Nội dung chính
- 1 ZELFAMOX 500/125 DT là thuốc gì?
- 2 Thuốc ZELFAMOX 500/125 DT giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- 3 Tác dụng
- 4 Công dụng và chỉ định
- 5 Cách dùng và liều dùng
- 6 Chống chỉ định
- 7 Tác dụng phụ của thuốc ZELFAMOX 500/125 DT
- 8 Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc ZELFAMOX 500/125 DT
- 9 Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
- 10 Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc ZELFAMOX 500/125 DT
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc ZELFAMOX 500/125 DT tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: ZELFAMOX 500/125 DT là thuốc gì? Thuốc ZELFAMOX 500/125 DT có tác dụng gì? Thuốc ZELFAMOX 500/125 DT giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
ZELFAMOX 500/125 DT là thuốc gì?
Thuốc ZELFAMOX 500/125 DT là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị viêm amidan, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi – phế quản.
Một hộp thuốc ZELFAMOX 500/125 DT có 2 vỉ, mỗi vỉ 7 viên nén. Trong một viên nén loại có chứa 2 hoạt chất chính:
Amoxicilin (dưới dạng Amoxicilin trihydrat) hàm lượng 500mg
Sulbactam (dưới dạng Pivoxil sulbactam) hàm lượng 125mg
Ngoài ra thuốc còn được kết hợp bởi các Tá dược vừa đủ 1 viên
Thuốc ZELFAMOX 500/125 DT giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
ZELFAMOX 500/125 DT là một sản phẩm của Công ty Dược phẩm TW1 – VIỆT NAM, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 200.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc và giao hàng trên toàn quốc.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc ZELFAMOX 500/125 DT tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tác dụng
Với 2 dược chất là Amoxicilin, Sulbactam, viên nén ZELFAMOX 500/125 DT mang đầy đủ những tác dụng dược lý của cả 2 chất này.
Amoxicilin: thuốc kháng sinh nhóm aminopenicillin, có hoạt phổ rộng, khá bền trong môi trường acid, có khả năng chống trực khuẩn gram âm. Giống như các penicillin khác trong nhóm, amoxicillin có tác dụng diệt khuẩn nhờ cơ chế ức chế sự sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn như vi khuẩn gram âm và gram dương như: liên cầu, tụ cầu không tạo penicillinase, H. influenzae, Diplococcus pneumoniae, N.gonorrheae, E.coli, và proteus mirabilis.
Sulbactam: thuốc kháng sinh nhóm beta – lactam và có tác dụng của nó là ức chế Beta -lactamase tuy nhiên hoạt tính kháng khuẩn rất yếu do đó nên dùng để phối hợp với các thuốc khác trong lâm sàng. Cơ chế là sau khi đã gắn vào beta lactamase, sulbactam gây mất hoạt tính của men này do đó bảo vệ được các kháng sinh có cấu trúc beta lactam khỏi sự phá huỷ. Vì vậy ngày nay sulbactam được khuyến cáo là dùng kết hợp với nhóm penicillin giúp mở rộng phổ tác dụng của penicillin với các vi khuẩn tiết ra beta lactamase như vi khuẩn ruột, E.coli, tụ cầu,…
Công dụng và chỉ định
Thuốc ZELFAMOX 500/125 DT được các bác sĩ chỉ định dùng phổ biến nhất trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra như: Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa; Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi – phế quản; Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận, nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ; ngoài ra còn có tác dụng điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn da và mô mềm như: mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương; hay nhiễm khuẩn xương và khớp; chỉ định khác của thuốc được liệt kê như sau: nhiễm khuẩn khác: nhiễm khuẩn do nạo thai, nhiễm khuẩn máu sản khoa, nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng: thuốc được bào chế ở dạng viên nén phân tán nên được khuyến cao bắt buộc là dùng theo đường uống để có thể phát huy tác dụng hiệu quả, lưu ý khi uống cần uống viên nén với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được. khi uống thuốc, bệnh nhân nên uống trọn viên thuốc mà không nên nhai, nghiễn nát viên thuốc hay ngậm qáu lâu trong miệng. Chú ý bắt đầu từ liều ban đầu thấp nhất có tác dụng.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 40kg: mỗi lần dùng 1 viên ( 250mg/50mg), chia làm 3 lần trong ngày.
Liều dùng dành cho bệnh nhân là trẻ em dưới 40kg: mỗi ngày uống từ 20 – 40mg cho 1 kg cân nặng, chia thành 3 lần uống trong ngày, và tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn. Cần điều trị tối thiểu thêm 2 – 3 ngày sau khi đã hết các triệu chứng lâm sàng.
Chú ý: Không nên sử dụng thuốc quá 14 ngày mà không tái khám.
Liều dùng dành cho bệnh nhân là bệnh nhân bị suy thận: liều lượng cần điều chỉnh dựa vào hệ số thanh thải creatinin như sau:
Nếu ClCr < 10 mL/ phút: mỗi ngày dùng từ 250 – 500mg, tùy mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
Nếu ClCr 10 – 30mL/ phút: mỗi lần dùng 250 – 500mg, chia làm 2 lần trong ngày, tùy mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
Liều dùng dành cho bệnh nhân thẩm phân máu: mỗi ngày dùng 250 – 500mg, tùy mức độ nặng của nhiễm khuẩn và 01 liều bổ sung trong vào sau mỗi giai đoạn thẩm phân.
Chống chỉ định
ZELFAMOX 500/125 DT chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thành phần thuốc hoặc kháng sinh nhóm penicilin, cephalosporin.
Không dùng thuốc này điều trị cho người bệnh có tiền sử bệnh về đường tiêu hoá, đặc biệt là viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc viêm ruột kết do kháng sinh.
Chống chỉ định trong các trường hợp có tiền sử vàng da hoặc rối loạn chức năng gan.
Tác dụng phụ của thuốc ZELFAMOX 500/125 DT
Sử dụng thuốc ZELFAMOX 500/125 DT có thể gặp một số tác dụng không mong muốn thường gặp như ỉa chảy, ngứa ngáy, phát ban; tác dụng phụ ít gặp như buồn nôn, nôn mửa, tăng bạch cầu ái toan, phát ban da, viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase máu; các tác dụng phụ hiếm gặp như tăng nhẹ SGOT, kích động, vật vã, bồn chồn lo lắng, phản ứng phản vệ, phù Quincke, giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan huyết, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens – Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc, viêm thận kẽ.
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc ZELFAMOX 500/125 DT
Do thuốc chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận nên trong quá trình điều trị nhất là dài ngày bệnh nhân cần phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận.
Trong quá trình sử dụng thuốc các dấu hiệu và triệu chứng vàng da ứ mật dù ít xuất hiện nhưng có thể nặng khi xảy ra tuy nhiên chúng thường hồi phục và sẽ hết sau 6 tuần dừng dùng thuốc.
Đã có nhưng phản ứng quá mẫn trầm trọng và một số đã dẫn đến tử vong (dạng phản vệ) đã được báo cáo xảy ra trên bệnh nhân dùng các kháng sinh penicilin.
Thận trọng khi dùng thuốc cho các bệnh nhân có nghi ngờ có tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn vì có số liệu cho thấy đã có xuất hiện ban đỏ (đa dạng) đi kèm với sốt nổi hạch (tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn) ở những bệnh nhân dùng Amoxicilin.
Dù chưa có nghiên cứu khoa học về việc dùng thuốc cho người mang thai, nhưng vẫn cần tránh dùng thuốc ở phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, trừ trường hợp được chỉ định bởi thầy thuốc.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú do thuốc có khả năng bài tiết vào sữa mẹ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Tránh sử dụng ZELFAMOX 500/125 DT với các thuốc đông máu như wafarin do nó làm kéo dài thời gian chảy máu và đông máu.
Không dùng chung với các thuốc tránh thai đường uống do nó làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai uống.
Một số thuốc làm tăng hấp thu ZELFAMOX 500/125 DT như Probenecid, Nifedipin cần thận trọng khi dùng chung.
Cloramphenicol, macrolid, sulfonamid và tetracyclin có thể làm giảm tác dụng diệt khuẩn của thuốc.
ZELFAMOX 500/125 DT còn làm giảm nồng độ methotrexat dẫn làm tăng độc tính trên đường tiêu hóa và hệ tạo máu.
ZELFAMOX 500/125 DT làm tăng nguy cơ bị phản ứng dị ứng da của allopurinol, cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc ZELFAMOX 500/125 DT
Quá liều: thuốc khá an toàn ít gây tai biến ngay cả ở liều cao nên chưa có đủ số liệu về các phản ứng tai biến khi dùng liều cao của thuốc.
Xử trí: cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức và sử dụng các biện pháp hỗ trợ, có thể gây nôn, rửa dạ dày nếu mới quá liều. Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho thuốc này nhưng Amoxicilin và sulbactam có thể được loại bỏ bằng cách thẩm phân máu.
Bệnh nhân cần báo với bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn xử trí phù hợp.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.