(1 / 5)
Ca lâm sàng: Trẻ nhỏ phân có máu
Trẻ nam 7 tháng tuổi được đưa tới bệnh viện với triệu chứng tiêu chảy 2 ngày gần đây, phân có nhày, máu. Mẹ bệnh nhân nói rằng bệnh nhân thường xuyên quấy khóc vô cớ. Vài giờ trước khi vào viện, trẻ xuất hiện nôn, và lần nôn cuối có dịch mật vàng. Không có ai trong nhà bị lỵ hay các bệnh đường tiêu hoá khác. Trẻ có tiền sử viêm màng não lúc sơ sinh và sau đó có biến chứng động kinh, đang được điều trị bằng natri valproate. Mẹ bệnh nhân sức khỏe tốt, còn bố bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Khám
– Nhiệt độ 37,9 °
– Nhịp tim 186 nhịp / phút, huyết áp là 80/44 mmHg và thời gian đổ đầy mao mạch là 4 giây.
– Sờ thấy 1 khối ở vùng bụng phải
– Hậu môn bình thường
– Các bộ phận khác không có gì đặc biệt
𝐗𝐞́𝐭 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐜𝐡𝐨 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐪𝐮𝐚̉:
– Hemoglobin 128 g / L
– Số lượng bạch cầu 7,0 G / L
– Tiểu cầu 457 × G / L
– Natri 138 mmol / L
– Kali 3,9 mmol / L
– Urê 9,5 mmol / L
– Creatinin 60 μmol / L
– CRP 12 mg / L
Chẩn đoán là gì?
Nguyên nhân phổ biến nhất của việc đi ngoài ra máu là viêm dạ dày ruột và nứt hậu môn. Tuy nhiên trong trường hợp này, hậu môn đã được khám thấy bình thường, cộng với việc sờ thấy 1 khối ở bụng phải của trẻ, lứa tuổi 7 tháng, phù hợp với chẩn đoán LỒNG RUỘT (khối lồng là dấu hiệu của lồng ruột muộn). Độ tuổi điển hình của trẻ bị lồng ruột là 3 tháng đến 3 tuổi. Khoảng 75% các trường hợp là vô căn, còn lại có thể do túi thừa Meckel tạo ra điểm dẫn cho lồng ruột. Lồng ruột dẫn đến việc kéo dài mạch máu mạc treo ruột, có khả năng dẫn đến thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu ruột. Vì lý do này, việc chẩn đoán và điều trị cần phải khẩn trương. Thông thường, trẻ sẽ đau bụng cơn, sau đó trở nên rất nhợt nhạt, phân có máu, nhầy và khối lồng hình xúc xích trên bụng (chính là lồng ruột) ở phần tư phía trên bên phải của bụng. Khi bệnh tiến triển, có thể bị tắc ruột, viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết. Chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.
Các nguyên nhân gây chảy máu trực tràng
• Viêm dạ dày ruột
• Nứt hậu môn
• Lồng ruột
• Dị ứng protein sữa bò
• Meckel’s diverticulum
• Bệnh viêm ruột
• Polyp
• Bất thường đông máu
• Sex abuse
Trong trường hợp này, trẻ có dấu hiệu mất nước, biểu hiện là trẻ có nhịp tim nhanh và thời gian đổ đầy mao mạch (refill) kéo dài, tăng urê. Do vậy, điều trị ban đầu là truyền dịch và kháng sinh tiêm tĩnh mạch, đặt ống thông mũi dạ dày. Trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ X quang sẽ tháo lồng có hướng dẫn siêu âm hoặc màn soi huỳnh quang. Cần chỉ định thuốc kháng sinh vì khả năng nhiễm trùng trong ổ bụng và nguy cơ thủng nhỏ trong quá trình tháo lồng. Nếu thủ thuật này không thành công, hoặc nếu trẻ không ổn định hoặc có dấu hiệu của viêm phúc mạc hoặc thủng ruột , thì phẫu thuật sẽ được chỉ định. Tỷ lệ tái phát là 10% sau khi tháo lồng, và 2–5% sau phẫu thuật
Nói chung, ngoài các suy nghĩ phổ biến là viêm ruột hay nứt kẽ hậu môn, cần xem xét khả năng lồng ruột ở trẻ em có ỉa phân máu lứa tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi, vì tình trạng này cần được chẩn đoán và xử lý khẩn trương, nếu không có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.