Beprosone

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Beprosone tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài viết này http://phongchonghtamnhung.vn xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi như: Beprosone là thuốc gì? Thuốc Beprosone có tác dụng gì? Beprosone mua ở đâu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Typ thuốc Beprosone
Hình ảnh: Typ thuốc Beprosone

Beprosone là một thuốc dùng ngoài da có tác dụng làm giảm tình trạng viêm da, dị ứng da có đáp ứng với corticoid.

Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi da chứa trong hộp 1 tuýp 15 gam.

Beprosone có thành phần chính là Betamethasone dưới dạng Betamethasone dipropionate hàm lượng 9.6 mg cùng với tá dược vừa đủ 1 tuýp.

Beprosone được bán với giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc do nhà sản xuất HOE Pharm Sdn Bhd sản xuất.

Hiện nay trên thị trường, thuốc Beprosone được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Beprosone ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.

Giá thị trường là 50.000đ/hộp 1 tuýp 15 gam

Lưu ý: Đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng

Hộp thuốc Beprosone
Hình ảnh: Hộp thuốc Beprosone

Beprosone có thành phần chính là Betamethasone, đây là một dẫn xuất tổng hợp của Prednisolon – một corticosteroid hay glucocorticoid, có vai trò tương tự hormone cortison trong cơ thể. Các tác dụng nổi bật của cortison là:

Trên quá trình viêm :

Chống viêm: ức chế phospholipase A2, giảm tổng hợp leucotrien và prostaglandin giảm sự giãn mạch trong phản ứng viêm, ổn định màng lysosome

Chống dị ứng: ức chế phospholipase C, giảm giải phóng histamine và giảm sản xuất các chất trung gian hóa học gây dị ứng từ đó có tác dụng;

Ức chế miễn dịch: làm teo các cơ quan lympho, giảm tế bào lympho, ức chế chức năng thực bào, ức chế sản xuất kháng thể, giảm số lượng các bạch cầu cần vị trí viêm.

Trên chuyển hóa, chúng có tác dụng:

Tăng chuyển hóa Glucid: tăng tạo glycogen ở gan, tăng tạo glucose từ protein và acid amin, tăng cường tân tạo đường và giảm sự hấp thu và tiêu thụ đường ở các mô làm tăng nồng độ đường huyết trong cơ thể và tăng glucose niệu

Tăng chuyển hóa Protid và lipid: tăng dị hóa protein, phân bố lại mỡ trong cơ thể.

Nước và chất điện giải: tăng tái hấp thu nước và Natri, tăng thải Kali

Tuy nhiên thuốc dùng theo đường bôi ngoài da nên tác dụng điều trị của thuốc chủ yếu dựa trên các tác dụng của corticoid trong quá trình viêm với tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, các tác dụng khác chủ yếu là các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc

Công dụng – Chỉ định

Hình ảnh: Sản phẩm Beprosone

Thuốc với công dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch và được dùng theo đường bôi ngoài da nên thuốc được chỉ định chủ yếu trong hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng của các bệnh về da như lupus ban đỏ, viêm da tróc vẩy, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da thần kinh, viêm da tiết bã nhờn , chàm ở trẻ em, vảy nến, chốc mép, eczema, hăm, ban vảy nến, ban đỏ đa dạng, thương tổn thâm nhiễm khu trú, liken phẳng, sẹo lồi.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng: Thuốc Beprosone được bào chế dưới dạng gel kem bôi, là thuốc được sử dụng để bôi ngoài da. Dùng thuốc như sau: rửa sạch tay và vùng chuẩn bị bôi thuốc bằng nước sạch, sau đó thấm khô, lấy 1 ít gel ra đầu ngón tay, sau đó thoa đều lên phần da cần bôi thuốc tạo thành 1 lớp mỏng phủ kín phần da có tổn thương, sau đó giữ thuốc trên da càng lâu càng tốt, đóng tuýp ngay sau khi dùng

Liều dùng: tùy thuộc vào độ rộng của vùng da cần bôi thuốc có thể lấy lượng thuốc khác nhau, cần lấy đủ, không thừa không thiếu, nếu thiếu sẽ không đủ thuốc phủ kín vùng da, nếu thừa sẽ làm cho thuốc lâu khô hơn và không tăng thêm tác dụng của thuốc và gây lãng phí thuốc.

Bôi thuốc từ 2 đến 3 lần 1 ngày, nếu tổn thương đang tiến triển nặng thì có thể tăng đến 5 lần 1 ngày

Liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Thuốc sử dụng theo đường bôi ngoài da, có tác dụng tại chỗ, nên ít gây ra các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc, các tác dụng không mong muốn của thuốc hầu như chỉ xảy ra trên da như  nổi mẩn đỏ, ngứa, nhiễm trùng thứ phát, viêm nang lông, kích ứng da, có cảm giác nóng da, khô da, bệnh kê,…

Ngoài ra khi ở trên da, thuốc có khả năng thâm nhập 1 lượng nhỏ qua da và đi vào trong máu gây ra tác dụng toàn thân, từ đó có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như:

Nước và điện giải:mất cân bằng nước- điện giải, phù, mất Kali, tăng khối lượng tuần hoàn

Chuyển hóa: dị hóa protid làm lõm vùng da bôi thuốc, phân bố lại mỡ, hội chứng Cushing

Tuần hoàn: mất cân bằng kiềm toan, quá tải thể tích tuần hoàn, tăng huyết áp, hạ kali máu, tăng nhịp tim, tăng đường huyết, tăng lipid máu

Xương và cơ : yếu cơ, nhược cơ, giảm khối lượng cơ, tăng nguy cơ loãng xương

Gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát

Nội tiết: ức chế tuyến thượng thận, giảm tiết hormon vỏ thượng thận, rối loạn kinh nguyệt

Mắt: tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, nhìn mờ, giảm thị lực, tăng nhãn áp

Thần kinh: gây thay đổi nhân cách, trầm cảm, stress,rối loạn giấc ngủ, tăng áp lực nội sọ

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược

Đối với những bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân

Đối với bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, sốt rét, thủy đậu,…

Đối với người có xuất huyết tiêu hóa nặng

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh

Đối với người có vết thương hở, hoặc bị bỏng nặng

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có  mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ gây tác động xấu đến sức khỏe của con.

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.

Chú ý – Thận trọng

Chú ý: không lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn. Tuân thủ liều lượng và thời gian dùng thuốc, có thể dùng thuốc trong 1 đợt để đạt được tác dụng điều trị, tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ trước khi ngưng thuốc

Thận trọng:

Đối với bệnh nhân mắc các bệnh do virus Herpes

Đối với bệnh nhân tiểu đường, tăng lipid máu

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp nặng

Đối với bệnh nhân hạ Kali huyết

Đối với bệnh nhân có phù nặng

Đối với bệnh nhân suy gan, thận nặng

Đối với bệnh nhân có nhược cơ nặng

Đối với bệnh nhân có loét dạ dày, tá tràng

Đối với những người có ưu năng tuyến giáp

Đối với trẻ em do trẻ em rất nhạy cảm với tác dụng không mong muốn của thuốc, trong trường hợp bắt buộc cần giảm liều.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có  mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc

Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không phối hợp với thuốc lợi tiểu giảm Kali vì gây ra hiệp đồng tác dụng

Phối hợp với liều cao hơn các thuốc điều trị đái tháo đường vì thuốc có tác dụng làm tăng đường huyết

Không phối hợp với Aspirin tăng nguy cơ chảy máu dạ dày

Không phối hợp với Paracetamol do làm tăng độc tính trên gan

Tác dụng chống đông máu của các thuốc chống đông có thể bị thay đổi khi dùng phối hợp với Metasone, do đó cần chỉnh liều cho phù hợp

Không phối hợp với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng do có thể gây ra các rối loạn trên thần kinh trung ương

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: quá liều ít xảy ra, có thể do lớp da có vết thương hở hoặc da mỏng và chưa có hàng rào bảo vệ da dẫn đến hấp thu 1 lượng đáng kể thuốc. Khi quá liều gây ra hội chứng Cushing toàn thân, nhiễm khuẩn nặng, yếu cơ nhược cơ, giảm bạch cầu, phù nặng, giảm Kali huyết nặng,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời

Quên liều: bôi sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó bôi liều kế tiếp như bình thường, không bôi thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc .

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here