Bệnh sởi là gì? Dấu hiệu, biểu hiện, biến chứng và cách điều trị bệnh sởi

(0 / 0)

Bệnh sởi là căn bệnh thường bùng phát theo mùa, thường là vào đầu mùa xuân. Thông thường bệnh sởi sẽ khởi phát ở một số vùng rồi sau đó lây lan nhanh chóng tạo ra các vùng dịch. Đối tượng chủ yếu của bệnh sởi là trẻ em từ 10 – 15 tuổi và một số người lớn chưa có miễn dịch với bệnh sởi.

Bệnh sởi là gì?

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do virus Paramyxovirus influenza gây ra.

Biểu hiện bệnh sởi ở trẻ em thường là: sốt, phát ban có chu kỳ, chảy nước mũi, mắt đỏ, ho. Bệnh sởi chủ yếu gặp ở trẻ em, có thể gặp ở người lớn nếu chưa có miễn dịch, bệnh có thể lây lan.

Biểu hiện của bệnh sởi thể điển hình

Bệnh sởi có 4 giai đoạn mà mọi người cần chú ý để biết cách điều trị

Giai đoạn ủ bệnh

Kéo dài 8 – 11 ngày, gần như không có triệu chứng.

Giai đoạn khởi phát (viêm xuất tiết)

Trẻ em thường bị sốt trước khi phát ban
Hình ảnh minh họa: Trẻ em thường bị sốt trước khi phát ban

Ban đầu sốt nhẹ hoặc vừa (37,5 – 38,5oC), sau sốt cao (39 – 40oC), mệt mỏi. Từ lúc bị sốt đến lúc bắt đầu phát ban, kéo dài 4-5 ngày.

Khi đó bệnh nhân có các biểu hiện sau:

Hội chứng viêm long:

  • Viêm đường hô hấp trên: Ho, hắt hơi, sổ mũi. Có thể viêm thanh quản cấp (ho, khản tiếng, miệng khô), xuất hiện ban đêm, kéo dài vài giờ rồi hết.
  • Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng phù kết mạc, mi mắt; mắt kèm nhèm, nhiều dử, nhất là vào buổi sáng khiến bệnh nhân khó mở mắt (dấu hiệu Brown Lee).
  • Viêm long đường tiêu hóa: Ỉa chảy, phân nhiều nước, hoa cà hoa cải.

Nội ban ở niêm mạc miệng (hạt Koplik):

  • Từ vài nốt đến vài trăm nốt mọc ở niêm mạc má vùng răng hàm, hạt trắng, nhỏ như đầu đinh ghim, xung quanh thường có xung huyết.

Thường chỉ tồn tại 24 – 48h (chỉ tồn tại trong ngày thứ 2 của giai đoạn khởi phát). Là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán sớm và chắc chắn.

Hạch bạch huyết sưng

  • Có thể gặp triệu chứng thần kinh: Sốt co giật, hội chứng màng não.

Giai đoạn toàn phát (mọc ban):

Nổi ban toàn thân
Hình ảnh minh họa: Nổi ban toàn thân

Từ lúc mọc ban đến lúc ban bay, kéo dài 6 ngày.

Toàn thân:

  • Sốt giảm dần, triệu chứng toàn thân giảm dần rồi hết.
  • Nếu sốt kéo dài, có thể do biến chứng.

Ban mọc ở da:

Đặc điểm của ban:

  • Ban nhỏ màu hồng, dạng dát sẩn, nổi gồ trên mặt da. Giữa các ban là vùng da lành.
  • Trên cùng 1 vùng da, các ban có cùng lứa tuổi.
  • Ban mọc rải rác/tụ lại thành từng đám tròn. Ban dày nhất nơi cọ xát và phơi nắng.

Trình tự mọc ban: Từ đầu xuống chân, từ sau ra trước.

  • Ngày 1: Ban xuất hiện ở da đầu (vùng chân tóc).
  • Ngày 2: Ban xuất hiện ở mặt, cổ, vai, làm mặt trở nên sưng húp.
  • Ngày 3: Ban lan xuống ngực và chi trên.
  • Ngày 4: Ban lan ra toàn thân, bao gồm cả chi dưới.

Ban xuất hiện 6 ngày rồi lặn theo thứ tự trên.

Nội ban ở niêm mạc đường hô hấp

  • Gây ho, cổ họng khó chịu, sổ mũi, viêm phế quản.

Nội ban ở niêm mạc dường tiêu hóa

  • Gây rối loạn tiêu hóa (chán ăn, nôn, tiêu chảy).

Giai đoạn lui bệnh (ban bay):

Giai đoạn ban bay
Hình ảnh: Giai đoạn ban bay

Kéo dài khoảng 10 ngày.

Ban thường bắt đầu bay vào ngày thứ 6 tính từ khi mọc ban.

Ban bay theo thứ tự mọc: Từ đầu đến chân, từ sau ra trước và khi ban mọc ở chân thì ban ở đầu bay.

Ban bay để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phấn hay vảy cám à Dấu hiệu “vằn da hổ”: những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thường tạo nên màu da loang lổ => Dấu hiệu đặc hiệu để truy chẩn đoán.

Bệnh nhân phục hồi dần nếu không có biến chứng: nhiệt độ giảm, đái nhiều, đỡ mệt.

Bệnh sởi ở người lớn thường nặng hơn trẻ nhỏ: Sốt cao, phát ban rõ rệt, biến chứng nặng.

Biến chứng của bệnh sởi:

Biến chứng của bệnh sởi
Biến chứng của bệnh sởi

Biến chứng đường hô hấp

Viêm thanh quản:

  • Giai đoạn sớm (khởi phát và giai đoạn đầu mọc ban) là do virus sởi.
  • Giai đoạn muộn (sau mọc ban) là do bội nhiễm tụ cầu, liên cầu, phế cầu… Diễn biến thường nặng: Sốt cao, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.

Viêm phế quản

  • Cuối thời kì mọc ban, do bội nhiễm, biểu hiện: sốt lại, ho nhiều.

Viêm phế quản – phổi

  • Sau mọc ban, do bội nhiễm, biểu hiện nặng: sốt cao, khó thở à Thường là nguyên nhân tử vong do sởi (trẻ nhỏ).

Tai – mũi – họng

  • Viêm mũi họng bội nhiễm.
  • Viêm tai – viêm tai xương chũm.

Biến chứng thần kinh

Viêm não – màng não – tủy cấp:

  • Là biến chứng gây tử vong và di chứng cao. Thường gặp ở trẻ lớn (tuối đi học), vào tuần đầu của ban (ngày 3-6 của ban).
  • Khởi phát đột ngột, sốt cao vọt, co giật, rối loạn ý thức (u ám – hôn mê, liệt nửa người/liệt 1 chi, liệt dây III, VII), hay gặp hội chứng tháp – ngoại tháp, tiểu não, tiền đình.

Viêm màng não:

  • Viêm màng não thanh dịch do virus sởi.
  • Viêm màng não mủ sau do bội nhiễm.

Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa:

  • Hay gặp ở tuổi 2 – 20, xuất hiện muộn, có khi sau vài năm => Virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm ở bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường.
  • Diễn biến bán cấp (vài tháng-1 năm). Bệnh nhân chết trong tình trạng tăng trương lực cơ và co cứng mất não.

Biến chứng đường tiêu hóa

Viêm niêm mạc miệng

  • Lúc đầu do virus sởi, thường hết cùng với ban.
  • Muộn thường do bội nhiễm.

Cam tẩu mã (noma)

  • Xuất hiện muộn, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent.
  • Xoắn khuẩn Vincent gây loét niêm mạc miệng, lan rộng vào xương hàm à Hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.

Viêm ruột

  • Do bội nhiễm vi khuẩn như Shigella, E. coli, …

Biến chứng do suy giảm miễn dịch

  • Dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…

Cách điều trị bệnh sởi

Dùng thuốc dạng bôi để bôi lên các nốt ban
Hình ảnh minh họa: Dùng thuốc dạng bôi để bôi lên các nốt ban

Nguyên tắc điều trị bệnh sởi

  • Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ (điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, phòng bội nhiễm).
  • Người bệnh cần được cách ly tại phòng riêng, đảm bảo thoáng, sáng, tránh gió lùa.
  • Không dùng corticoid khi chưa loại trừ sởi.
  • Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

Điều trị triệu chứng bệnh sởi gây ra

Điều trị sốt:

Hạ sốt bằng phương pháp vật lý: chườm ấm, lau người bằng nước ấm, …

Sốt cao trên 38,5oC: Hạ sốt bằng Paracetamol 15mg/kg x 4 – 6h/lần. Sốt cao không đáp ứng tốt với Paracetamol: Có thể dùng Paracetamol phối hợp với Ibuprofen. Sốt cao không kiểm soát có thể dùng thuốc hạ sốt không steroid. Sốt cao có thể dùng thuốc an thần để chống co giật: Diazepam, Midazolam.

Thuốc diazepam

Điều trị viêm long:

  • Vệ sinh mắt, mũi, họng: Nhỏ mắt, mũi bằng Chloromycetin, Argyrol.
  • Nếu ho nhiều thì sử dụng thuốc ho. Không sử dụng các chế phẩm Corticoid.
  • Điều trị ngứa: Dùng các thuốc kháng histamin như Loratadin, Telfast.
  • Tăng cường dinh dưỡng.

Bồi phụ nước, điện giải: oresol. Chỉ truyền dịch khi nôn nhiều, nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.

Bổ sung vitamin A:

  • Trẻ < 6 tháng: Uống 50.000 đv/ngày x 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ 6 – 12 tháng: Uống 100.000 đv/ngày x 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ > 12 tháng và người lớn: Uống 200.000 đv/ngày x 2 ngày liên tiếp.
  • Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: Lặp lại liều trên sau 4 – 6 tuần.

Lưu ý:

  • Dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm.
  • Điều trị biến chứng tùy từng loại (nếu có).
  • Trường hợp nặng: Chỉ định IVIG khi nhiễm trùng nặng/suy hô hấp tiến triển nhanh, viêm não.

Cách phòng bệnh sởi

Phòng bệnh không đặc hiệu

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị sởi
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị sởi

Cách ly người bệnh cho đến sau phát ban 5 ngày, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân, sau khi chăm sóc bệnh nhân phải rửa tay sạch, sát trùng đồ dùng, buồng bệnh nhân.

Phát hiện sớm ở thời kì khởi phát để tránh lây ra cộng đồng và điều trị sớm để tránh biến chứng.

Phòng bệnh đặc hiệu

Phòng bệnh đặc hiệu chủ động: Tiêm vaccine cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng và người chưa được tiêm phòng ở vùng dịch tễ.

Phòng bệnh đặc hiệu thụ động: Tiêm phòng γ-globulin miễn dịch (tiêm bắp).

Phòng sau khi tiếp xúc với sởi:

+ Trẻ < 5 tháng không cần tiêm globulin miễn dịch vì còn KT của mẹ truyền.

+ Trẻ 5 – 8 tháng tiêm globulin miễn dịch.

+ Trẻ 9 tháng:

Tiếp xúc < 3 ngày: Tiêm vaccine.

Tiếp xúc > 3 ngày: Tiêm globulin miễn dịch liều 0,3 ml/kg.

Cập nhật các tin tức y dược tại: Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here