Nội dung chính
Sử dụng que thử thai là cách đơn giản nhất để phát hiện việc bạn có bầu hay chưa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được cách sử dụng que thử thai chuẩn. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin trả lời các câu hỏi: Nguyên tắc hoạt động của que thử thai? Các bước sử dụng que thử thai là gì?
Nguyên tắc của que thử thai
Ngay cả với các phương pháp ngừa thai hiệu quả nhất, luôn có nguy cơ mang thai, dù là rất nhỏ. Các xét nghiệm thử thai tại nhà đều dựa trên cơ sở tìm một loại hormon là hCG (Human chorionic gonadotropin) trong nước tiểu, một hormon chỉ có ở phụ nữ có thai. Hormon chỉ được giải phóng khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung.
Các bước sử dụng que thử thai tại nhà
Trước khi thử thai
Bước 1: Mua que thử thai.
Có rất nhiều nhãn hiệu que thử thai tại nhà khác nhau trên thị trường, tuy nhiên không quan trọng chọn loại nào. Tất cả các xét nghiệm thử thai tại nhà đều hoạt động theo cùng một cách – phát hiện nồng độ hormon hCG trong nước tiểu. Khi mua que thử thai, hãy kiểm tra ngày hết hạn trên hộp và đảm bảo hộp vẫn còn nguyên vẹn, không bị hao mòn, không có dấu hiệu cạy mở, vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả. Nên chọn một nhãn hiệu cung cấp hai que thử thai trong hộp, đặc biệt nếu bạn dự định thử sớm. Bằng cách này, bạn có thể đợi một tuần trước khi thử lại, nếu nhận được kết quả âm tính trong lần thử đầu tiên.
Bước 2: Khi nào nên tiến hành?
Hầu hết các chuyên gia khuyên nên đợi ít nhất một ngày sau kì kinh bị lỡ trước khi làm xét nghiệm thử thai tại nhà, mặc dù một tuần mới được coi là thời gian tốt nhất. Điều này có thể khó khăn khi bạn lo lắng tìm hiểu xem mình có thai hay không, nhưng chờ đợi cho phép xét nghiệm có mức độ chính xác cao hơn vì nồng độ hCG tăng nhanh ở phụ nữ mang thai. hCG xuất hiện trong cơ thể người phụ nữ chỉ sau khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Việc này thường xảy ra khoảng 6 ngày sau khi tinh trùng và trứng hợp nhất. Đây là lý do tại sao các xét nghiệm thử thai tại nhà sẽ không nhận được kết quả dương tính nếu làm xét nghiệm quá sớm, ngay cả khi đang mang thai. Tốt nhất nên làm xét nghiệm thử thai tại nhà vào buổi sáng, khi nước tiểu cô đặc nhất và nồng độ hCG cao nhất. Theo nguyên tắc thông thường hoặc nếu bạn có chu kỳ không đều, nên đợi 3 tuần sau khi quan hệ để làm xét nghiệm thử thai. Tuy nhiên, nếu vội, hầu hết các xét nghiệm sẽ có thể hoạt động sau 2 tuần.
Bước 3: Đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận.
Mặc dù hầu hết các xét nghiệm thử thai tại nhà khá giống nhau, nhưng quan trọng vẫn phải làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể có sự khác nhau cho mỗi lần thử thai, chẳng hạn như phương pháp lấy nước tiểu, thời gian cần đi tiểu trên que và các ký hiệu được sử dụng để cho biết bạn có thai hay không.
Bước 4: Chuẩn bị cho bản thân.
Mang thai có thể là một trải nghiệm căng thẳng, đặc biệt là khi bạn lo lắng hay hy vọng về kết quả. Làm xét nghiệm một cách riêng tư và dành nhiều thời gian nếu cần, hoặc nhờ đối tác hay một người bạn thân đứng ngoài cửa phòng tắm để nói chuyện. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng, sau đó cẩn thận lấy que thử thai ra khỏi màng bọc của nó.
Cách dùng que thử thai
Có rất nhiều loại que thử thai trên thị trường hiện nay và mỗi loại thì có một cách dùng riêng. Tuy nhiên hiện nay phổ biến nhất là loại que thử thai nhúng. Các bước sử dụng que thử thai bao gồm.
Bước 1: Lấy nước tiểu
Có hai trường hợp sảy ra:
Nếu que thử thai bạn mua là loại có cốc đựng nước tiểu( loại nhúng).
Sáng ra khi mới thức dậy bạn hãy mang theo cái cốc trong hộp đựng que thử thai vào phòng vệ sinh. Ngồi trên bồn cầu cốc nhựa nhỏ được cung cấp sẵn. Thông thường cốc đựng nước tiểu thường rất nhỏ nên bạn chỉ cần lấy một chút nước tiểu sao cho gần đầy cái cốc được phát.
Có một số lưu ý trong quá trình này: Khi lấy nước tiểu, bạn chỉ nên lấy nước tiểu ở giữa dòng. Vì nước tiểu ở giữa dòng là nước có hàm lượng hCG cao nhất và ổn định nhất. Không nên lấy nước tiểu ở đầu dòng vì nước tiểu chứa các tế bào chết, peptid và protein và các tạp khác rất dễ gây nên hiện tượng dương tính giả. Bạn cũng không nên lấy nước tiểu ở cuối dòng vì lúc đó nồng độ hCG là thấp nhất sẽ rất dễ gây nên hiện tượng âm tính giả.
Nếu que thử thai của bạn là loại đi tiểu trực tiếp trên que:
Loại que thử thai này các bạn cần để ý tới hướng dẫn sử dụng của chúng. Tương tự đối với loại que thử thai này, bạn cũng chỉ nên sử dụng nước tiểu ở giữa dòng mà không dùng ở đầu hoặc cuối dòng. Một số loại que thử thai còn yêu cầu giữ trong một thời gian cụ thể ví dụ như chính xác 4 s không được hơn và cũng không được kém vì sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả. Sử dụng đồng hồ bấm giây nếu cần thiết.
Khi đi tiểu trên que, đảm bảo đặt đầu thấm của que vào dòng nước tiểu và xoay nó sao cho vùng hiển thị hướng lên trên.
Bước 2: Cho nước tiểu tiếp xúc với que thử thai
Một số que thử thai có cốc đi kèm thường có hai dạng. Một loại là nhỏ từng giọt nước tiểu lên que thử thai. Loại còn lại là nhúng que thử thai trực tiếp vào cốc.
Đối với loại yêu cầu nhỏ giọt thì bạn nên làm chính xác theo hướng dẫn trên vỏ hộp que thử thai.
Đối với loại yêu cầu nhúng thì bạn cần chú ý tới độ sâu của phần nhúng. Nếu bạn nhúng quá sâu thì que thử thai sẽ bị hỏng. Nếu bạn nhúng quá nông thì sẽ làm cho kết quả hiện thị không chính xác.
Bước 3: Chờ đợi theo thời gian quy định.
Khi đã thực hiện xong bước 2 bạn hãy để que thử thai lên mỗi bề mặt phẳng khô ráo, sạch sẽ và để vùng kết quả hướng lên trên. Thông thường bạn sẽ phải đợi 3 đến 10 phút để có kết quả rõ ràng. Với mỗi loại que thử thai đều có ghi số thời gian bạn cần chờ đợi để có kết quả trên hộp.
Một số lưu ý trong quá trình này bao gồm: Bạn không nên nhìn chăm chăm và que thử thai vì đây là khoảng thời gian bạn sẽ gặp tâm lý. Nếu bạn là một bà mẹ đang mong con thì đây là khoảng thời gian tâm trạng mong ngóng mình có bầu, cảm giác háo hức sẽ khiến thời gian trôi qua mau và bạn sẽ trở nên nóng vội. Nếu bạn là một người phụ nữ lỡ làm chuyện ấy mà không có biện pháp bảo vệ an toàn thì đây chắc hẳn là khoảng thời gian kinh hoàng. Bạn sẽ gặp stress hay căng thẳng trong khoảng thời gian chờ đợi này. Chính vì thế các chuyên gia khuyên rằng trong thời gian chờ đợi bạn hãy nên thư dãn. Dù có thai hay không thì lúc đó bạn cũng không thể quyết định được. Bạn hãy đánh lạc hướng bản thân bằng cách đi tập một vài động tác thể dục hoặc bạn có thể đi pha một tách trà.
Bước 4: Kiểm tra kết quả.
Sau khi chờ đợi một khoảng thời gian đã đủ, bạn hãy kiểm tra que thử để biết kết quả. Thông thường để cho biết có thai hay không các nhà sản xuất sẽ dùng các biểu tượng thay đổi tùy theo mẫu que thử, đọc lại hướng dẫn nếu không chắc chắn. Hầu hết các xét nghiệm thử thai tại nhà đều sử dụng một số kí hiệu như dấu cộng hoặc dấu trừ, thay đổi màu sắc được mã hóa hoặc hiện từ “mang thai” (“pregnant”) hoặc “không mang thai” (“not pregnant”) trên màn hình kỹ thuật số với các que thử hiện đại.
Que thử thai hay dùng nhất hiện nay là loại thay đổi màu sắc. Khi bạn bạn nhúng que thử thai vào cốc nước tiểu thì sẽ thấy có một vạch màu tím xuất hiện. Nếu bạn có thai thì sẽ xuất hiện thêm 1 vạch nữa và thường gọi là “hai vạch”. Nếu bạn không có thai thì chỉ xuất hiện suy nhất một vạch mà thôi.
Chú ý: Nếu bạn trót lấy nước tiểu đầu dòng thì rất có thể chỉ xuất hiện rất mờ trên màn hình hiển thị. Vẫn nên coi đó là kết quả dương tính vì điều này cho thấy xét nghiệm đã phát hiện được hCG trong nước tiểu của bạn. Bạn nên làm thêm một test thử khác để biết được chính xác mình đã có bầu hay chưa.
Nếu kết quả dương tính: Bạn nên đi khác bác sĩ để biết được một cách chính xác và xác định tuổi của thai nhi. Bạn cũng có thể làm thêm một test khác để chứng minh điều này. Cách hiệu quả nhất để biết được bạn có thai hay không là xét nghiệm máu.
Nếu kết quả âm tính: Nếu các mẹ xuất hiện chu kì kinh nguyệt bình thường thì khoảng 99% là không mang thai. Nhưng nếu bạn bị trễ kinh thì cần phải xem sét lại. Các mẹ cần đợi thêm một tuần nữa để làm tiếp 1 test nữa nếu bạn không xuất hiện kì kinh. Việc âm tính giả rất dễ xảy ra do các bà mẹ có xu hướng làm test thử thai quá sớm hoặc các mẹ tính sai ngày rụng trứng. Chính vì vậy rất nhiều chuyên gia khuyên các bà mẹ dùng loại que thử thai có hai que thử hoặc mua hai que thử thai. Nếu thử lần thứ hai vẫn âm tính, hãy đến khám bác sĩ để tìm hiểu xem có vấn đề nào khác ảnh hưởng đến kinh nguyệt hoặc có vấn đề gì gây ra các triệu chứng mang thai hay không.