Nội dung chính
Ở bài trước đã giới thiệu với các bạn tổng quan về bệnh Sarcoma xương. Tiếp tục bài này sẽ giới thiệu với các bạn về một loại Sarcoma nữa, đó chính là Sarcoma Kaposi’s.
Sacorma Kaposi là gì?
Sarcoma hay còn gọi là ung thư, Sarcoma Kaposi là ung thư Kaposi là bệnh ung thư hiếm gặp. Bệnh được gây ra do các khối u tăng sinh và phát triển bất thường tại các cơ quan như dưới da, niêm mạc mũi, họng… Các khối u Kaposi thường có màu đỏ hoặc tím và có thể gây đau. Nếu ung thư lan đến cơ quan tiêu hóa hoặc hô hấp thì có thể dẫn đến chảy máu. Các khối u phổi chèn ép làm cho việc thở khó khăn.
Các hệ thống phân loại Sarcoma Kaposi’s
Không có hệ thống chính thức được chấp nhận cho phân loại Sarcoma Kaposi. Tuy nhiên dưới đây là một số hệ thống phân loại thường dùng, bao gồm cả các hệ thống được phát triển bởi Nhóm Thử nghiệm Lâm sàng AIDS (AIDS Clinical Trials Group, hay ACTG), Mitsuyasu, và các tác giả (với các sửa đổi tiếp theo). Hệ thống của ACTG sử dụng 3 biến: phạm vi khối u (T), tình trạng miễn dịch (I), triệu chứng toàn thân (S). Mỗi biến được phân loại theo rủi ro cao (1) hoặc rủi ro thấp (0).
Các tiêu chuẩn của ACTG trước đây chưa được đánh giá một cách có hệ thống ở những bệnh nhân châu Phi cận Sahara. Trong một nghiên cứu trên người Uganda trưởng thành bị Sarcoma Kaposi liên quan đến HIV, Okuku và các cộng sự đã báo cáo rằng các triệu chứng toàn thân có liên quan mạnh mẽ đến tử vong trong giai đoạn đầu sau chẩn đoán Sarcoma Kaposi, trong khi tình trạng khối u được dự đoán tử vong nhiều nhất là trong giai đoạn 4-24 tháng.
Sự sắp xếp các giai đoạn đó có thể có hoặc không tương quan tốt với hiện trạng và kết quả ở rất nhiều trẻ em nhiễm HIV các nước châu Phi cận Sahara mắc Sarcoma Kaposi. Sarcoma Kaposi ở bệnh nhân nhi có những điểm khác biệt so với Sarcoma Kaposi ở người trưởng thành. Ở trẻ em phổ biến là liên quan đến hạch bạch huyết, với sự ức chế miễn dịch rõ rệt có liên quan đến nguy cơ tử vong cao nhất. Dó đó, một phân loại cụ thể dành riêng cho bệnh nhân nhi đã được đề xuất.
Ngoài ra, việc phát hiện ra Sarcoma Kaposi đường tiêu hóa rất quan trọng trong phân loại giai đoạn. Sinh thiết nội soi sử dụng nhuộm hematoxylin và eosin, đánh dấu tế bào nội mô bạch huyết và mạch máu, và nhuộm virus HHV-8 (Human Herpesvirus-8) đã chứng minh độ chính xác của chẩn đoán cao (> 0.8), độ chính xác của nó tăng lên so với nội soi khối u.
Phân loại T đang được sử dụng, như ghi chú ở dưới.
Bảng: Hệ thống phân loại ACTG.
Khối u (T) |
Phạm vi khối u |
T0 (rủi ro thấp) |
Sarcoma Kaposi giới hạn ở da và/hoặc hạch bạch huyết và/hoặc vòm miệng, các tổn thương của Sarcoma Kaposi ở miệng phẳng hơn là nổi lên. |
T1 (rủi ro cao) |
Các tổn thương Sarcoma Kaposi lan rộng; gồm một hoặc nhiều yếu tố sau đây: · Phù (sưng) do khối u. · Sarcoma Kaposi ở miệng lan rộng: các tổn thương dạng u nhỏ (tăng) và/hoặc tổn thương ở các khu vực của miệng cạnh vòm miệng. · Tổn thương do Sarcoma Kaposi ở các cơ quan khác ngoài hạch bạch huyết (VD: phổi, ruột, gan). |
Hệ thống miễn dịch (I) |
Tình trạng của hệ thống miễn dịch, được đo bằng mức tế bào CD4 |
I0 (rủi ro thấp) |
Số lượng tế bào CD4 ≥ 200/µL (phạm vi bình thường 600-1500/µL); nhiều nghiên cứu gần đây sử dụng mức 150 hoặc 100/µL. |
I1 (rủi ro cao) |
Số lượng tế bào CD4 < 200/µL; nhiều nghiên cứu gần đây sử dụng mức 150 hoặc 100/µL. |
Bệnh toàn thân (S) |
Phạm vi liên quan trong cơ thể hoặc bệnh toàn thân |
S0 (rủi ro thấp) |
Hiện tại không có bệnh toàn thân, tất cả những điều dưới đây là đúng: · Không có tiền sử nhiễm trùng cơ hội hoặc tưa miệng. · Hiện tại không có triệu chứng B nào dưới đây: sốt không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi đêm, sút cân > 10% (không chủ động giảm cân), tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần. · Điểm tình trạng hiệu suất Karnofsky ≥ 70 (bệnh nhân đã hết thời gian và tự chăm sóc được bản thân). |
S1 (nguy cơ cao) |
Bệnh hệ thống tại thời điểm hiện tại; một trong những điều dưới đây là đúng: · Có tiền sử nhiễm trùng cơ hội hoặc tưa miệng. · Có một hoặc nhiều triệu chứng B. · Điểm tình trạng hiệu suất Karnofsky < 70. · Hiện tại có bệnh khác liên quan đến HIV (VD: bệnh thần kinh hoặc lymphoma). |
Hệ thống phân loại Mitsuyasu
Giai đoạn I
U Sarcoma Kaposi nhỏ cục bộ ở người nam cao tuổi tại Bắc Mỹ và châu Âu.
Giai đoạn II
Sarcoma Kaposi cục bộ, xâm lấn mạnh mẽ (được thấy chủ yếu ở người châu Phi).
Giai đoạn III
Sarcoma Kaposi trên niêm mạc da lan tỏa ở trẻ em châu Phi và nam giới có quan hệ đồng tính.
Giai đoạn IV
Giai đoạn III cộng thêm nội tạng.
Hệ thống phân loại được đề xuất và hiện đang được tác giả ưa thích (bao gồm các sửa đổi mới được đề xuất)
Giai đoạn I
Đại diện cho u Sarcoma Kaposi cục bộ, với hơn 15 tổn thương trên da hoặc liên quan hạn chế đến một vị trí giải phẫu hai bên và một số ít, nếu có, các u nhỏ trong ruột.
Giai đoạn II
Bao gồm cả các tổn thương hủy hoại lồi ra ngoài và các tổn thương thâm nhiễm da cục bộ như Sarcoma Kaposi xâm lấn cục bộ.
Giai đoạn III
Sarcoma Kaposi hạch bạch huyết nói chung lan rộng đến các hạch bạch huyết liên quan, có hoặc không có tổn thương da, nhưng không liên quan đến nội tạng.
Giai đoạn IV
Sarcoma Kaposi nội tạng lan tỏa lan rộng, thường tiến triển từ giai đoạn II hoặc III, với sự xuất hiện ở nhiều cơ quan nội tạng.
Tác giả:
Robert A Schwartz, bác sĩ y khoa, Giáo sư Y tế và Sức khỏe Cộng đồng và Trưởng khoa Da liễu, Giáo sư Bệnh học, Nhi khoa, Y tế, Y tế dự phòng và Sức khỏe Cộng đồng, Trường Y Rutgers New Jersey; Giáo sư thỉnh giảng, Trường Quản trị và Hành chính công, Đại học Rutgers.
Người dịch: Lê Huy Cường
Nguồn: https://reference.medscape.com/guide/cancer_guides
Tham khảo thêm:
Các phác đồ điều trị Sarcoma Kaposi
Sarcoma là gì? Phân loại và cách chữa trị Sarcoma
Cập nhật tin tức y dược tại: Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) ngành dược