
Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Hadugast tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Hadugast là thuốc gì? Thuốc Hadugast có tác dụng gì? Thuốc Hadugast giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần

Thuốc Hadugast là thuốc thuộc nhóm thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Mỗi hộp thuốc Hadugast có 20 gói, mỗi gói chứa 3g thuốc bột.
Trong mỗi gói thuốc có chứa hoạt chất chính là:
Bạch cập (Rhizoma bletillae striatae) hàm lượng 0,5g (tương đương 0,041g cao khô)
Bạch thược (Radix paeoniae lactiflorae) hàm lượng 0,5g (tương đương 0,041g cao khô)
Bạch truật (Rhizoma atractylodis macrocephalae) hàm lượng 0,5g (tương đương 0,041g cao khô)
Cam thảo (Radix glycyrrhizae) hàm lượng 0,1g (tương đương 0,0083g cao khô)
Nhân sâm (Radix ginseng) hàm lượng 2,0g (tương đương 0,0164g cao khô)
Hoàng liên (Rhizoma coptidis) hàm lượng 2,0g (tương đương 0,0164g cao khô)
Mộc hương (Radix saussureae lappae) hàm lượng 1,0g (tương đương 0,083g cao khô)
Hương phụ (Rhizoma cyperi) hàm lượng 0,5g (tương đương 0,041g cao khô)
Ô tặc cốt (Os sepiae) hàm lượng 2,0g
Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ 3g thuốc bột/ 1 gói.
Thuốc Hadugast giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc do Công ty cổ phần Dược vật tư Y tế Hải Dương, Việt Nam sản xuất.
Hiện nay trên thị trường, thuốc Hadugast được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Hadugast ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.
Giá thị trường là 200.000 đồng/1 hộp
Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tác dụng

Thuốc Hadugast phối hợp nhiều thành phần dược liệu: bạch cập, bạch thược, bạch truật, cam thảo, nhân sâm, hoàng liên, mộc hương, hương phụ, ô tặc cốt.
Bạch cập (Rhizoma bletillae striatae): Theo y học cổ truyền (YHCT) chữa các chứng: khái huyết, phế ung, thổ huyết, chấn thương ngoại khoa gây chảy máu. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại (NCDLHĐ) có tác dụng trong cầm máu, thủng dạ dày và tá tràng thực nghiệm (hình thành một màng phủ kín lỗ thủng), kháng khuẩn, chống ung thư…
Bạch thược (Radix paeoniae lactiflorae): Theo YHCT có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống. Theo NCDLHĐ, bạch thược có tác dụng kháng khuẩn (Shigella, Vibrio cholera, Staphylococcus, Salmonella…); tác dụng trên co bóp ruột thỏ cô lập, chống co thắt, chống tiêu chảy, giảm đau…
Bạch truật (Rhizoma atractylodis macrocephalae): Theo YHCT có tác dụng: bổ khí, kiện tì, lợi thủy, táo thấp, cầm mồ hôi, an thai. Theo NCDLHD có tác dụng: tăng cường sự tổng hợp protein của ruột non, điều tiết trạng thái của ruột giúp điều trị tiêu chảy và táo bón, chống loét, bảo vệ gan, chống đông máu, giãn mạch, hạ đường huyết…
Cam thảo (Radix glycyrrhizae): theo YHCT có tác dụng: kiện tì ích khí, nhuận phế, chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc. Theo NCDLHĐ, cam thảo có tác dụng: chống loét dạ dày, chống co thắt, long đờm, chống viêm loét, chóng lành sẹo, ức chế enzyme monoamine oxidase (MAO), giải độc, nâng cao miễn dịch…
Nhân sâm (Radix ginseng): theo YHCT, có tác dụng: đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, chỉ khát, an thần, tăng trí. Theo NCDLHĐ, nhân sâm có tác dụng: tăng sức lao động trí óc và chân tay, chống mỏi mệt, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, tăng sức co bóp của tim, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, bảo vệ, giải độc gan…
Hoàng liên (Rhizoma coptidis): theo YHCT có tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, trừ phiền, thanh tâm, tả hỏa, thanh can sáng mắt, giải độc. Theo NCDLHĐ, hoàng liên có tác dụng: kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, lợi mật, kháng viêm…
Mộc hương (Radix saussureae lappae): theo YHCT có tác dụng: tán trệ khí, điều chư khí, hòa vị khí, tả phế khí. Theo NCDLHĐ có tác dụng: chống co thắt cơ trơn ruột làm giảm nhu động ruột, chống co thắt phế quản, kháng khuẩn…
Hương phụ (Rhizoma cyperi): theo YHCT có tác dụng: sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống. Theo NCDLHĐ có tác dụng: kháng viêm, giảm đau, ức chế trực tiếp cơ trơn của hồi tràng, cường tim, hạ huyết áp, kháng khuẩn…
Ô tặc cốt (Os sepiae): theo YHCT có tác dụng: thu liễm chỉ huyết, cố tinh chỉ đới, chế toan chỉ thống ( làm bớt chua và giảm đau), thu thấp liễm sang. Theo NCDLHĐ có tác dụng: cầm máu, kháng acid…
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Hadugast có công dụng: điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, làm giảm hoặc mất các triệu chứng của bệnh:
Giảm các cơn đau vùng thượng vị.
Làm giảm hoặc biến mất các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị.
Giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, giúp ngon miệng, khắc phục tình trạng sút cân.
Thuốc Hadugast được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày – tá tràng.
Cách dùng – Liều dùng
Liều dùng: 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày.
Cách dùng: thuốc Hadugast ở dạng thuốc bột uống nên được dùng theo đường uống. Khi uống thuốc bệnh nhân hòa thuốc với nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc, uống thuốc trước bữa ăn.
Tác dụng phụ
Chưa có ghi nhận về tác dụng không mong muốn của thuốc Hadugast.
Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Hadugast.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Hadugast cho người có tiền sử mẫn cảm với hoặc bất kì thành phần nào có trong thuốc kể cả tá dược.
Phụ nữ có thai.
Chú ý – Thận trọng

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
Ngưng sử dụng thuốc khi đã điều trị khỏi hoàn toàn loét dạ dày, tá tràng.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc
Lưu ý:
Với các thuốc Hadugast hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Chưa có báo cáo về các trường hợp tương tác thuốc. Tuy nhiên, khi vào cơ thể, Hadugast có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ.
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Chưa có báo cáo về tình trạng quá liều. Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng bất thường trên gan, tim, thận, tiêu hóa, thần kinh giống tác dụng không mong muốn của thuốc.
Xử trí: Theo dõi nếu các triệu chứng là nhẹ; nhưng cần đề phòng với sốc phản vệ vì thường có diễn biến rất nhanh, nguy hiểm. Bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Để lại một phản hồi