Idium

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Idium tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Idium là thuốc gì? Thuốc Idium có tác dụng gì? Thuốc Idium giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Thuốc Idium
Hình ảnh: Thuốc Idium

Thuốc Idium là thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.

Một hộp thuốc Idium có 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén. Trong một viên nang có chứa hoạt chất chính là:

loperamide hydrochloride hàm lượng 2 mg

Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các Tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc Idium giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc do công ty GLOMED PHARMACEUTICAL Co., Inc.

Hiện nay trên thị trường, thuốc Idium được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Idium ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.

Giá thị trường 50,000 VNĐ/1 hộp 10 vỉ x 10 viên.

Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Thuốc Idium không phải là thuốc kê theo đơn, vì vậy có thể mua khi không có đơn chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng

Loperamide được sản xuất lần đầu năm 1969 và được phê duyệt năm 1976. Đây là một thuốc chống tiêu chảy tổng hợp được chỉ định để giảm triệu chứng tiêu chảy không đặc hiệu cấp hoặc mạn tính và giảm thể tích dịch tiết ra từ hồi tràng. Ở người, loperamide làm giảm thể tích phân, tăng độ nhớt và mật độ khối, giảm sự mất nước và điện giải. Loperamide là chất chủ vận thụ thể opioid, tác động lên các receptor µ ở ruột già và ruột non, tuy nhiên không ảnh hưởng lên thần kinh trung ương như các loại opioid khác. Nó hoạt động theo cơ chế làm giảm hoạt động của đám rối tĩnh mạch, giảm khả năng vận động các cơ vòng và cơ dọc thành ruột. Điều này kéo dài thời gian các chất tồn tại trong lòng ruột, cho phép tái hấp thu nhiều nước và muối khoáng hơn. Loperamide cũng làm giảm hoạt động đại tràng và ức chế phản xạ dạ dày – đại tràng.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc có công dụng giảm nhu động ruột, giảm các triệu chứng tiêu chảy.

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp: tiêu chảy cấp và mạn tính.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng

Dạng dùng là viên nang.

Liều dùng

Tiêu chảy cấp: Liều khởi đầu 2 viên, sau đó uống 1 viên sau mỗi lần phân lỏng, không vượt quá 8 viên/ngày, ngưng sử dụng thuốc nếu không thấy cải thiện sau 48 giờ.

Tiêu chảy mạn: Liều khởi đầu 2 viên, sau đó uống 1 viên sau mỗi lần phân lỏng cho đến khi kiểm soát được, sau đó uống 2-4 viên/ngày chia 2 lần.

Lưu ý: Liều sử dụng ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Tỉ lệ không xác định: chóng mặt, mệt mỏi, đau bụng, đầy hơi, táo bón, buồn nôn, khô miệng, phù mạch, phát ban, ban bọng nước.

Báo cáo hậu mãi: Viêm tụy và kéo dài khoảng QT/QTc, xoắn đỉnh, rối loạn nhịp thất khác, ngừng tim, bất tỉnh và tử vong.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với loperamide hydrochloride hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân tiêu chảy ra máu, tiêu chảy có sốt cao, tiêu chảy do nhiễm trùng (tả), viêm đại tràng giả mạc, lị cấp.

Bệnh nhân bị táo bón phải tránh.

Đau bụng không tiêu chảy.

Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.

Chú ý – Thận trọng

Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.

Các trường hợp xoắn đỉnh, ngừng tim và tử vong đã được báo cáo khi sử dụng liều cao hơn liều khuyến cáo.

Có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt, ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Các phản ứng quá mẫn đã được báo cáo: sốc phản vệ, phát ban, nổi mày đay và hội chứng Stevens-Johnson hay hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Ngừng sử dụng nếu không cải thiện triệu chứng trong vòng 48 giờ ở bệnh nhân tiêu chảy cấp, các triệu chứng xấu đi hoặc bụng phình ra.

Ngừng sử dụng thuốc ngay nếu táo bón, đau bụng, chướng bụng, có máu trong phân; không sử dụng khi cần tránh ức chế nhu động ruột (trong phình đại tràng).

Ngừng sử dụng thuốc nếu xảy ra chướng bụng ở bệnh nhân AIDS; viêm đại tràng nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn.

Thận trọng với bệnh nhân suy gan; theo dõi các dấu hiệu độc tính trên thần kinh trung ương.

Sử dụng liều cao hơn khuyến cáo có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, rối loạn nhịp thất khác, ngừng tim, bất tỉnh; trong trường hợp lạm dụng, các cá nhân thường sử dụng các loại thuốc khác cùng với loperamide để tăng cường khả năng đi qua hàng rào máu não, ức chế chuyển hóa loperamide và tăng tác dụng hưng phấn của nó.

Sự mất nước (đặc biệt ở bệnh nhân nhi dưới 6 tuổi) làm ảnh hưởng đến đáp ứng với loperamide.

Tránh kết hợp loperamide với các thuốc có khả năng kéo dài khoảng QT: nhóm IA (quinidine, procainamide…) hoặc nhốm III (amiodarone, sotalol…), thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống loạn thần (chlorpromazine, haloperidol, thioridazine, ziprasidone…), kháng sinh (nhóm quinolone) và bất kì loại thuốc nào khác được biết là kéo dài QT (pentamidine, methadone…).

Trành điều trị cho bệnh nhân có nguy cơ kéo dài QT hoặc QT kéo dài bẩm sinh, tiền sử loạn nhịp tim hoặc các rối loạn về tim khác, bệnh nhân cao tuổi hoặc những người có bất thường về điện giải.

Bệnh nhân có tiền sử nhịp tim bất thường hoặc bệnh gan.

Liều độc tiềm tàng ở bệnh nhân nhỏ hơn 6 tuổi: 0.4 mg/kg.

Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Các thuốc có khả năng gây kéo dài khoảng QT: không nên kết hợp (xem phần Chú ý – Thận trọng).

Wafarin, aspirin: tăng nguy cơ chảy máu.

2,4-thiazolidinedione, Acarbose, Acetohexamide: tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết.

Aceclofenac, Acemetacin: tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tăng kali huyết.

Acepromazine: tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của hạ huyết áp.

Acetyldigitoxin, Acetyldigoxin: tăng nồng độ huyết thanh hai thuốc này, tăng nguy cơ độc tính.

Alcuronium: tăng hoạt động ức chế thần kinh – cơ.

Thông báo cho bác sĩ đang điều trị cho bạn những loại thuốc mà bạn đang sử dụng để bác sĩ có thể phòng tránh tương tác thuốc.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Nếu xảy ra quá liều, ngưng dùng thuốc ngay lập tức và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: chóng mặt, nhịp tim nhanh hoặc không đều, thở chậm, tiểu khó, ngất xỉu…

Nếu quên liều, bệnh nhân nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và sử dụng liều tiếp theo như bình thường. Không nên tự ý dùng bù thuốc của liều trước vào liều sau.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here