HBsAg là gì? Ý nghĩa của chỉ số HBsAg trong xét nghiệm Viêm gan B

(0 / 0)

Khi nhắc đến viêm gan B, chắc hẳn ai cũng lo sợ do đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Có một số cách để nhận ra các triệu chứng của bệnh viêm gan B như chán ăn, vàng da, xơ gan, men gan tăng tuy nhiên tất cả các triệu chứng trên chỉ là các triệu chứng điển hình của tổn thương gan. Để biết được chính xác bệnh nhân có bị viêm gan B hay không thì phải xét nghiệm máu để xác định nồng độ HBsAg. Vậy HBsAg là gì? HBsAg có vai trò gì trong chuẩn đoán HBV? Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) cùng tìm hiểu.

HBsAg là gì?

HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBV). Nó lần đầu tiên được phân lập bởi bác sĩ người Mỹ  Baruch S. Blumberg trong huyết thanh của một thổ dân người Úc. Để dễ hiểu bạn đọc có thể xem hình dưới đây:

Cấu tạo virus HBV
Hình ảnh: Cấu tạo virus HBV

HBsAg nằm ở phần vỏ envelope (vỏ ngoài cùng) của virus và nó có 3 phân nhóm nhỏ hơn như hình ảnh trên: S-HBsAg, M-HBsAg và L-HBsAg. Việc phát hiện HBsAg trong máu của bạn có nghĩa là bạn đang bị nhiễm HBV hoặc đã từng nhiễm HBV trong quá khứ.

Kết quả xét nghiệm HBsAg?

Nếu kết quả xét nghiệm là chắc chắn chính xác thì chỉ có hai kết quả có khả năng xảy ra: dương tính hoặc âm tính.

Xét nghiệm HBsAg dương tính

HBsAg dương tính
Hình ảnh minh họa: HBsAg dương tính

Điều này có nghĩa là có kháng nguyên vỏ virus HBV trong máu của bạn, bạn đang nhiễm hoặc đã từng nhiễm HBV trong quá khứ. Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng. Thực ra đa số người nhiễm HBV có thể tự khỏi, tức là cơ thể có thể đào thải virus trong 4-6 tháng sau khi bị nhiễm, và sau đó thu được miễn dịch bền vững suốt đời, tức là sẽ không bao giờ bị lại nữa. Chỉ một tỉ lệ nhỏ là hệ miễn dịch của bệnh nhân không thể đào thải được virus, khi đó người bệnh được coi là bị viêm gan B mạn tính nếu không thể đào thải được virus sau 6 tháng kể từ khi bắt đầu bị nhiễm. Cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là khi phát hiện bản thân mắc viêm gan B mạn tính, bao gồm thuốc men, chế độ ăn uống, sinh hoạt, cách phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh, đặc biệt là bạn tình.

Tham khảo: Thuốc hepbest ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B

Xét nghiệm HBsAg âm tính: Điều này chứng tỏ bạn không bị nhiễm HBV. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, bạn nên tiếp tục thực hiện xét nghiệm xác định hiệu giá kháng thể Anti-HBs (kháng thể kháng viêm gan B). Nếu hiệu giá kháng thể này tối thiểu là 10 mUI/mL thì bạn được bảo vệ khỏi HBV (lí tưởng 1000 mUI/mL). Nếu hiệu giá kháng thể quá thấp hoặc thậm chí là không có kháng thể, có thể bạn chưa tiêm phòng viêm gan B hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa tạo được đáp ứng miễn dịch. Trong trường hợp này bạn sẽ thường được các bác sĩ khuyên nên đi tiêm phòng viêm gan B.

Bệnh nhân cần có thái độ như thế nào với kết quả xét nghiệm HBsAg?

Nếu bênh nhân được xác định không bị nhiễm HBV (HBsAg âm tính) thì không có gì đáng nói.

Nếu bệnh nhân được xác định HBsAg dương tính thì như đã nói ở trên, bệnh nhân không nên quá lo lắng. Điều này chỉ khẳng định họ nhiễm HBV. Với trường hợp bệnh nhân nhiễm HBV mà có khả năng sinh kháng thể đẩy lùi virus, bệnh nhân sẽ không có biểu hiện triệu chứng (người lành mang virus) hoặc biểu hiện triệu chứng viêm gan B cấp, trong trường hợp này chỉ cần chăm sóc theo đúng phác đồ, tuần thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của bác sĩ thì bệnh sẽ tự khỏi và không bao giờ mắc lại nữa.

Các cách phòng ngừa bệnh viêm gan B tiến triển
Hình ảnh: Các cách phòng ngừa bệnh viêm gan B tiến triển

Chú ý trong giai đoạn này họ vẫn có thể lây nhiễm cho người khác nên cần được bác sĩ hướng dẫn các biện pháp sao cho tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Ở những bệnh nhân trưởng thành, thông thường 90% bệnh nhân có HBsAg dương tính sẽ tự khỏi (sinh được miễn dịch), còn lại 10% chuyển sang thể viêm gan B mạn tính. Với viêm gan B mạn tính cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, đồng thời dùng thuốc để ức chế sự phát triển của virus. Bệnh nhân sẽ còn được cho làm nhiều xét nghiệm thêm như HBeAg, hay ADN HBV… để xác định khả năng lây nhiễm, hay xác định xem việc dùng thuốc có đem lại hiệu quả hay không.

Tỉ lệ viêm gan B mạn tính chuyển thành xơ gan và ung thư gan không nhiều, chưa kể có những trường hợp vẫn có thể khỏi bệnh. Dù không khỏi được hoàn toàn thì khi dùng thuốc thường xuyên, bệnh sẽ được kiểm soát tốt và duy trì được rất lâu. Người bệnh nên duy trì tâm lí thoải mái, tránh lo lắng thái quá ảnh hưởng đến bệnh tình. Một tinh thần lạc quan, vui vẻ và vô tư sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, kéo dài thời gian khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here