Flavital

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Flavital tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Flavital là thuốc gì? Thuốc Flavital có tác dụng gì? Thuốc Flavital giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Thuốc Flavital
Hình ảnh: Thuốc Flavital

Thuốc Flavital là thuốc thuộc nhóm thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, động vật.

Mỗi hộp thuốc Flavital có 5 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nang cứng.

  • Trong một viên nang có chứa hoạt chất chính là:
  • Thỏ ty tử (Semen cuscutae) hàm lượng 25mg
  • Dây đau xương (Caulis tinospotae tomentosae) hàm lượng 25mg
  • Đỗ trọng (Cortex eucommiae) hàm lượng 25mg
  • Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflorae) hàm lượng 25mg
  • Cốt toái bổ (Rhijoma drynariae) hàm lượng 25mg
  • Cúc bất tử (Flos helichrysi bracteati) hàm lượng 25mg
  • Nấm sò khô (Pleurotus ostreatus) hàm lượng 25mg

Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ 1 viên nang.

Thuốc Flavital giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc do Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – Việt Nam sản xuất.

Hiện nay trên thị trường, thuốc Flavital được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Flavital ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.

Giá thị trường là 110.000 đồng/1 hộp

Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tác dụng

Hộp thuốc Flavital 500
Hình ảnh: Hộp thuốc Flavital 500

Thỏ ty tử: thành phần hóa học chính là Quercetin, Astragalin, Vitamin A…. Theo y học cổ truyền (YHCT) trị các chứng: thận hư, mắt mờ, tỳ hư, liệt dương, tiểu đường, tiểu tiện không tự chủ. Theo y học hiện đại (YHHĐ): tăng lực co bóp tim, hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch.

Dây đau xương: theo YHCT có tác dụng khu phong, trừ thấp, mạnh gân hoạt cốt, chữa tê bại chân tay, đau nhức xương khớp, chấn thương tụ máu, sốt rét kinh niên. Thành phần hóa học gồm: Alcaloid (có tác dụng giảm đau, chống viêm đặc biệt trên hệ thần kinh), Tinosinensid A, B (giảm viêm mạnh cải thiện tình trạng khớp bị sưng, đau; ức chế tác dụng gây co thắt cơ trơn của Histamin và Acetylcholin, ức chế thần kinh trung ương giúp giảm đau).

Đỗ trọng: theo YHCT có tác dụng bổ can, thận, hoạt gân cốt chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, đau mỏi gối. Theo YHHĐ, Đỗ trọng chứa thành phần chính là tannin, có tác dụng tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp to tác dụng trên trung tâm vận mạch và dây thần kinh phế vị, liều vừa phải có tác dụng kích thích, liều cao có tác dụng ức chế thần kinh trung ương giảm đau, gây ngủ.

Hà thủ ô đỏ: theo YHCT có tác dụng bổ gan, thận, máu, ích tinh tủy, hòa khí huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng. Theo YHHĐ, Hà thủ ô đỏ chứa lecithin, antraquinon, resveratrol và các stilben khác, có rất nhiều công dụng: kích thích tiêu hóa, điều trị suy nhược thần kinh, chống viêm, tăng thị lực, nhuận tràng, hạ cholesterol và triglyceride, kháng khuẩn…

Cốt toái bổ: theo YHCT có tác dụng bổ thận, hành huyết phá ứ huyết, giảm đau chữa đập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, răng đau, tai ù, thận hư. Theo YHHĐ: tăng cường hấp thu canxi, phosphate giúp chóng liền xương; hạ lipid máu hỗ trợ điều trị sơ vữa động mạch; giảm đau, an thần; giảm độc trên tai của kháng sinh aminosid.

Cúc bất tử: theo YHCT trị chóng mặt, đau đầu, nặng một bên đầu, hoa mắt, mắt đỏ. Theo YHHĐ trị huyết áp cao, kháng khuẩn.

Nấm sò khô: theo YHCT có tác dụng cân hoạt lạc, trị u bướu, truy phong tán hàn chữa lị, tiêu chảy, cầm máu, chân tay yếu mỏi, phong hàn. Theo YHHĐ có tác dụng hạ cholesterol máu, điều hòa huyết áp, chữa bệnh đường ruột, kháng khuẩn, chống lại tế bào ung thư, giảm béo phì.

Công dụng – Chỉ định

Chỉ định của thuốc Flavital
Hình ảnh: Chỉ định của thuốc Flavital

Công dụng: lưu thông khí huyết, củng cố và cải thiện tuần hoàn não, hạ mức cholesterol máu, điều hòa huyết áp, bổ thận, tăng cường sức khỏe.

Chỉ định:

Huyết áp cao, huyết áp thấp.

Cholesterol máu cao, hỗ trợ điều trị sơ vữa động mạch.

Điều trị các triệu chứng suy giảm trí nhớ, mất ngủ, đau đầu, giảm stress, hỗ trợ điều trị hội chứng tiền đình.

Trị các chứng: tiểu đêm, đau mỏi lưng, run rẩy, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.

Bồi bổ cơ thể, tăng cường hoạt động trí tuệ, làm chậm quá trình thoái hóa các cơ quan.

Cách dùng – Liều dùng

Liều dùng

Người lớn: 1 – 2 viên x 2 lần/ ngày, uống khi đói. (Một đợt điều trị được chỉ định 30 – 60 ngày, nên sử dụng nhắc lại định kì)

Cách dùng: dùng đường uống.

Tác dụng phụ

Hiếm gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng, phát ban.

Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Flavital.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Flavital cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Chú ý – Thận trọng

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc

Lưu ý:

Với các thuốc Flavital hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.

Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.

Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Thuốc bị giảm hấp thu bởi thức ăn do đó nên uống thuốc khi đói.

Các hoạt chất có tính bazơ có thể làm giảm tác dụng của thuốc, nên cần uống cách nhau vài giờ.

Flavital khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ.

Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Triệu chứng: Chưa có báo cáo về tình trạng quá liều. Tuy nhiên, khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng bất thường trên gan, tim, thận, tiêu hóa, thần kinh giống tác dụng không mong muốn của thuốc.

Xử trí: Theo dõi nếu các triệu chứng là nhẹ; nhưng cần đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh, nguy hiểm. Bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện để có hướng xử trí an toàn.

Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.

Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here