Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Gliclazid tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Gliclazid là thuốc gì? Thuốc Gliclazid có tác dụng gì? Thuốc Gliclazid giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Gliclazid là thuốc gì?
Nhóm thuốc: Gliclazid là thuốc thuộc nhóm Hormon, Nội tiết tố.
Dạng bào chế: Gliclazid được bào chế dưới dạng viên nén.
Hàm lượng hoạt chất: mỗi viên nén Gliclazid 80mg STD có chứa 80mg dược chất là Gliclazide cùng các tá dược vừa đủ 1 viên. Các tá dược gồm có: Lactose monohydrat, tinh bột bắp, natri lauryl sulfat, povidon K30, magnesi stearate.
Thuốc Gliclazid giá bao nhiêu?
Gliclazid 80mg STD được sản xuất bởi Công ty TNHH Liên doanh STADA – Việt Nam, được phân phối và bán ra ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Hiện nay trên thị trường nó có giá khoảng 70.000 đồng/ hộp 6 gồm 6 vỉ x 10 viên nén. Bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc uy tín hoặc có thể đặt hàng trên các trang web để được giao hàng tận nhà. Tuy nhiên bạn cần check kỹ sản phẩm để tránh mua phải thuốc giả thuốc nhái vừa ko có tác dụng điều trị vừa có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Tác dụng
Gliclazid là thuốc thuộc nhóm Sulfonylure thế hệ II có cơ chế tác dụng như sau:
Gliclazide có khả năng kích thích trực tiếp vào tế bào beta đảo tuỵ khiến tế bào này tăng sản xuất insulin và làm hạ glucose máu. Ngoài ra Gliclazide còn có khả năng làm tăng số lượng các Receptor của insulin ở các tế bào, đặc biệt là các tế bào mỡ, hồng cầu, bạch cầu đơn nhân dẫn tới tăng tác dụng hạ đường huyết của insulin. Gliclazide còn có khả năng ức chế nhẹ tác dụng của Glucagon nên giảm tác dụng làm tăng glucose của glucagon. Tuy nhiên khi cơ thể không còn khả năng tăng tiết insulin thì Gliclazide không có tác dụng.
Công dụng và chỉ định
Với tác dụng làm hạ nồng độ glucose trong máu nên Gliclazid được các bác sĩ chỉ định trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường Typ II.
Cách dùng và liều dùng
Gliclazid được sử dụng bằng đường uống và thường uống 1 lần vào lúc ăn sáng. Bạn nên nuốt trọn viên thuốc bằng 1 lượng nước lọc vừa đủ, tránh không tác động phá vỡ cấu trúc của viên thuốc vì nó có thể gây giải phóng dược chất ồ ạt gây hạ đường huyết quá mức. Bạn cần đảm bảo thời điểm dùng thuốc mỗi ngày là như nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Chú ý khi điều trị đái tháo đường bằng Gliclazid bạn cần ăn uống đầy đủ, đặc biệt không được bỏ bữa sáng.
Dựa vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Thông thường như sau:
Bệnh nhân thông thường sẽ bắt đầu với liều dùng từ 40 – 80mg mỗi ngày và theo dõi, nếu cần thiết có thể tăng liều. Đa số các trường hợp điều trị đái tháo đường thường sử dụng liều 160mg mỗi ngày và dùng vào lúc ăn sáng. Tuy nhiên nếu tình trạng của bệnh nhân nặng có thể tăng liều lên 320mg mỗi ngày, chia làm 2 lần uống và dùng cách nhau 12 giờ đồng hồ. Trong quá tình điều trị cần thường xuyên theo dõi lượng đường huyết của bệnh nhân để hiệu chỉnh liều hợp lý.
Bạn cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không thay đổi liều dùng, cách dùng cũng như tự ý ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn cũng nên đọc hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn. Nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để sử dụng, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.
Tác dụng phụ
Gliclazid có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng như:
Gliclazid có thể gây hạ đường huyết quá mức.
Gliclazid có thể gây ra rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng,…
Gliclazid có thể tác động lên hệ thần kinh gây chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tâm thần,…
Gliclazid có thể gây độc cho gan, gây ra các chứng vàng da do ứ mật.
Ngoài ra Gliclazid còn có thể gây rối loạn quá trình tạo máu của cơ thể.
Các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì khác làm cho bạn cảm thấy không khỏe. Đừng hoảng hốt bởi danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bạn có thể không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.
Chống chỉ định
Không sử dụng Gliclazid cho bệnh nhân bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường typ I, bệnh nhân bị suy gan, suy thận cũng chống chỉ định với Gliclazid.
Gliclazid cũng chống chỉ định dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác
Gliclazid có thể cạnh tranh vị trí gắn với protein huyết tương nên có thể làm tăng nồng độ của một số thuốc khác trong máu như: phenytoin, Salicylat, sulfamid,… việc nồng độ của các thuốc này ở dạng tự do tăng lên trong máu có thể gây nên tình trạng quá liều và tăng độc tính của chúng.
Một số thuốc khi dùng cùng Gliclazid có thể làm tăng tác dụng của Gliclazid như: IMAO, probenecid, cloramphenicol,…
Một số thuốc khi dùng cùng Gliclazid có thể làm giảm tác dụng của Gliclazid như: thuốc tránh thai, rifampicin,..
Khi dùng đồng thời Gliclazid cùng thuốc chẹn Beta sẽ tăng nguy cơ hạ đường huyết quá mức, gây nhịp tim nhanh vì thế không kết hợp các thuốc này với nhau.
Bạn vui lòng cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết nếu bạn đang dùng, gần đây đã sử dụng hoặc có thể dùng bất kỳ loại thuốc nào khác – ngay cả những loại thuốc không được kê đơn mà bạn mua từ hiệu thuốc, siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sức khỏe.Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Gliclazid hoặc Gliclazid có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Đối với các đối tượng nhạy cảm với tác dụng hạ đường huyết của Gliclazid như người già, bệnh nhân suy tuyến thượng thận, bệnh nhân suy tuyến yên,… cần phải thận trọng khi sử dụng Gliclazid.
Đối với bệnh nhân gặp các vấn đề về gan thận như suy gan, suy thận thì cần thận trọng xem xét, nếu cần có phải giảm liều cho bệnh nhân.
Lưu ý khi dùng thuốc Gliclazid thì bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa để tránh hạ đường huyết quá mức.
Đối với phụ nữ đang cho con bú thì cần xem xét cho con ngừng bú sữa mẹ nếu bắt buộc phải sử dụng Gliclazid.
Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, nếu bạn cảm thấy không cải thiện tình trạng bệnh có thể liên hệ trao đổi với bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi cách dùng, liều dùng hay ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ của bạn.
Bạn nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và để xa tầm tay trẻ em.
Bạn tuyệt đối không sử dụng thuốc đã hết hạn, biến chất, đổi màu.
Cách xử trí quá liều và quên liều
Quá liều: một số triệu chứng có thể xuất hiện khi sử dụng quá liều Gliclazid như: tim nhập nhanh, da xanh tím, vã mồ hôi,… việc cần làm là hoà một cốc nước đường Glucose cho bệnh nhân uống rồi chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Quên liều: Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc thì hãy dùng sớm nhất có thể khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên nếu gần tới giờ dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ liều đã quên đi và dùng liều tiếp theo đúng giờ. Tuyệt đối không gộp chung 2 liều với nhau sẽ gây tình trạng quá liều. Đừng để quên 2 liều liên tiếp. Bạn có thể sử dụng báo thức nhắc nhở hoặc nhờ người thân nhắc dùm nếu bạn hay quên.