới đường hậu môn – trực tràng.

Trĩ ngoại phát triển từ ngoại bì và được bao phủ bởi biểu mô vẩy, trong khi trĩ nội có nguồn gốc từ nội bì phôi và được lót bởi biểu mô trụ niêm mạc hậu môn. Do các dây thần kinh chỉ có ở da quanh hậu môn, chỉ có trĩ ngoại mới gây đau ở da, còn trĩ nội thì không. Có những trường hợp bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp, tức là cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Tương ứng để đáng giá mức độ nặng hay tiến triển của bệnh, người ta còn phân trĩ nội ra làm bốn độ được đề xuất bởi Banov va các cộng sự năm 1985, trong đó phân loại bệnh trĩ nội theo mức độ sa vào ống hậu môn.

Các giai đoạn của trĩ nội
Hình ảnh: Các giai đoạn của trĩ nội
  • Trĩ độ 1: búi trĩ mới hình thành, nằm gọn trong hậu môn, thường chảy máu nhưng không sa.
  • Trĩ độ 2: búi trĩ bình thường nằm trong hậu môn, khi đi ngoài lòi ra một chút, sau đó lại tụt vào.
  • Trĩ độ 3: búi trĩ sa tự nhiên hoặc khi đi ngoài, vận động mạnh…, phải dùng tay đẩy lên búi trĩ mới tụt vào.
  • Trĩ độ 4: sa búi trĩ mạn tính, không thể đẩy lên cơ học được, có thể xảy ra thắt búi trĩ, huyết khối.

Mặc dù nhiều bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng tin rằng bệnh trĩ là do táo bón mạn tính, ngồi lâu và căng thẳng (stress), nhưng có ít bằng chứng để hỗ trợ các nguyên nhân này.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Giảm hồi lưu tĩnh mạch

Hầu hết các tác giả đồng ý rằng chế độ ăn ít chất xơ gây ra kích thước phân nhỏ, dẫn đến khó khăn trong quá trình đại tiện. Áp lực tăng này gây ra bệnh trĩ, có thể bằng cách can thiệp vào hồi lưu tĩnh mạch. Mang thai và áp lực cao bất thường của cơ vòng trong cũng có thể gây ra các vấn đề về trĩ, có lẽ là do các cơ chế tương tự, được cho là giảm hồi lưu tĩnh mạch. Ngồi lâu trong nhà vệ sinh (ví dụ: khi đọc sách hoặc dùng điện thoại smartphone) được cho là gây ra vấn đề hồi lưu tĩnh mạch tương đối ở khu vực quanh hậu môn. Lão hóa (do tuổi cao) gây ra sự suy yếu các cấu trúc hỗ trợ. Sự suy yếu các cấu trúc hỗ trợ có thể xảy ra sớm nhất vào thập kỷ thứ ba của cuộc đời. Vì vậy bệnh trĩ gia tăng theo tuổi.

Căng thẳng và táo bón

Căng thẳng và táo bón từ lâu đã được coi là thủ phạm trong việc hình thành bệnh trĩ. Điều này có thể đúng hoặc không.

Mang thai

Mang thai khiến nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ, dù nguyên nhân chưa rõ. Đâng chú ý là sau khi sinh nhiều bệnh nhân lại trở về trạng thái không có triệu chứng. Mỗi quan hệ giữa mang thai và bệnh trĩ cho thấy có thể thủ phạm chính là sự thay đổi nội tiết tố hoặc tăng áp lực ổ bụng.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch hậu môn trực tràng

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường được đề cập cùng bệnh trĩ. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh trĩ không xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa so với những người không mắc bệnh và chảy máu ồ ạt ở những bệnh nhân này là không bình thường. Chảy máu thường rất phức tạp do rối loạn đông máu. Nếu chảy máu được tìm thấy, khuyến nghị khâu vết thương trực tiếp.

Giãn tĩnh mạch hậu môn – trực tràng phổ biến ở những bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Loại giãn tĩnh mạch này nằm ở giữa trực tràng, thường gặp ở bệnh nhân không xơ gan, họ hiếm khi bị chảy máu. Điều trị thường hướng ưu tiên vào tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Thiếu tư thế đứng thẳng.
  • Xu hướng gia đình.
  • Sự phát triển cao của kinh tế – xã hội.
  • Tiêu chảy mạn tính.
  • U đại tràng ác tính.
  • Bệnh gan.
  • Béo phì.
  • Tổn thương tủy sống.
  • Mất trương lực cơ trực tràng.
  • Phẫu thuật trực tràng.
  • Cắt tầng sinh môn.
  • Giao hợp qua đường hậu môn.
  • Viêm ruột, bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Một số triệu chứng của bệnh trĩ
Hình ảnh: Một số triệu chứng của bệnh trĩ

Cần khai thác bệnh sử đầy đủ bao gồm khởi phát và thời gian các triệu chứng. Ngoài các cơn đau, chảy máu, sự lòi ra của búi trĩ, hoặc thay đổi thói quen đại tiện, cần đặc biệt chú ý đến tiền sử đông máu và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân.

Chảy máu trực tràng là triệu chứng phổ biến nhất. Máu có thể nhỏ giọt, phun thành tia trên bồn cầu hoặc xuất hiện dạng vết trên giấy vệ sinh. Các bác sĩ nên hỏi về số lượng, màu sắc và thời gian của bất kì lần chảy máu nào. Máu có màu sẫm hoặc lẫn với phân sẽ làm tăng sự nghi ngờ về nguyên nhân gây chảy máu.

Một bệnh nhân bị trĩ ngoại có thể phàn nàn về một khối đau dữ dội ở trực tràng (Hình dưới). Đau thực sự thường chỉ phát sinh trong sự hình thành huyết khối cấp tính. Cơn đau này lên đến đỉnh điểm vào 48 đến 72 giờ và giảm dần vào ngày thứ tư. Đau hậu môn mới khởi phát trong trường hợp không có huyết khối nên được điều tra kịp thời tìm nguyên nhân thay thế, như áp xe cơ vòng hoặc nứt hậu môn. Có đến 20% bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có nứt hậu môn đi kèm.

Sự hiện diện, thời gian và khả năng giảm sa búi trĩ sẽ giúp phân loại trĩ nội và hướng dẫn phương pháp điều trị. Trĩ nội độ 1 thường không có triệu chứng, nhưng có thể chảy máu. Trĩ nội độ 2,3 và 4 thường có chảy máu không đau nhưng cũng có thể đau nhức âm ỉ, ngứa hoặc các triệu chứng khác do sa búi trĩ.

Trĩ huyết khối
Ảnh: Trĩ huyết khối. Điều trị bằng cách rạch và cắt bỏ cục máu đông.

Ngoài kiểm tra thể chất tổng quát, các bác sĩ nên khám trực quan trực tràng, kiểm tra trực tràng kĩ thuật số và nội soi hoặc soi trực tràng khi cần thiết.

Tư thế khi kiểm tra trực tràng kĩ thuật số là nằm nghiêng bên trái, đầu gối uốn cong hướng về phía trước ngực. Thường sử dụng thuốc gây tê tại chỗ để giảm sự khó chịu (thuốc mỡ benzocaine 20% hoặc lidocaine 5%).

Quan sát và kiểm tra toàn bộ khu vực quanh hậu môn. Vì bệnh nhân thường e ngại khi khám hậu môn, cần cố gắng trấn an bệnh nhân. Cảnh báo bệnh nhân trước khi thăm dò hoặc chọc.

Dưới đây là những phát hiện bên ngoài cần lưu ý:

  • Mô thừa.
  • Mụn thịt từ huyết khối trĩ ngoại cũ.
  • Vết nứt.
  • Lỗ rò.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng hoặc áp xe.
  • Sa búi trĩ hoặc trực tràng, xuất hiện dưới một khối xanh, mềm quanh hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ được chia theo nguyên nhân của triệu chứng, thành các phương pháp điều trị bên trong và bên ngoài. Phân loại chính xác triệu chứng cùa bệnh nhân và mối liên quan giữa triệu chứng với trĩ nội và trĩ ngoại là rất quan trọng.

Các hướng dẫn của American College of Gastroenterology (ACG) khuyến cáo rằng bệnh nhân mắc bệnh trĩ có triệu chứng ban đầu nên được điều trị bằng tăng cường chất xơ và uống đủ nước. Các hướng dẫn cũng khuyến nghị rằng nếu điều chỉnh chế độ ăn uống không loại bỏ được các triệu chứng của trĩ độ 1 đến 3, có thể xem xét các thủ tục khác nhau như chích xơ tĩnh mạch, đông máu hồng ngoại, và thắt có thể là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. ACG nói thêm bệnh nhân nên phẫu thuật nếu khó chịu hoặc không chịu được các biện pháp trên, nếu có các triệu chứng lớn bên ngoài, hoặc nếu họ mắc trĩ độ 4 hoặc độ 3 lớn.

Trĩ nội

Trĩ nội có thể bị phá hủy mà không cần gây mê, điều trị có thể là phẫu thuật hoặc không. Các triệu chứng trĩ nội thường đáp ứng với chế độ ăn uống tăng chất xơ và uống nhiều nước, tránh căng thẳng và tránh ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Dưới đây là tóm tắt điều trị trĩ nội theo cấp độ:

Bệnh trĩ nên và không nên kiêng ăn gì?
Hình ảnh: Bệnh trĩ nên và không nên kiêng ăn gì?
  • Trĩ độ 1: Điều trị bảo tồn và tránh các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thức ăn cay và giàu chất béo.
  • Trĩ độ 2 và 3 ban đầu được điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật.
  • Trĩ độ 3 và 4 với nhiều triệu chứng được điều trị tốt nhất bằng phẫu thuật cắt trĩ.
  • Điều trị trĩ nội độ 4 hoặc với bất kì mô bị nghẹt hoặc hoại tử nào cần tư vấn phẫu thuật nhanh chóng.

Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp tuyệt vời khi không thể áp dụng các phương pháp bảo tồn hoặc điều trị không phẫu thuật. Kết quả ngắn hạn và trung hạn rất tuyệt vời. Trĩ nội lớn dễ dàng bị loại bỏ băng thủ thuật cắt bỏ trĩ và mụn thịt.

Trĩ ngoại

Các triệu chứng trĩ ngoại thường được chia thành các vấn đề với huyết khối cấp tính hoặc các phàn nàn về vệ sinh / mụn thịt.

Nếu được điều trị tốt, phẫu thuật cắt bỏ trĩ có tỉ lệ tái phát 2-5%. Các phương pháp không phẫu thuật, chẳng hạn như thắt dây cao su, có tỉ lệ tái phát 30-50% sau 5-10 năm. Tuy nhiên các đợt tái phát này có thể điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật.

Huyết khối trĩ ngoại có thể được cắt bỏ an toàn tại khoa cấp cứu ở những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng 48-72 giờ. Sau 72 giờ, nên ưu tiên điều trị nội khoa bảo tồn.

Quản lý y tế là phương pháp điều trị ban đầu cho trĩ nội độ 1 và trĩ ngoại không có huyết khối.

  • Tắm nước ấm: Tắm trong bồn với nước ấm giúp giảm tình trạng đau quanh hậu môn. Thư giãn cơ vòng có lẽ là căn nguyên. Nước đá có thể làm giảm cơn đau do huyết khối cấp tính. Các tác giả không đề xuất tắm sitz để giảm triệu chứng. Cấu trúc cứng ngắc của các thiết bị tắm này có thể hoạt động tương tự như bệ toa-lét, gây tắc nghẽn tĩnh mạch quanh hậu môn và có thể làm trầm trọng thêm bệnh. Tuy nhiên tắm sitz có vai trò trong điều trị bệnh nhân lớn tuổi hoặc bất động, những người không thể thường xuyên ra vào bồn tắm.
  • Chế độ ăn giàu chất xơ: Vỏ hạt mã đề làm giảm đáng kể chảy máu và đau so với giả dược. Hạt mã đề (Metamucil) và methylcellulose (Citrucel) là những chất bổ sung được sử dụng phỗ biến nhất. Chế độ ăn giàu chất xơ nên chứa 25 g chất xơ mỗi ngày. Nhiều triệu chứng của trĩ chỉ được giải quyết nhờ thay đổi chế độ ăn giàu chất xơ.
  • Thuốc chống tiêu chảy, rèn luyện lại thói quen đi vệ sinh và chất làm mềm phân: Thuốc chống tiêu chảy đôi khi được sử dụng ở những bệnh nhân có triệu chứng trĩ và phân lỏng. Rèn luyện lại thói quen đi vệ sinh liên quan đến việc nhắc nhở bệnh nhân rằng “nhà vệ sinh không phải là thư viện”. Căng thẳng hoặc ngồi kéo dài có thể dẫn đến bệnh trĩ. Chất làm mềm phân có vai trò hạn chế trong điều trị các triệu chứng trĩ thường quy.
  • Thuốc tại chỗ: Có rất ít dữ liệu chất lượng cao tồn tại liên quan đến việc sử dụng thuốc điều trị tại chỗ ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Việc sử dụng steroid tại chỗ chưa được nghiên cứu kỹ trong điều trị bệnh trĩ huyết khối, tuy nhiên, những tác nhân này có thể được sử dụng để giảm triệu chứng ngứa và viêm. Hydrocortisone tại chỗ đôi khi có thể làm giảm chảy máu trĩ nội. Điều quan trọng là phải xem xét các nguyên tắc sử dụng steroid và các tác dụng phụ liên quan, chẳng hạn như teo niêm mạc. Vì vậy, nên tránh sử dụng steroid tại chỗ kéo dài. Nitroglycerine và nifedipine tại chỗ cũng đã được sử dụng để làm giảm các triệu chứng liên quan đến co thắt cơ thắt hậu môn. Những tác nhân này cũng nên được sử dụng thận trọng vì các tác dụng phụ liên quan, chẳng hạn như hạ huyết áp. Bằng chứng tốt cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng.

Thủ tục không phẫu thuật

Có rất nhiều phương pháp không phẫu thuật để điều trị trĩ nội. Kỹ thuật không phẫu thuật bao gồm thắt dây cao su, cắt bỏ, chích gây xơ hoặc hoại tử các mô niêm mạc. Không có lợi thế rõ ràng của một kỹ thuật bất kì so với các kỹ thuật khác, tuy nhiên, tất cả nên là phương pháp điều trị đầu tiên của trĩ nội độ 1 và 2 không đáp ứng với liệu pháp bảo tồn. Tất cả các phương pháp điều trị không phẫu thuật có hiệu quả tương đương nhau khi được quản lý bởi một bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm.

Chống chỉ định cho thủ tục không phẫu thuật:

  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS): Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và bệnh hậu môn thường xảy ra đồng thời với liệu pháp bảo tồn được đề xuất, đặc biệt là nếu sự ức chế miễn dịch là rõ ràng, chữa bệnh kém xảy ra với số lượng tế bào T-CD4 thấp, đặc biệt là khi dưới 200 tế bào/mm3.
  • Rối loạn suy giảm miễn dịch.
  • Rối loạn đông máu.
  • Bệnh ruột kích thích.
  • Phụ nữ mang thai: Tình trạng này có liên quan đến nhiều phàn nàn về hậu môn trực tràng, điều trị không phẫu thuật hoặc cắt bỏ huyết khối thường làm giảm phàn nàn, mặc dù phẫu thuật cắt trĩ an toàn ở phụ nữ mang thai.
  • Ngay sau hậu sản.
  • Sa trực tràng.
  • Nứt lớn hậu môn – trực tràng hoặc nhiễm trùng.
  • Khối u.

Thắt dây cao su

Thắt dây cao su điều trị trĩ
Hình ảnh: Thắt dây cao su điều trị trĩ

Thắt dây cao su là phương pháp được sử dụng nhiều nhất cho trĩ độ 2 và độ 3, và là tiêu chuẩn mà các phương pháp khác được so sánh. Thủ tục này phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, nó là phương pháp được dạy phổ biến nhất trong các chương trình đào tạo. Theo kinh nghiệm, nhiều bệnh trĩ nội độ 3 và một số độ 4 có thể được điều trị không cần phẫu thuật. Mặc dù thắt dây cao su có hiệu quả ở 75% bệnh nhân trong thời gian ngắn, nhưng nó không được chỉ định điều trị sa búi trĩ. Nhiễm trùng vùng chậu hoại tử là một biến chứng hiếm gặp, nhưng rất nghiêm trọng của phương pháp thắt dây cao su. Chẩn đoán được đề xuất bởi ba triệu chứng: đau dữ dội, sốt và bí tiểu. Nó xảy ra 1-2 tuần sau khi thắt, xảy ra thường xuyên ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và cần phải phẫu thuật nhanh chóng.

Đông máu, đốt điện và điện xung trị liệu

Đông máu hồng ngoại tốt nhất cho trĩ độ 1 và 2 và một số bệnh trĩ độ 3. Phương pháp này có thể hiệu quả như băng bó với các biến chứng ít hơn và ít nghiêm trọng hơn.

Đốt điện lưỡng cực là phương pháp tốt nhất cho trĩ ở độ thấp hơn; kỹ thuật này giúp nhanh chóng đông máu mô trĩ nhưng không có tác dụng đối với sa búi trĩ.

Dòng điện trực tiếp điện áp thấp hoạt động tốt nhất cho trĩ độ cao hơn.

Chích xơ tĩnh mạch và liệu pháp áp lạnh

Điều trị bệnh trĩ bằng cách trích xơ tĩnh mạch
Hình ảnh: Điều trị bệnh trĩ bằng cách trích xơ tĩnh mạch

Chích xơ tĩnh mạch có thể cung cấp điều trị đầy đủ cho trĩ nội sớm. Tuy nhiên, chích xơ tĩnh mạch và liệu pháp áp lạnh thường được sử dụng và dành cho trĩ độ 1 hoặc 2. Mặc dù xâm lấn tối thiểu, các phương pháp điều trị này có tỷ lệ đau sau điều trị cao hơn. Bất lực, bí tiểu và hình thành ổ áp xe cũng đã được báo cáo. Tỷ lệ tái phát cao, tới 30%.

Liệu pháp laser và cắt bỏ bằng sóng vô tuyến

Điều trị trĩ bằng cách đốt bằng laze
Hình ảnh: Điều trị trĩ bằng cách đốt bằng laze

Liệu pháp laser tốn kém hơn và không cung cấp lợi thế so với các phương pháp khác. Người vận hành phải điều khiển tia laser để tránh chảy máu.

Cắt bỏ bằng sóng vô tuyến sau khi thắt chỉ khâu có thể chứng minh là một liệu pháp an toàn, hiệu quả và thuận tiện để điều trị sa búi trĩ.

Can thiệp phẫu thuật

Điều trị bệnh trĩ bằng cách phẫu thuật
Hình ảnh: Điều trị bệnh trĩ bằng cách phẫu thuật

Nhiều bệnh nhân được phẫu thuật vì họ bị sa búi trĩ nghiêm trọng hoặc mụn thịt rất lớn. Khi được hỏi, bệnh nhân lại không có triệu chứng. Bệnh nhân cũng thường hỏi khi nào nên phẫu thuật. Cần nhắc nhở họ rằng bệnh trĩ của họ không ảnh hưởng đến người khác và họ chỉ nên phẫu thuật khi các triệu chứng trở nên khó chịu.

Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng có thể chịu được phẫu thuật tích cực nếu cần thiết. Cấn điều trị các bệnh cấp tính tiềm ẩn trước khi phẫu thuật hậu môn – trực tràng. Tránh điều trị tích cực ở bệnh nhân bị bệnh Crohn, đặc biệt là nếu có viêm niêm mạc trực tràng cấp tính. Dẫn lưu các ổ áp xe càng sớm càng tốt. Nếu cần thiết, phẫu thuật cắt trĩ là an toàn ở phụ nữ có thai.

Một quan sát hệ thống và phân tích tổng hợp của 98 thử nghiệm bao gồm 7827 bệnh nhân và 11 phương pháp điều trị phẫu thuật cho trĩ độ 3 và 4 cho thấy phẫu thuật cắt trĩ mở và đóng dẫn đến biến chứng sau phẫu thuật nhiều hơn và phục hồi lâu hơn, nhưng tái phát ít hơn, trong khi đó phẫu thuật khâu treo và triệt mạch trĩ và phẫu thuật cắt trĩ sử dụng thiết bị bấm ghim có liên quan đến giảm đau sau phẫu thuật avf phục hồi nhanh hơn, nhưng tỉ lệ tái phát cao.

Cơn trĩ cấp tính

Cơn trĩ cấp tính là một tình trạng hiếm gặp cần phải điều trị khẩn cấp. Cơ chế hoạt động là sa một búi trĩ nội lớn. Kết quả của sự co thắt các cơ vòng gây ra phù nề và đôi khi là huyết khối. Kết quả là bệnh nhân rất đau. Phẫu thuật cắt bỏ khẩn cấp là an toàn.

Cắt bỏ huyết khối

Trĩ ngoại thường gây ra các triệu chứng do huyết khối cấp tính, huyết khối tái phát hoặc các vấn đề vệ sinh. Quản lý huyết khối cấp tính và huyết khối tái phát theo cách tương tự nhau. Xác định các cụm mạch phạm vi. Trên lâm sàng, tiêm thuốc gây tê cục bộ, sau đó thực hiện cắt bỏ phần da quá mức và các tĩnh mạch bên dưới. Sự hình thành huyết khối đơn thuần có thể dẫn đến tái phát bệnh trĩ tại cùng một điểm, cắt bỏ tĩnh mạch bên dưới hoàn toàn ngăn chặn sự kiện này. Điện đông hoặc hoặc chất làm se tại chỗ (giải pháp Monsel) giúp cầm máu. Tỉ lệ tái phát lên tới 50% khi huyết khối được để yên.

Phẫu thuật cắt bỏ trĩ

Phẫu thuật cắt bỏ trĩ là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho tất cả các trường hợp trĩ và đặc biệt được chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị bảo tồn hoặc phương pháp không phẫu thuật thất bại (chảy máu kéo dài hoặc các triệu chứng mạn tính).
  • Trĩ độ 3 và 4 có triệu chứng nặng.
  • Hiện diện các tình trạng hậu môn – trực tràng đồng thời (ví dụ: rò hậu môn, vấn đề vệ sinh gây ra bởi các mụn thịt lớn, tiền sử nhiều huyết khối ngoài) cần phẫu thuật.
  • Lựa chon của bệnh nhân.

Khoảng 5-10% người mắc bệnh trĩ cuối cùng cần phẫu thuật cắt trĩ. Đau sau phẫu thuật vẫn là biến chứng lớn, hầu hết bệnh nhân cần 2-4 tuần trước khi có thể trở lại hoạt động bình thường. Các biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm bí tiểu, hẹp hậu môn và tiểu hoặc đại tiện không tự chủ.

Phẫu thuật cắt trĩ bằng laser so với không laser

Cắt trĩ bằng laser giúp rút ngắn thời gian làm lành vết thương và không đau hoặc đau ít hơn. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào hỗ trợ những tuyên bố này. Trên thực tế, một nghiên cứu về sau cho thấy không có sự khác biệt giữa phẫu thuật bằng laser và phẫu thuật mổ.

Phương pháp cắt trĩ PPH

Phương pháp này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1997-1998 và đã trở nên nổi bật. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để điều trị trĩ nội không phù hợp với các phương pháp điều trị bảo tồn và không phẫu thuật. PPH được đề xuất cho bệnh nhân mắc trĩ nội lớn và thành phần bên ngoài tối thiểu. PPH không ảnh hưởng trực tiếp đến các mô bên ngoài. Các báo cáo đã mô tả sự co rút của mô trĩ ngoại sau PPH, có lẽ là do lưu lượng máu giảm.

Phương pháp Doppler-THD

Doppler-THD dường như là một phương pháp đầy hứa hẹn trong điều trị bệnh trĩ. Một nghiên cứu đa trung tâm đã đánh giá sự an toàn và hiệu quả của kỹ thuật này ở 803 bệnh nhân mắc bệnh trĩ có triệu chứng độ 2, báo cáo tỷ lệ thành công tổng là 90.7% và tỷ suất bệnh tổng là 18.0% (đau hoặc đau mót trong 13.0%). 51 bệnh nhân (6.3%) bị tái phát trĩ, 19 (2.4%) bị chảy máu và 5 (0.6%) bị cả hai. 16 trong số 47 bệnh nhân được yêu cầu mổ lại bằng phẫu thuật cắt trĩ thông thường.

Các nhà điều tra đã chỉ ra những lợi thế của phương pháp bao gồm đau nhẹ, phục hồi nhanh, tỷ lệ biến chứng thấp và sớm trở lại các hoạt động hàng ngày.

Khâu thắt động mạch (HAL) và khâu treo búi trĩ (RAR)

HAL và RAR là những lựa chọn thay thế xâm lấn tối thiểu khác để phẫu thuật cắt trĩ thông thường, cho thấy hứa hẹn giảm đau kéo dài ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Một nghiên cứu đơn trung tâm cải tiến ở 408 bệnh nhân mắc trĩ độ 2 được điều trị bằng HAL và độ 3 và 4 được điều trị bằng RAR cho thấy tỷ lệ biến chứng tổng là 29% (118 bệnh nhân). Ngoài ra còn có chảy máu tái phát, ngứa, đau hậu môn và triệu chứng hỗn hợp.

Sau khi điều trị bệnh nhân cần:

  • Tránh táo bón.
  • Giảm cân.
  • Tránh ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
  • Tránh ngồi lâu trong công việc.
  • Cải thiện vệ sinh hậu môn trực tràng.

Thuốc điều trị bệnh trĩ

Mục tiêu là giảm táo bón và giảm đau ở bệnh nhân mắc trĩ.

Hộp thuốc cotripro gel
Hình ảnh: Hộp thuốc cotripro gel

Chất làm mềm phân: Docusate sodium (Colace, Correctol, Dok, Dulcolax). Chỉ định cho những bênh nhân tránh căng thẳng khi đi đại tiện. Tác nhân này hút nước và chất béo vào phân, làm phân mềm ra.

Thuốc gây tê tại chỗ: Kem lidocaine 5% (Lidoderm, Regenecare, Lidamantle). Thuốc bôi lidocaine làm các ion natri từ ngoại bào không vào trong tế bào thần kinh được (do chẹn kên natri từ phía trong màng tế bào), dẫn đến ức chế khử cực, ngăn chặn sự truyền các xung thần kinh. Chỉ định cho đau.

Chất làm se nhẹ: Nước Hamamelis (Witch Hazel). Nước Hamamelis là một chất làm se nhẹ được điều chế từ cây Hamamelis virginiana. Tác nhân này được sử dụng để tạm thời làm giảm ngứa của bệnh trĩ. Chỉ định để giảm ngứa.

Thuốc giảm đau: Paracetamol (acetaminophen) là thuốc được lựa chọn để điều trị đau ở bệnh nhân quá mẫn cảm với aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), với bệnh đường tiêu hóa trên, hoặc đang dùng thuốc chống đông đường uống. Tác nhân này làm giảm sốt bằng cách tác động trực tiếp lên các trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi, làm tăng sự tản nhiệt của cơ thể thông qua giãn mạch và đổ mồ hôi.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here