Nội dung chính
Bác Sĩ Trần Thành Tới đã hoàn thành chương trình đào tạo Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa nội tiêu hóa gan mật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Nguyễn Trãi.
Ngoài ra, Bác Sĩ Trần Thành Tới còn tham gia đào tạo tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y Dược – Đại học Hồng Bàng, và Khoa Y Sinh – Đại Học Thể Dục Thể Thao. Bác Sĩ Trần Thành Tới hiện đang cộng tác tại Bệnh Viện Pháp Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Trần Thành Tới – Người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc thăm khám và tư vấn với các bệnh nhân bị tiểu đường. Bác sĩ Tới lưu ý người bị tiểu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để kiểm soát đường huyết. Số lượng đường cần ăn hàng ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng, mức độ hoạt động vận động, tuổi tác và điều trị tiểu đường hiện tại.
Vậy người bệnh tiểu đường cần nạp lượng đường như nào và bao nhiêu là đủ? Trong bài viết này, Bác sĩ Trần Thành Tới sẽ đưa ra lời khuyên tham khảo dành cho các bệnh nhân tiểu đường.
Vai trò của đường đối với bệnh nhân bị tiểu đường
Các bệnh nhân bị tiểu đường luôn có mối lo về việc nạp đường vào cơ thể sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên trên thực tế, cơ thể chúng ta, cụ thể là các tế bào cần một vài loại đường để hoạt động. Trong số đó, đường glucose là nguồn nhiên liệu không thể thiếu cho cơ thể và não bộ. Vì thế, người bị tiểu đường vẫn cần phải nạp đường vào cơ thể.
Đường (hoặc glucose) trong cơ thể được tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Một trong những nguồn chính đó là các loại thức ăn chứa carbonhydrate, như tinh bột từ ngũ cốc, gạo… cũng như trong các loại thức uống và thực phẩm có chứa đường.
Bác sĩ Trần Thành Tới cho biết: Đường sau khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành glucose để tạo ra năng lượng cho tế bào. Các loại thực phẩm có chứa carbonhydrate đơn giản như bánh kẹo ngọt, các loại trái cây sẽ bị phân hủy và nhanh chóng đưa 1 lượng đường vào máu. Trong khi đó, đối với các carbonhydrate phức tạp trong cơm, bún, phở, miến…..thì phân hủy chậm hơn và lượng đường được cung cấp cũng ổn định hơn.
Các loại đường “ẩn” có trong các loại thực phẩm
Các loại đường ẩn trong thực phẩm thường không được nhìn thấy trực tiếp, nhưng chúng cung cấp năng lượng và ảnh hưởng đến mức đường huyết. Trên các bao bì của các sản phẩm đóng gói cũng đều ghi thành phần có chứa đường hoặc đường dưới các tên gọi khác nhau, ví dụ như: mật ong, mật đường, đường đen, đường mía, siro bắp (nhiều đường fructose), maltose, fructose…….Các loại đường này ít nhiều đều có ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu vì cơ thể không thể tự phân biệt đường tối và đường xấu. Ngay kể cả đường tự nhiên, khi nạp quá nhiều vào cơ thể vẫn gây tăng đường huyết, có thể dẫn đến biến chứng, nguy hiểm cho cơ thể.
Vậy người bị bệnh tiểu đường thì có nên sử dụng đường không?
Người bị tiểu đường thường được khuyến khích hạn chế sử dụng đường trong khẩu phần ăn của họ. Điều này là do đường có thể gây tăng đột ngột lượng đường huyết, gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng cho người bị tiểu đường.
Bác sĩ Trần Thành Tới khuyên các bệnh nhân tiểu đường cũng không nên loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi khẩu phần ăn, nên ăn có kiểm soát và cần kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, có thể lựa chọn các nguồn đường tự nhiên từ trái câu, rau củ……, thay vì sử dụng đường tinh chế. Ngoài ra, một điểm mà bệnh nhân cũng như người nhà cần lưu ý: Thay vì chỉ tập trung vào lượng đường, nên theo dõi tổng lượng carbonhydrate trong khẩu phần ăn. Đều này giúp kiểm soát carbonhydrate từ đường và từ các nguồn khác như tinh bột và rau củ.
Người tiểu đường nên sử dụng bao nhiêu đường một ngày là đủ
Theo bác sĩ Trần Thành Tới, lượng đường phù hợp cho người tiểu đường thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng, chiều cao, mức độ hoạt động vận động, tuổi tác và mức độ kiểm soát đường huyết hiện tại. Tuy nhiên, tổng lượng carbonhydrate mỗi ngaỳ cho người tiểu đường thường được khuyến khuyến nghị là khoảng 45-60gram cho mỗi bữa ăn, tùy vào nhu cầu năng lượng và cá nhân của mỗi người.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), lượng đường tối đa nạp vào cơ thể một ngày, với nam giới là 150 calo (tương đương với khoảng 37,5g đường), với nữ giới là 100 calo (khoảng 25g đường). Người bệnh tiêu đường nạp ít hơn lượng đường so với người bình thường. Nếu người bệnh sử dụng quá nhiều đường, cơ thể sẽ bị tăng đường huyết, các tế bào sản sinh ra insulin sẽ bị tổn thương, không thể tạo được insulin dẫn đến tình trạng viêm trầm trọng, lâu dần sẽ gây tổn thương cho các cơ quan khác như tim, dây thần kinh, mắt, thận………..
Bệnh nhân tiểu đường cũng cần tránh những đồ uống ngọt đóng chai, thực phẩm chế biến sẵn vì lượng đường hóa học trong các loại thức uống đó khá cao. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến các sản phẩm có ghi “không đường” trên bảng dinh dưỡng, điều đó không đồng nghĩa với việc các sản phẩm đó không gây bất kì ảnh hưởng nào đến lượng đường huyết
Một số cách hạn chế nạp đường vào cơ
- Ăn trái cây thay vì uống nước ép, uống nước lọc, đồ uống không ngọt
- Dùng nước ép từ các loại quả mọng để thêm vào các món như sữa, sữa chua….thay vì dùng đường hoặc sữa đặc
- Khi ăn những thực phẩm có chứa đường, hãy ăn khẩu phần nhỏ hơn bình thường và nhai chậm
- Đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn để cân bằng đủ các loại dưỡng chất, giảm cảm giác đói nhanh.
- Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, các món được ninh hầm nhừ vì thường sẽ có nhiều đường bổ sung, làm đường hấp thụ nhanh vào máu khiến lượng đường huyết tăng nhanh hơn.
Trên đây là những lời khuyên vô cùng bổ ích của Bác sĩ Trần Thành Tới. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho người tiểu đường và người thân để có một chế độ dinh dưỡng hợp lí, chăm sóc sức khỏe người bệnh tốt hơn.