Bệnh thương hàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi mắc bệnh

(0 / 0)

Ngày nay khi khoa học kĩ thuận được nâng cao, hàng loạt vacsin ra đời có tác dụng rất ưu việt trong bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm điển hình như bệnh thương hàn. Tuy nhiên do một số vùng vệ sinh, dịch vụ y tế chưa phát triển nên ở các bệnh viện lớn vẫn gặp các trường hợp bị nhiễm thương hàn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh thương hàn.

Bệnh thương hàn là gì?

Bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây bằng đường tiêu hóa, do trực khuẩn Salmonella gây ra.

Biểu hiện lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc toàn thân kèm theo tổn thương bệnh lý đặc hiệu đường tiêu hóa.

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn

Vi khuẩn Salmonella
Hình ảnh: Vi khuẩn Salmonella

Mầm bệnh

+ Salmonella typhi, S. paratyphi A, B, C: Gram (-), có lông không sinh nha bào.

+ Dễ bị tiêu diệt bởi acid, nhiệt độ cao, thuốc sát khuẩn thông thưởng.

+ Gây bệnh bằng kháng nguyên O (nội độc tố), H, Vi (vỏ).

Nguồn bệnh:

+ Phân bệnh nhân (đối tượng có triệu chứng lâm sàng).

+ Người lành mang bệnh: Là người tiếp xúc với phân với chất thải của bệnh nhân, là người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Đây là nguồn lây điểm hình.

Đường lây nhiễm: Đường phân – miệng theo thức ăn nước uống qua miệng vào dạ dày và gây bệnh ở đường tiêu hóa và thải ra ngoài qua phân.

Triệu chứng thương hàn

Trẻ bị sốt do thương hàn
Hình ảnh minh họa: Trẻ bị sốt do thương hàn

 Thời kì ủ bệnh:

Là giai đoạn vi khuẩn qua miệng vào dạ dày, phát triển ở mảng Payer và hạch lympho mạc treo.

Dài ngắn tùy thuộc vào căn nguyên và sức đề kháng mỗi người.

Không có triệu chứng lâm sàng.

Thời kì khởi phát:

Là thời kì vi khuẩn vào máu lần 1 (thời kì vãng khuẩn huyết).

Triệu chứng điển hình nhất: Sốt từ từ, tăng dần từ 39 – 400C, sốt rét là chủ yếu. Sốt bậc thang:

Sốt bậc thang
Ảnh minh họa: Sốt bậc thang

Triệu chứng khác: Nhức đầu mệt mỏi, đau cơ khớp; RL tiêu hóa: đầy bụng, chán ăn, táo lỏng thất thường.

Thời kì toàn phát (kéo dài 2 tuần):

Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc:

  • Sốt cao nguyên: sốt liên tục, nhiệt độ từ  40 – 41 độ C (nhiệt độ trong ngày dao động không quá 1 độ), sốt nóng (phân biệt với sốt rét, sốt bậc thang ở thời kì khởi phát).
  • Tổn thương thần kinh: nhức đầu dữ dội, mất ngủ, gặp ác mộng, ù tai, tay run bắt chuồn chuồn. Nặng hơn, BN rơi vào trạng thái Typhos: Ức chế thần kinh trung ương nặng nề: Nằm yên, bất động, mắt nhìn trần nhà, không đáp ứng ngoại cảnh dẫn đến Có thể hôn mê, tử vong.
  • Mạch nhiệt phân ly. (Nhiệt độ tăng nhưng mạch vẫn 50 – 60 do nội độc tố ức chế thần kinh trung ương  à Ức chế trung khu vận mạch à Mạch không tăng lên được để song song với thân nhiệt à Dấu hiệu cơ bản xem BN có bị thương hàn hay không).

Rối loạn tiêu hóa: Hậu quả của cả nội độc tố và vi khuẩn (theo đường dẫn mật).

Cơ chế gây rối loạn tiêu hóa
Cơ chế gây rối loạn tiêu hóa
  • Bụng chướng, đau lan tỏa hố chậu phải. Dấu hiệu Padalka (+) (gõ đục hố chậu phải: có dịch), óc ách hố chậu phải (+) (lắc hố chậu phải).
  • Đi ngoài phân nát, màu vàng nâu/ đen, thối khắm, 5 – 6 lần/ ngày (chảy máu).
  • Gan, lách to, mật độ mềm: viêm gan, viêm lách cấp.
  • Loét họng Duguet, lưỡi quay (phân biệt với loét họng thông thường, loét nhưng không đau).

Đào ban: Nội độc tố gây tổn thương da, niêm mạc.

  • Ban dát nhỏ như đầu que kim, màu hồng.
  • Vị trí: Bụng, ngực, lưng.
  • Tự xuất hiện và tự biến mất.

Tổn thương đa cơ quan

  • Xuất huyết da, niêm mạc, rong kinh. Vàng da, vàng mắt.
  • Tiếng tim mờ, huyết áp thấp.
  • Viêm phế quản, viêm phổi.
  • Hội chứng màng não (+).

Thời kì hồi phục:

Nhiệt độ dao động mạnh rồi giảm dần.

Đỡ mệt, ăn ngủ được. Hết rối loạn tiêu hóa.

Hồi phục hoàn toàn, thời gian tùy từng bệnh nhân.

Cận lâm sàng – xét nghiệm

Công thức máu: BC giảm, BC đa nhân trung tính giảm (bất thường do nội độc tố đến tủy xương ức chế sản xuất bạch cầu).

Cấy máu (+) Salmonella: Cấy trước khi dùng kháng sinh.

Phản ứng Widal (+): 4 tuần mới có kết quả à Chỉ dùng nghiên cứu.

Biến chứng:

Tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm túi mật, viêm gan à Điển hình, tỷ lệ tử vong cao.

Tim mạch: Trụy tim, viêm cơm tim.

Thần kinh: Viêm màng não, viêm não.

Tiết niệu: Viêm cầu thận, viêm đài bể thận, viêm bang quang.

Tai biến kháng sinh liều cao, kéo dài.

Điều trị và dự phòng bệnh thương hàn

Tiêm vắc xin thương hàn
Hình ảnh: Tiêm vắc xin thương hàn cho trẻ nhỏ

Điều trị thương hàn

Bù nước và điện giải nhanh chóng kịp thời tùy mất độ mức nước:

  • Mất nước nhẹ và trung bình: Bù đường uống bằng Oresol, dung dịch muối đường (tỷ lệ 1/8 hoặc 1/6).
  • Mất nước nặng: Bù đường tĩnh mạch : Ringer lactat, Glucose 5%, NaCl 0.9%, NaHCO3 1.4%.

Dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn theo kháng sinh đồ, nguyên tắc:

  • Bệnh càng nặng, khởi đầu liều càng thấp (do vi khuẩn chết giải phóng nội độc tố gây độc cho cơ thể).
  • Sau khi hết sốt, dùng kháng sinh thêm 1 tuần đề phòng tái phát (VK “thành tinh”, không vào máu lần 2, không tổn thương mảng payer, nằm ở đường dẫn mật).
  • Kháng sinh thường dùng: Quinolon, cephalosporin – các kháng sinh thấm sâu vào mô mềm.

Điều trị triệu chứng: trợ tim, an thần, sinh tố.

Phòng bệnh thương hàn

Phòng bệnh không đặc hiệu

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
  • Đảm bảo cung cấp nước sạch và an toàn.
  • Xử lý hợp vệ sinh chất thải của con người.
  • Thực hiện giáo dục y tế cộng đồng.

Phòng bệnh đặc hiệu.

  • Vaccin thương hàn: vaccine sống giảm động lực.
  • Chỉ định: Đối tượng có nguy cơ cao là những người sống trong vùng dịch tễ, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here