Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Lisanolona tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Lisanolona là thuốc gì? Thuốc Lisanolona có tác dụng gì? Thuốc Lisanolona giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Lisanolona là thuốc gì?
Lisanolona là một glucocorticoid tổng hợp chứa flor, có tác dụng tương tự như 1 loại hormone trong cơ thể là cortison
Thuốc được sản xuất bởi nhà sản xuất aboratorio Italiano Biochimico Farmaceutico Lisapharma S.p.A. – Ý, với dạng bào chế hỗn dịch tiêm chứa trong hộp gồm 5 ống, mỗi ống 2 ml
Thuốc có thành phần chính là Triamcinolone dưới dạng Triamcinolone acetonide hàm lượng 80 mg/ 2 ml.
Thuốc Lisanolona mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Lisanolona hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc. Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.
Thuốc Lisanolona hiện đang được bán trên thị trường với giá 280.000đ/hộp thuốc tiêm 5 ống x 80 mg/ 2 ml.
Tác dụng của thuốc
Thuốc Lisanolona có thành phần chính là Triamcinolone acetonide, đây là một corticosteroid tổng hợp, có vai trò tương tự hormone cortison trong cơ thể
Với bản chất là 1 steroid, sau khi vào trong cơ thể, chúng thấm qua màng tế bào, gắn vào các thụ thể, hoạt hóa DNA tổng hợp các chuỗi ARN từ đó kích thích tăng tổng hợp các men thiết yếu cho nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể .
Chúng tác dụng trên chuyển hóa và phản ứng viêm cùng hệ miễn dịch trong cơ thể:
Trên chuyển hóa, chúng có tác dụng:
Đối với chuyển hóa Glucid: tăng tạo glycogen ở gan, tăng tạo glucose từ protein và acid amin, tăng cường tân tạo đường và giảm sự hấp thu và tiêu thụ đường ở các mô làm tăng nồng độ đường huyết trong cơ thể và tăng glucose niệu nên tăng nguy cơ tiểu đường
Đối với chuyển hóa Protid và lipid: tăng dị hóa protein, tăng phân giải lipid ở các chi, tăng tổng hợp và dự trữ lipid ở vùng măt, cổ, dẫn đến sự phân bố lại mỡ trong cơ thể.
Các tác dụng trên chuyển hóa chủ yếu là các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc.
Trong phản ứng viêm và sự hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể: có tác dụng ức chế phospholipase A2, giảm tổng hợp leucotrien và prostaglandin giảm sự giãn mạch trong phản ứng viêm, ổn định màng lysosome, do đó có tác dụng chống viêm; ức chế phospholipase C, giảm giải phóng histamine và giảm sản xuất các chất trung gian hóa học gây dị ứng từ đó có tác dụng chống dị ứng; làm teo các cơ quan lympho, giảm tế bào lympho, ức chế chức năng thực bào, ức chế sản xuất kháng thể, giảm số lượng các bạch cầu cần vị trí viêm, từ đó có ức chế miễn dịch.
Ngoài ra còn có tác dụng tăng tái hấp thu nước và Natri, tăng thải Kali, nhưng tác động yếu
Đối với các tác dụng còn lại thì chúng có tác dụng kéo dài hơn
Như vậy thuốc có tác dụng chủ yếu trong chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, tác dụng trên chuyển hóa, nước và điện giải trong cơ thể.
Công dụng – Chỉ định
Với công dụng chủ yếu trong chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, thuốc Lisanolona được chỉ định chủ yếu trong điều trị các bệnh về viêm khớp, viêm thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, sổ mũi, viêm mũi dị ứng theo mùa, vảy nến nặng, sẹo lồi, liken phẳng, phù mạch,…
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: với dạng bào chế là thuốc tiêm, thuốc được chỉ định dùng theo đường tiêm với sự thực hiện của người có chuyên môn, có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Trước khi tiêm cần pha thuốc theo đúng hướng dẫn trên bao bì, trường hợp tiêm vào khớp phải đảm bảo vô khuẩn mũi kim, trường hợp tiêm bắp cần đảm bảo tiêm sâu vào bắp thịt để tránh kích ứng
Liều dùng:
Đối với sổ mũi, viêm mũi dị ứng theo mùa: tiêm 1 mũi duy nhất 2 ml ( 1 ống )
Sẹo lồi: tiêm 1 đến 3 ml tùy độ rộng của sẹo mỗi 3 đến 4 tuần
Tiêm khớp trong trường hợp đau khớp và đau quanh khớp: tiêm liều 0.5 ml đến 2 ml mỗi 3 tuần
Trên đây là mức liều tham khảo
Liều dùng có thể thay đổi theo chỉ đinh của bác sĩ.
Tác dụng phụ
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Kích ứng tại chỗ khi tiêm
Teo da, lõm tại chỗ tiêm trong trường hợp tiêm nhiều do dị hóa protein và lipid
Phản ứng dị ứng toàn thân: mẩn ngứa,ban đỏ, phù mạch
Thay đổi nhân cách, rối loạn thần kinh, mất ngủ
Phù các dạng, mất kiềm, hạ kali huyết
Gây viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày do thuốc làm tăng tiết pepsin
Suy giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn, co giật
Đái tháo đường, loãng xương, yếu cơ, tăng lipid máu, rối loạn kinh nguyệt
Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ điển hình thường gặp khi dùng thuốc
Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
Chống chỉ định
Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược
Đối với những bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân
Đối với bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, sốt rét, thủy đậu,…
Đối với những bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng
Đối với trường hợp có ban đỏ xuất huyết, giảm tiểu cầu vô căn
Đối với trường hợp nhiễm lao, nhiễm siêu vi
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ gây tác động xấu đến sức khỏe của con.
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi
Đối với người có xuất huyết tiêu hóa nặng
Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.
Chú ý, thận trọng khi dùng thuốc
Chú ý: chỉ dùng thuốc này điều trị khi các biện pháp khác không có hiệu quả. Thuốc chỉ có tác dụng thuyên giảm triệu chứng bệnh mà không tác động đến nguyên nhân gây ra bệnh, không lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn. Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và thời gian dùng thuốc, giảm liều từ từ trước khi ngưng thuốc
Thận trọng:
Đối với bệnh nhân nghi ngờ viêm ruột thừa hoặc đau bụng không rõ nguyên nhân
Đối với bệnh nhân tiểu đường, tăng lipid máu, tăng huyết áp nặng, hạ Kali huyết
Đối với bệnh nhân có phù nặng, suy gan, thận nặng
Đối với bệnh nhân có nhược cơ nặng
Đối với bệnh nhân có loét dạ dày, tá tràng
Đối với những người có ưu năng tuyến giáp
Đối với những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm lao, đợt cấp của viêm gan siêu vi
Khi dùng thuốc có thể dẫn đến tình trạng che lấp các triệu chứng báo hiệu ổ nhiễm khuẩn đang tiến triển
Đối với trẻ em do trẻ em rất nhạy cảm với tác dụng không mong muốn của thuốc, trong trường hợp bắt buộc cần giảm liều.
Tương tác thuốc
Một số tương tác thuốc thường gặp như:
Không phối hợp với thuốc lợi tiểu giảm Kali vì gây ra hiệp đồng tác dụng
Phối hợp với liều cao hơn các thuốc điều trị đái tháo đường vì thuốc có tác dụng làm tăng đường huyết
Không phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp do làm giảm hoặc mất tác dụng của các thuốc này
Không phối hợp với Praziquantel do làm giảm nồng độ của Praziquantel trong huyết tương
Không phối hợp với Aspirin tăng nguy cơ chảy máu dạ dày
Tác dụng chống đông máu của các thuốc chống đông có thể bị thay đổi khi dùng phối hợp với Kenacort, do đó cần chỉnh liều cho phù hợp
Không phối hợp với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng do có thể gây ra các rối loạn trên thần kinh trung ương
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Quá liều: quá liều ít xảy ra do người tiêm phải là người có chuyên môn, quá liều gây ra hội chứng Cushing toàn thân, nhiễm khuẩn nặng, yếu cơ nhược cơ, giảm bạch cầu, loãng xương, phù nặng, giảm Kali huyết nặng,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, biện pháp tốt nhất là thẩm phân máu để loại nhanh thuốc khỏi cơ thể.
Quên liều: tiêm sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó tiêm liều kế tiếp như bình thường, không tiêm thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.
Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc .