Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Rivotril tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Rivotril là thuốc gì? Thuốc Rivotril có tác dụng gì? Thuốc Rivotril giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Thuốc Rivotril là thuốc thuộc nhóm thuốc chống co giật.
Mỗi hộp thuốc Rivotril có 1 lọ, mỗi lọ có 100 viên nén.
Trong một viên nén có chứa hoạt chất chính là: Clonazepam hàm lượng 2mg
Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ một viên.
Thuốc Rivotril giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc do Công ty Roche Pharma sản xuất.
Hiện nay trên thị trường, thuốc Rivotril được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Rivotril ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.
Giá thị trường là 3.800.000 đồng/1 hộp.
Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tác dụng
Rivotril chứa thành phần chính là Clonazepam. Clonazepam là dẫn xuất Benzodiazepin, thuộc nhóm an thần gây ngủ.
Cơ chế tác dụng:
Gamma-Aminobutyric acid (GABA) được coi là chất dẫn truyền thần kinh ức chế chính trong cơ thể người. Khi GABA liên kết với các thụ thể GABA trong các synap thần kinh, dẫn đến sự mở các kênh ion Cl–, các ion này đi vào trong tế bào thần kinh làm ưu phân cực tế bào, dẫn đến ức chế hoạt động của tế bào thần kinh.
Clonazepam có thể liên kết với các thụ thể benzodiazepin. Liên kết này tăng cường tác dụng của GABA do tăng ái lực GABA đối với thụ thể GABA, giúp tăng cường liên kết phối tử GABA tại các thụ thể. Sự tăng cường liên kết của GABA với các thụ thể làm tăng sự dẫn truyền của ion clorua đã nói ở trên (có thể thông qua sự gia tăng tần số của việc mở kênh clorua), dẫn đến màng tế bào ưu phân cực, ngăn cản sự kích thích các tế bào thần kinh khác. Kết hợp với thụ thể benzodiazepin tồn tại cả ngoại vi và trong hệ thần kinh trung ương, do đó tạo điều kiện cho các tác dụng khác nhau như an thần, gây ngủ, thư giãn cơ xương, chống co giật và giảm lo âu.
Đặc biệt, khi các tín hiệu điện nhanh quá mức bình thường và lặp đi lặp lại được phát ra trong hệ thần kinh trung ương, người ta đề xuất rằng não có thể bị kích thích quá mức và các chức năng thông thường bị phá vỡ – dẫn đến hoạt động co giật. Bằng cách tăng cường hoạt động ức chế thần kinh của GABA, clonazepam có thể giúp giảm sự phóng điện quá mức của các neuron thần kinh trong hệ thần kinh trung ương dẫn tới giảm co giật. Do đó được sử dụng trong điều trị động kinh, có hiệu quả đối với động kinh cơn nhỏ, động kinh trạng thái. Đồng thời, hoạt động của clonazepam trong việc tăng cường tác dụng của GABA có thể ức chế hoạt động thần kinh xảy ra trong hạch hạnh nhân liên quan đến sự sợ hãi – nên hỗ trợ làm giảm sự lo lắng hoặc hoảng loạn.
Công dụng – Chỉ định
Clonazepam được sử dụng để ngăn ngừa và kiểm soát các cơn động kinh
Clonazepam được chỉ định trong đơn trị liệu hoặc thuốc bổ trợ trong điều trị hội chứng Lennox-Gastaut (động kinh vắng ý thức), động kinh giật rung cơ. Clonazepam có hiệu quả ở một số bệnh nhân có cơn vắng ý thức (vắng ý thức) đã không đáp ứng với succinimide.
Clonazepam được chỉ định cho tất cả các dạng lâm sàng của bệnh động kinh và co giật ở người lớn, đặc biệt là động kinh vắng ý thức bao gồm cả dạng không điển hình; thuốc cơ bản cho cơn co cứng – co giật toàn thân (động kinh cơn lớn), động kinh cục bộ với triệu chứng cơ bản hoặc phức tạp; các dạng khác nhau của động kinh rung giật cơ và các cử động bất thường liên quan.
Clonazepam được chỉ định cho hầu hết các dạng động kinh ở trẻ sơ sinh và trẻ em, đặc biệt là động kinh vắng ý thức, động king rung giật cơ và cơn co cứng – co giật.
Clonazepam cũng được chỉ định để điều trị bệnh rối loạn hoảng sợ, có hoặc không có chứng sợ khoảng trống.
Cách dùng – Liều dùng
Liều dùng cho bệnh động kinh:
Người lớn, vị thành niên (11 – 64 tuổi):
Liều khởi đầu: 0,5mg x 3 lần/ ngày.
Tăng liều: có thể tăng liều 0,5 – 1mg x 3 lần/ ngày đến khi cơn co giật được kiểm soát.
Liều tối đa: 20mg/ ngày, dùng với liều chia, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trẻ em (dưới 10 tuổi hoặc nhỏ hơn 30kg):
Liều khởi đầu: 0,01 đến 0,03 mg / kg trọng lượng cơ thể/ ngày. Liều lượng nên không quá 0,05 mg / kg/ ngày, được chia làm 2 – 3 lần.
Tăng liều: Bác sĩ có thể tăng liều từ 0,25 đến 0,5 mg x 3 lần/ ngày cho đến khi cơn co giật được kiểm soát.
Liều tối đa: 0,1 – 0,2 mg / kg/ ngày dùng với liều chia, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng cho bệnh rối loạn hoảng sợ:
Người lớn (18 – 64 tuổi):
Liều khởi đầu: 0,25mg x 2 lần/ ngày.
Tăng liều: bác sĩ có thể tăng liều lên 0,5mg x 2 – 3 lần/ ngày.
Liều tối đa: 4mg/ ngày, dùng với liều chia, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Giảm liều: bác sĩ nên giảm liều từ từ cho bạn khi điều trị bằng thuốc này, tối đa 0,125mg/ lần.
Người già (lớn hơn 65 tuổi): chức năng thận suy giảm, cần hiệu chỉnh liều.
Tác dụng phụ
Rất hay gặp (>10%): buồn ngủ, mơ màng.
Hay gặp: Phối hợp bất thường, mất điều hòa, trầm cảm, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, nhiếm trùng đường hô hấp trên, nhầm lẫn, rối loạn ngôn ngữ nói, bất lực, giảm ham muốn tình dục.
Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với clonazepam, benzodiazepin hoặc bất kỳ thành phần nào trong tá dược.
- Suy hô hấp nặng.
- Suy thận.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Suy gan nặng, cấp tính hoặc mãn tính (nguy cơ mắc bệnh não).
- Bệnh nhược cơ.
- Trẻ sinh non.
- Người nhiễm độc rượu cấp tính.
- Glaucom góc hẹp cấp tính.
Chú ý – Thận trọng
Thận trong với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Thận trọng với người mắc bệnh Glaucom góc mở.
Thận trọng với người mắc người có tiền sử lạm dụng thuốc.
Thận trọng với người mắc có chức năng hô hấp bị tổn thương, người mắc rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
Thận trọng với người mắc bệnh trầm cảm, người có ý định tự tử.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng Rivotril nếu cần thiết.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc
Lưu ý:
Khi ngưng sử dụng thuốc cần giảm liều từ từ dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Với các thuốc Rivotril hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Clonazepam có thể tương tác với các loại thuốc cũng tác dụng trên thần kinh trung ương:
Thuốc điều trị trầm cảm: thuốc ức chế monoamine oxydase (IMAOs), thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như Fluvoxamin.
Các loại thuốc điều trị động kinh: Carbamazepin, Phenobarbital, Phenytoin.
Thuốc điều trị bệnh tâm thần: Pheninthiazin, các Thioxanthen, butyrophenon.
Thuốc giãn cơ.
Thuốc ngủ.
Thuốc điều trị nấm: itraconazol, ketoconazole.
Thuốc giảm đau.
Một số kháng sinh: Clarithromycin, Erythromycin.
Thuốc chống loạn nhịp tim: Amiodaron.
Thuốc chẹn kênh canxi: Diltiazem, Verapamil.
Thuốc điều trị HIV: Indinavir, Nelfinavir, Ritonavir.
Thuốc kháng Histamin H2: Cimetidin.
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Quá liều Rivotril hiếm khi đe dọa đến tính mạng nếu dùng thuốc một mình, nhưng có thể dẫn đến chứng suy nhược, ngừng thở, hạ huyết áp, ức chế tim – hô hấp và hôn mê. Hôn mê nếu xảy ra thường kéo dài một vài giờ nhưng nó có thể kéo dài hơn và theo chu kỳ, đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi. Tăng tần số cơn động kinh có thể xảy ra ở những bệnh nhân có nồng độ thuốc trong huyết tương cao. Tác dụng ức chế hô hấp nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh hô hấp. Rivotril làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, bao gồm cả rượu.
Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.