Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Flumetholon tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Flumetholon là thuốc gì? Thuốc Flumetholon có tác dụng gì? Thuốc Flumetholon giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Thuốc Flumetholon là thuốc thuộc nhóm thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng.
Mỗi hộp thuốc Flumetholon có 1 lọ thuốc 5ml.
Thuốc có chứa hoạt chất chính là: Fluorometholone hàm lượng 1mg/ 1ml
Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ bao gồm: Disodium edetate hydrate, benzalkonium chloride, sodium chloride, sodium dihydrogen phosphate dihydrate, methylcellulose, dibasic sodium phosphate hydrate, dầu thầu dầu 60 được hydro hóa polyoxyethylen, nước tinh khiết
Thuốc Flumetholon giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc do Công ty Santen Pharm Co., Ltd, Nhật Bản sản xuất.
Hiện nay trên thị trường, thuốc Flumetholon được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Flumetholon ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.
Giá thị trường là 25.000 đồng/ 1 hộp.
Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tác dụng
Fluorometholone là thuốc thuộc nhóm Glucorticoid – nhóm này có hoạt tính cortisol (chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch). Các Glucocorticoid có khả năng ngăn chặn quá trình viêm thông qua nhiều con đường. Chúng tương tác với các receptor nội bào cụ thể trong các mô đích để thay đổi biểu hiện của các gen đáp ứng với corticosteroid. Các thụ thể đặc hiệu Glucocorticoid trong tế bào chất của tế bào liên kết với các Glucocorticoid để tạo thành các phức hợp thụ thể – hormone cuối cùng chuyển vào nhân tế bào. Ở đó, các phức hợp này liên kết với các yếu tố đáp ứng Glucorticoid (GRE) trong vùng khởi động của gen mục tiêu và dẫn đến thay đổi biểu hiện gen của chúng. Các gen này trải qua phiên mã tạo ra mRNA, rồi dịch mã tạo thành các protein mới. Những protein như vậy bao gồm lipocortin, một loại protein được biết là có tác dụng ức chế PLA2a (phospholipase A2a) và do đó ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin, leukotrien và PAF. Glucocorticoids cũng ức chế sản xuất các chất trung gian gây viêm khác, bao gồm các chất chuyển hóa của AA (acid arachidonic) được sản xuất thông qua enzym COX (cả COX – 1 và COX – 2), cytokine, interleukin, phân tử bám dính và enzyme như collagenase. Do đó, Glucocorticoid rất hiệu quả trong làm giảm các triệu chứng của phản ứng viêm, nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ.
Fluorometholone là một corticosteroid tổng hợp chứa fluorine, ít có khả năng gây tăng nhãn áp hơn hydrocortison, prednison hoặc dexamethasone.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Flumetholon có công dụng: giảm các triệu chứng sưng, đỏ, ngứa trong điều trị các bệnh viêm phía ngoài mắt và phần trước của mắt.
Thuốc Flumetholon được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp: điều trị các bệnh viêm phía ngoài mắt và phần trước của mắt: viêm bờ mi, viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm mống mắt – thể mi, viêm củng mạc, viêm thượng củng mạc, viêm màng mạch nho, viêm mắt sau mổ…
Cách dùng – Liều dùng
Liều dùng thông thường: 1 – 2 giọt/ lần x 2 – 4 lần/ ngày, bác sĩ, dược sĩ điều chỉnh liều tùy theo độ tuổi bệnh nhân, loại bệnh và mức độ bệnh.
Cách dùng: thuốc Flumetholon ở dạng hỗn dịch nhỏ mắt, trước khi nhỏ mắt nên lắc đều lọ thuốc. Khi nhỏ, nên nghiêng đầu về phía sau, nhìn lên trên, rồi nhẹ nhàng kéo mi dưới, nhỏ thuốc vào vành mi dưới (không nhỏ thuốc lên giác mạc – phần tròng đen của mắt), lấy bông thấm hết thuốc tràn ra ngoài mí mắt rồi dùng bông chẹn vào điểm lệ ở góc trong của mắt khoảng 2 phút để bông thấm hết thuốc thừa, tránh tác dụng phụ không mong muốn của thuốc; nên nhắm mắt trong 10 giây, sau đó mở mắt và chớp mắt bình thường. Chú ý:
Không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt, mi mắt để tránh nhiễm khuẩn.
Rửa tay sạch trước khi dùng thuốc nhỏ mắt.
Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác để tranh lây nhiễm.
Không dùng cùng lúc hai thuốc nhỏ mắt, nên dùng cách quãng ít nhất là 10 phút rồi mới dùng tiếp loại thứ hai, nếu phải dùng cả thuốc dạng lỏng và thuốc mỡ, nên dùng thuốc nhỏ mắt trước, sau đó mới dùng thuốc mỡ tra mắt.
Không nhỏ thuốc khi đang đeo kính áp tròng.
Lọ thuốc khi đã mở mắt chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 15 ngày.
Tác dụng phụ
Tác dụng tại chỗ trên mắt: tăng áp lực nội nhãn, mỏng giác mạc, dị ứng, nóng rát, châm chích, ngứa mắt, sưng mắt hoặc mí mắt, chảy nước mắt, đau mắt, nhìn mờ, can thiệp vào chữa lành vết thương giác mạc, loét giác mạc, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng giác mạc do virus hoặc nấm; việc sử dụng quá mức hoặc lâu dài, làm tăng nhãn áp, tăng tiết, khó chịu, đau mắt, cảm giác có dị vật trong mắt, đục thủy tinh thể, giảm thị lực, giảm thị trường của mắt, tổn thương thần kinh thị giác.
Tác dụng toàn thân hiếm gặp: sử dụng lâu dài hoặc quá mức có thể gây ức chế tuyến thượng thận.
Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Flumetholon.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Flumetholon cho người có tiền sử mẫn cảm với hoặc bất kì thành phần nào có trong thuốc kể cả tá dược.
Bệnh nhân bị nhiễm virus ( đậu mùa, thủy đậu…).
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, bệnh lao mắt, viêm giác mạc, kết mạc do virus, nhiễm trùng mắt cấp tính có mủ.
Bệnh nhân bị xước hoặc loét giác mạc.
Chú ý – Thận trọng
An toàn cho bệnh nhi dưới 2 tuổi chưa được thiết lập, không nên sử dụng thuốc cho những bệnh nhân này.
Sử dụng thuốc này lâu dài có thể làm tăng nguy cơ tăng áp lực trong mắt. Điều này đôi khi có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp (Glaucoma), đục thủy tinh thể hoặc các vấn đề về thị lực. Bệnh nhân cần được theo dõi nhãn áp thường xuyên.
Nếu bị nhiễm trùng mắt, Flumetholon có thể làm cho nhiễm trùng này nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài hơn.
Flumetholon có thể làm chậm quá trình lành vết thương của bạn sau phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Khi sử dụng lâu dài, rút điều trị bằng cách giảm dần số lần sử dụng thuốc.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
Nếu bạn có bệnh mạn tính cần phải dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, bệnh phổi, gan, thận, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và điều chỉnh liều dùng Flumetholon nếu cần thiết.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
Với các thuốc Flumetholon hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Vaccine thủy đậu.
Thuốc này không được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng mắt do virus do tăng nguy cơ làm xấu đi tình trạng của bệnh nhân.
Thuốc này cần được sử dụng hết sức thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc tăng áp lực nội nhãn do tăng nguy cơ làm xấu đi tình trạng của bệnh nhân. Điều chỉnh liều phù hợp hoặc thay thế bằng một biện pháp phù hợp dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Flumetholon khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ.
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Khi uống quá liều thuốc Flumetholon có thể làm tăng áp lực trong mắt, dẫn đến mất thị lực, đục thủy tinh thể, bệnh Glaucom.
Xử trí: Theo dõi nếu các triệu chứng là nhẹ; nhưng cần đề phòng với sốc phản vệ vì thường có diễn biến rất nhanh, nguy hiểm. Bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.