Trahes

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Trahes tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Trahes là thuốc gì? Thuốc Trahes có tác dụng gì? Thuốc Trahes giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Trahes là thuốc gì?

Trahes là thuốc có tác dụng điều trị cơn co thắt phế quản trên đường hô hấp ở 1 số bệnh nhân có hen

Trahes được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá – VIỆT NAM, với dạng bào chế thuốc bột pha hỗn dịch uống chứa trong hộp 14 gói hoặc 28 gói, mỗi gói 1 g

Trahes có thành phần chính là Montelukast dưới dạng Montelukast natri hàm lượng 5 mg cùng với tá dược vừa đủ 1 gói.

Trahes mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Gói thuốc Trahes
Hình ảnh: Gói thuốc Trahes

Trahes hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc. Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Trahes đang được bán trên thị trường với giá 160.000đ/hộp 28 gói.

Tác dụng của thuốc

Thuốc có thành phần chính là Montelukast, đây là chất đối vận của cysteinyl leukotriene, tác dụng của thuốc được thể hiện qua tác dụng đối vận của Montelukast. Vì:

cysteinyl leukotriene là một chất có tác dụng phát động phản ứng dị ứng mạnh và nhanh. Sau khi đường hô hấp bị kích thích bởi kháng nguyên, cysteinyl leukotriene sẽ được tiết ra, nhiệm vụ của chúng là tăng co thắt cơn trơn khí phế quản mạnh gấp 10 lần histamine, giãn mạch, xung huyết, tăng khả năng huy động các bạch cầu hạt ưa acid và bạch cầu hạt ưa base đến, đồng thời hoạt hóa các đại thực bào và các bạch cầu hạt tại đường hô hấp tăng cường hoạt hóa, kéo dài thời gian sống của bạch cầu, đôi khi còn hướng động và hoạt hóa bạch cầu hạt trung tính.

Từ vai trò rất quan trọng của cysteinyl leukotriene trong cơn hen phế quản, thuốc với thành phần Montelukast có khả năng đối vận trên receptor của cysteinyl leukotriene làm mất khả năng gắn của cysteinyl leukotriene và hoạt hóa receptor, dẫn đến tình trạng không sử dụng được cysteinyl leukotriene, từ đó ức chế phản ứng dị ứng, đặc biệt là phản xạ của cơn co thắt khí phế quản ở bệnh nhân hen, có tác dụng giãn cơ trơn khí phế quản, thông thoáng đường hô hấp, cải thiện tình trạng hen.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc Trahes với công dụng chống co thắt cơ trơn khí phế quản nên được chỉ định chủ yếu trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là các bệnh có co thắt cơ trơn khí phế quản như các triệu chứng khó thở, thở khò khè, ho do hen phế quản, tức ngực trong vận động mạnh, viêm mũi dị ứng cấp hoặc mạn tính, dự phòng các cơn hen cấp trong hen phế quản mạn tính, điều trị hen phế quản mạn tính, dự phòng co thắt khí phế quản do gắng sức.

Cách dùng – Liều dùng

Thuốc Trahes
Hình ảnh: Trahes

Cách dùng: pha thuốc với nước sôi để nguội thành hỗn dịch rồi uống theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, uống thuốc cùng hoặc không cùng bữa ăn, đa phần các bệnh đều nên uống vào buổi tối vì cơn hen dễ tự khởi phát về đêm

Liều dùng: thay đổi tùy từng đối tượng và mục đích điều trị

Đối với viêm mũi dị ứng: uống 2 gói 1 lần 1 ngày, thời điểm tùy thuộc chế độ sinh hoạt của bệnh nhân

Đối với phòng và điều trị hen phế quản: uống 2 gói 1 lần 1 ngày, thường vào buổi tối

Đối với đề phòng co thắt khi gắng sức ở bệnh nhân có hen: uống 2 gói ít nhất 2 giờ trước khi vận động gắng sức

Đối với trẻ em: cần có sự chỉ định của bác sĩ đối với từng trường hợp và đối tượng cụ thể

Tác dụng phụ

Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy

Phản ứng dị ứng trên da: ban đỏ, nổi mẩn, ngứa, đau cơ và khớp, xuất huyết, xuất huyết dưới da, phù

Tim: đánh trống ngực, hồi hộp

Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, giấc mộng bất thường, kích động, ảo giác, thay đổi nhân cách.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi

Đối với bênh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đối với bệnh nhân tắc nghẽn đường hô hấp trong trường hợp có dị vật

Đối với bệnh nhân có bệnh Leukemia cấp

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.

Chú ý, thận trọng khi dùng thuốc

Chú ý: đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi dừng thuốc phải giảm liều từ từ để tránh hiện tượng bật lại gây ra các triệu chứng nguy hiểm

Thận trọng:

Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có  mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc

Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không dùng cùng với các thuốc chẹn beta 2 adrenergic do nguy cơ hiệp đồng tác dụng

Không dùng cùng với các thuốc làm tăng chuyển hóa qua gan như phenobarbital, phenytoin,… vì làm giảm tác dụng điều trị của thuốc

Phối hợp với chế độ ăn hợp lí, tránh ăn phải đồ ăn gây nguy cơ dị ứng cao

Không sử dụng cùng với rượu và đồ uống có cồn gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và chuyển hóa thuốc trong cơ thể

Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ

Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu ba đỏ trên da, ngứa, rối loạn tiêu hóa,buồn nôn, đau thượng vị, nôn, buồn ngủ, có cảm giác khát,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời

Quên liều: uống sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc .

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here