Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong thai kỳ an toàn

(1 / 5)

songkhoemoingay.com – Để tải file PDF của bài viết Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong thai kỳ an toàn, xin vui lòng click vào link ở đây.

Tóm tắt các loại kháng
sinh cần tránh trong thai kỳ
Tác dụng gây hại lên thai Thuốc được lựa chọn
Tetracycline Ức chế phát triển xương Penicillin : ampicillin, amoxi cillin, penicillin V, propicillin

Cephalosporins

Macrolides: Erythromycin, Azithromycin

Nitrofurantoin

Gây biến dạng và đổi màu vĩnh viễn (thành màu vàng) răng sữa
Aminoglycoside Độc dây thần kinh sọ VIII ; nghe kém
Trimethoprim/sulfona mide combinations Dị tật tim mạch bẩm sinh
Vàng da (vàng da nhân)
Chloramphenicol Gray baby syndrome (Hội chứng xám): Chloramphenicol ứ đọng trong cơ thể thai, khiến thai nhi có da màu xám, trụy tuần hoàn, chướng bụng.
Clarithromycin Độc tính lên phôi thai
Fluoroquinolones Tổn thương xương, sụn xương
Metronidazole Chưa có bằng chứng về dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên khuyến cáo tránh sử dụng vào quý I thai kỳ và khi cho con bú nếu có thể.

Mẹo nhớ**:

Tetracycline có chữ Tet = Teeth. Suy ra có tổn thương, vàng răng.

  • Aminoglycosides
    • Kháng sinh này từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng phụ gây độc cho tai và thận. Có trường hợp gây độc cho tai của trẻ sơ sinh do Kanamycin và Streptomycin. Còn đối với những loại aminoglycoside còn lại, vẫn chưa có báo cáo nào cho rằng chúng có liên quan đến gây độc tính cho tai thai nhi.
    • Aminoglycosides không hấp thụ qua đường tiêu hóa vì vậy nó an toàn trong giai đoạn sơ sinh bú mẹ. Thuốc từ sữa mẹ vào em bé và được đào thải hoàn toàn qua phân.
  • Cephalosporins
    • Về cơ bản là an toàn trong thai kỳ, tuy nhiên vẫn chưa có đủ bằng chứng về sự an toàn của loại thuốc này. Một số thuốc có thể gây rối loạn khuẩn ruột sơ sinh.
  • Chloramphenicol
    • Các tác dụng phụ nguy hiểm như đã đề cập ở trên. Chưa có bằng chứng an toàn khi dùng thuốc trong giai đoạn bú sữa của trẻ. Tuy nhiên vì thuốc này xuất hiện trong sữa mẹ, và nguy cơ gây hội chứng xám, do đó không khuyến cáo sử dụng trong giai đoạn cho con bú.
  • Fluoroquinolones
    • Gây tổn thương, độc tính lên xương và sụn của động vật vì vậy không khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Trong nhiều nghiên cứu quan sát, tuy nhiên, không chỉ ra được rằng Fluoroquinolones có độc tính cho thai nhi. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên tránh trong thai kỳ và trong khi cho con bú.
  • Macrolides
    • Vẫn chưa có nghiên cứu nào thật sự đánh giá được ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi. Một số báo cáo cho thấy erythromycin có thể gây hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh và độc gan ở thai phụ. Clarithromycin có liên quan đến nguy cơ tử vong của thai nhi.
    • Azithromycin có nồng độ rất thấp trong sữa, do đó được ưa chuộng để sử dụng trong khi cho con bú.
  • Nitrofurantoin
    • Có thể gây thiếu máu huyết tán ở trẻ sơ sinh nếu sử dụng gần ngày dự sinh.
  • Penicillins
    • An toàn. Có liên quan đến rối loạn khuẩn hệ ruột
    • Amoxicillin/clavulanate tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử ở sơ sinh non tháng. Vì vậy, không dùng cho thai phụ đang có nguy cơ cho chuyển dạ sinh non.
  • Sulfonamides (Ví dụ: TMP/SMX)
    • Nguy cơ vàng da nhân cho trẻ sơ sinh nếu sử dụng gần ngày dự sinh. o Nguy cơ dị tật bẩm sinh (sứt môi – hở hàm ếch)
    • Một số nghiên cứu quan sát còn chỉ ra, Sulfonamide gây dị tật tim mạch và đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh của mẹ có sử dujgn TMP/SMX vào quý I thai kỳ.
  • Tetracyclines
    • Thuốc gắn vào Calcium, gây dị tật ở xương và răng sữa. Ngoài ra thuốc còn liên quan đến dị tật hệ niệu – dục, thoát vị bẹn và biến dạng chi.
    • Tránh sử dụng trong thai kỳ và trong giai đoạn cho con bú.

Mẹo nhớ**: Có thể thấy rằng, tác dụng phụ lên thai nhi của các thuốc kháng sinh có sự tương đồng với người lớn.

  • CHLORAMPHENICOL
    • Chữ Chlo đầu tiên giúp ta tưởng tượng đến hóa chất nước Chlor, nó đổ lên xương và người của trẻ sơ sinh. Đổ lên xương gây ức chế phát triển xương, đổ lên trẻ sơ sinh gây hội chứng xám.
Nguồn: Microbiology Made Ridiculously Simple
Nguồn: Microbiology Made Ridiculously Simple
  • Tetracyclines
    • Tetracyclines = Tet = Chiến tranh Tết Mậu Thân.
    • Một anh lính trong cuộc đột kích gặp phải lựu đạn nổ, mảnh sắt văng vào gan và thận của anh ta. Ta có độc thận, gan
    • Mặt anh ta thì bị cháy. Ta có viêm da do ánh nắng.
    • Răng anh ta cũng bị tổn thương. Ta có răng, xương chậm phát triển (răng và xương liên quan với nhau).
Nguồn: Microbiology Made Ridiculously Simple
Nguồn: Microbiology Made Ridiculously Simple
  • Aminoglycoside
    • Đọc thành “A mean guy”. Một võ sĩ cục súc, đấm vào mặt, hông của đối thủ.
      • Đấm vào tai: Độc cho tai
      • Đấm vào hông: Độc cho thận
Nguồn: Microbiology Made Ridiculously Simple
Nguồn: Microbiology Made Ridiculously Simple

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here