Nội dung chính
Ở bài Soy lecithin chắc hẳn các bạn đã biết tổng quan về tính chất tác dụng của soy lecithin tuy nhiên lại thiếu các bằng chứng khoa học. Ở bài này sẽ đưa ra cho các bạn các con số cụ thể.
Hiệu quả của Soy lecithin lên hoạt động não bộ
Ở bài trước chắc hẳn các bạn cũng biết Soy Lecithin chứa Phosphatidylserine. Chúng giúp nâng cao tỷ trọng của phân tử Phospholipids quan trọng và cần thiết. Soy Lecithin góp phần bổ sung dinh dưỡng cho não bộ đồng thời phục hồi tổn thương não và giúp hạ Cholesterol Triglycerits máu:
- Phosphatidylcholine 23%
- Phosphatidylethanolamine 20%
- PhosphatidylSerine 20%
- Glycolipids 14.5%
- Phosphatidylinositol 14%
- Phospholipids khác 5.5%
- Tạp chất dầu 3%
Trước đây các nhà khoa học Mỹ đã trích xuất từ não bò hợp chất Phosphatidylserine và thực hiện nghiên cứu lâm sàng trong hỗ trợ điều trị bệnh mất trí và giảm khả năng nhận thức ở người già bệnh ” Alzheimer” . Các công trình nghiên cứu được thực hiện trong một khoảng thời gian dài và đã thu được nhiều kết quả mong đợi. Ngày 13/05/2003 trên trang chủ của mình FDA Mỹ đã chính thức công bố các tác dụng này của Soy lecithin. Tuy nhiên một thời gian sau đó có sự lây lan của dịch trên bò nên thay vào trích xuất từ bò các nhà khoa học đã thay thế Phosphatidylserine trích xuất từ não bò bằng Phosphatidylserine trích xuất từ Lecithin dầu đậu nành chuẩn hóa và tác dụng lâm sàng vẫn được đảm bảo.
Tham gia cấu trúc của các màng
Theo các nhà nghiên cứu, ở cấp độ phân thử thì Phosphatidylserine có vai trò là một chất tạo nên cấu trúc màng trong của các tế bào neuron – Lớp màng chịu trách nhiệm truyền tải thông tin giữa các neuron thần kinh
Ngoài ra, Soy Lecithin dầu đậu nành còn chứa nhiều các Phospholipids hữu dụng khác với hàm lượng rất cao có thể tham gia cấu tạo nên cấu trúc các màng của nhiều tế bào khác nhau
Trong tất cả các màng, màng tế bào não là màng quan trọng hàng đầu tuy nhiên chúng rất dễ bị tổ thương bởi các bệnh lý như Tai biến mạch máu não, cao huyết áp, tiểu đường, thiếu oxi não… từ đó gây ra những bệnh lý khác nhau như suy giảm trí nhớ, tự kỉ, suy giảm khả năng nhận thức.
Ngoài ra các Phospholipids (bao gồm PhosphatidylCholine, Phosphatidylinositol
Phosphatidylethanolamine) là những chất chuyển hóa các nguyên liệu cơ bản quan trọng giúp thúc đẩy các tế bào thần kinh tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như Acetylcholine, Norepinephrine, Serotonin và Dopamine
Công dụng của Soy lecithin trên chuyển hóa cholesterol
Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Cholesterol, Nghiên cứu đã đánh giá mức cholesterol toàn phần và LDL sau khi dùng lecithin đậu nành ở bệnh nhân được chẩn đoán cholesterol máu tăng. Theo đó có 30 bệnh nhân tình nguyện sử dụng soy lecithin 500mg và đạt được các kết quả đáng kinh ngạc:
Qua theo dõi các bệnh nhân kết quả cho thấy:
- Giảm 40,66% tổng lượng cholesterol sau 1 tháng.
- Giảm 42,00% tổng lượng cholesterol sau 2 tháng.
- Giảm 42,05% trong LDL sau 1 tháng.
- Giảm 56,15% LDL sau 2 tháng.
Ngoài việc giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu soy lecithin đã được chứng minh là làm tăng chức năng miễn dịch của cơ thể đặc biệt tốt đối với bệnh nhân tiểu đường.
Tham khảo thêm: Soy lecithin là gì? có tác dụng gì? Nguồn chứa Soy lecithin hiệu quả nhất?
Cập nhật tin tức y dược tại: Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com)