Torvalipin

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Torvalipin tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Torvalipin là thuốc gì? Thuốc Torvalipin có tác dụng gì? Thuốc Torvalipin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Hộp thuốc Torvalipin
Hình ảnh: Hộp thuốc Torvalipin

Thuốc Torvalipin là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch.

Mỗi hộp thuốc Torvalipin có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nén bao phim.

Trong một viên nén có chứa hoạt chất chính là: Atorvastatin (Atorvastatin calcium) hàm lượng 20mg

Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ 1 viên nén bao gồm: dicalcium hydrophosphat khan, lactose monohydrate, sodium croscarmellose, cellulose vi tinh thể, magnesi stearat, tá dược bao phim.

Thuốc Torvalipin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc do Công ty Actavis HF, Ấn Độ sản xuất.

Hiện nay trên thị trường, thuốc Torvalipin được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Torvalipin ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.

Giá thị trường là 140.000 đồng/1 hộp

Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tác dụng

Thuốc Torvalipin chứa hoạt chất chính là atorvastatin điều trị tăng lipid máu.

Atorvastatin là dẫn chất statin mạnh nhất và được sử dụng rông rãi nhất của nhóm thuốc ức chế enzyme 3 – hydroxyl – 3 – methylglutaryl – coenzyme A  reductase (HMG – CoA reductase).

Atorvastatin là chất ức chế cạnh tranh chọn lọc, thuận nghịch của enzyme HMG – CoA reductase, hoạt động bằng cách liên kết với vị trí xúc tác quan trọng của enzyme. HMG – CoA reductase là enzyme xúc tác cho phản ứng khử HMG – CoA thành mavenolate – tiền chất của các sterol bao gồm cholesterol, là bước hạn chế tốc độ tổng hợp cholesterol ở gan. Do đó việc phong tỏa này làm giảm sản xuất cholesterol.

Cholesterol và triglyceride lưu thông trong máu như là một phần của phức hợp lipoprotein. Khi dùng máy siêu li tâm, các phức hợp này phân chia thanh các phần: HDL (lipoprotein tỉ trọng cao), IDL (lipoprotein tỉ trọng trung bình), LDL (lipoprotein tỉ trọng thấp) và VLDL (lipoprotein tỉ trọng rất thấp). Triglyceride (TG) và cholesterol trong gan được tích hợp vào VLDL và được giải phóng vào huyết tương để đi đến các mô ngoại biên. LDL được hình thành từ VLDL và được dị hóa chủ yếu thông qua thụ thể LDL có ái lực cao. Các nghiên cứu lâm sàng và bệnh lý cho thấy nồng độ cholesterol toàn phần (total – C), LDL – cholesterol (LDL – C) và apolipoprotein B (apo B) trong huyết tương tăng cao là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, trong khi mức độ tăng HDL-C có liên quan đến giảm nguy cơ tim mạch.

Trong các mô hình động vật, atorvastatin làm giảm nồng độ cholesterol và lipoprotein huyết tương bằng cách ức chế HMG – CoA reductase và tổng hợp cholesterol ở gan bằng cách tăng số lượng thụ thể LDL trên bề mặt tế bào gan để tăng cường hấp thu và dị hóa LDL; atorvastatin cũng làm giảm sản xuất LDL và số lượng hạt LDL. atorvastatin làm giảm LDL – C ở một số bệnh nhân bị tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử (FH), những bệnh nhân này ít khi đáp ứng với các thuốc hạ lipid máu khác.

Hộp Torvalipin
Hình ảnh: Thuốc Torvalipin điều trị tăng lipid máu

Tác dụng của atorvastatin làm giảm lượng LDL – C, cholesterol toàn phần, apolipoprotein B, VLDL – C và triglyceride trong khi làm tăng bài tiết HDL – C. Ở những bệnh nhân biểu hiện rối loạn mỡ máu, atorvastatin đã được chứng minh là làm giảm IDL – C.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, tác dụng của atorvastatin đối với cholesterol toàn phần, LDL – C và triglyceride được chứng minh là phụ thuộc vào liều và cho thấy tác dụng giảm từ 36 – 53% mức LDL – C.

Với vai trò là một liệu pháp phòng ngừa, việc sử dụng atorvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp đã giảm 36% bệnh động mạch vành gây tử vong. Đồng thời, ở bệnh nhân tiểu đường type 2, atorvastatin được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở 37% bệnh nhân.

Atorvastatin đã được đề xuất làm giảm sự hình thành mạch có thể có ích trong trường hợp tụ máu dưới màng cứng mạn tính.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc Torvalipin có công dụng: Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để giúp giảm cholesterol xấu (LDL), triglyceride và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ và đau thắt ngực.

Thuốc Torvalipin được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:

Điều trị tăng cholesterol máu:

Torvalipin được chỉ định cùng chế độ ăn uống hợp lí để giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, apolipoprotein B hoặc triglyceride ở bệnh nhân trưởng thành và trẻ em trên 10 tuổi trở lên bị tăng cholesterol máu nguyên phát.

Tăng cholesterol gia đình dị hợp tử hoặc tăng lipid máu hỗn hợp (tương ứng với loại IIa hoặc loại IIb theo Frederickson) nếu chế độ ăn uống và các biện pháp không sử dụng thuốc khác không đủ hiệu quả.

Torvalipin cũng được sử dụng để giảm cholesterol toàn phần và LDL ở những bệnh nhân trưởng thành có dạng tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử như một liệu pháp bổ trợ cho các liệu pháp hạ lipid máu khác (ví dụ như điều trị giảm cholesterol LDL) hoặc khi không có liệu pháp này.

Phòng bệnh tim mạch:

Ngăn ngừa các biến cố tim mạch ở bệnh nhân trưởng thành có nguy cơ bị biến cố tim mạch cao cùng với các biện pháp giảm các yếu tố nguy cơ khác.

Cách dùng – Liều dùng

Liều dùng: liều lượng nên được xác định dựa trên giá trị ban đầu của LDL, mục đích điều trị và đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

Liều khởi đầu thông thường: 10mg mỗi ngày, liều tối đa là 80mg/ ngày, việc điều chỉnh liều được thực hiện trong khoảng thời gian ít nhất 4 tuần hoặc lâu hơn.

Tăng cholesterol máu nguyên pháp và tăng lipid máu hỗn hợp: 10mg/ lần x 1 lần/ ngày.

Tăng cholesterol máu gia đình (dị hợp tử): liều khởi đầu là 10mg/ ngày, điều chỉnh liều sau mỗi 4 tuần cho đến khi đạt được liều 40mg/ ngày, liều tối đa là 80mg/ ngày.

Tăng cholesterol máu gia đình (đồng hợp tử): 10mg/ ngày, nên dùng Torvalipin như là một biện pháp bổ trợ cho các liệu pháp hạ lipid khác.

Phòng bệnh tim mạch: thông thường là 10mg/ ngày, có thể tăng liều cao hơn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ em trên 10 tuổi: liều khởi đầu được đề nghị là 10mg/ ngày có thể tăng lên 20mg/ ngày.

Không khuyến cáo cho trẻ em dưới 10 tuổi.

Cách dùng: thuốc Torvalipin ở dạng viên nén bao phim nên được dùng theo đường uống. Khi uống thuốc bệnh nhân nên uống cùng một cốc nước.

Tác dụng phụ

Thuốc Torvalipin
Hình ảnh: Thuốc Torvalipin

Rất hay gặp: tiêu chảy, đau khớp, viêm mũi họng.

Hay gặp: buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, bilirubin trong máu tăng, ALT tăng, transaminase tăng, AST tăng, xét nghiệm chức năng gan bất thường, phosphatase kiềm trong máu tăng, đau tứ chi, đau cơ xương khớp, co thắt cơ, đau cơ, sưng khớp, đau lưng, nhức đầu, dị ứng, mất ngủ, nhiễm trùng tiết niệu, tử vong do bệnh lí tim mạch, đau họng, chảy máu mũi, tăng đường huyết.

Ít gặp: đau bụng, nôn mửa, viên tụy, viêm gan, đau cổ, mỏi cơ, giảm tiểu cầu, dị cảm, chóng mặt, giảm cảm giác, loạn vị giác, mất trí nhớ, rối loạn cương dương, phát ban, ngứa, nổi mề đay, rụng tóc, mờ mắt, chán ăn, hạ đường huyết, tăng cân.

Hiếm gặp: ứ mật trong gan (cholestasis), viêm cơ, tiêu cơ vân, viêm bao gân, bệnh cơ, bệnh lí thần kinh ngoại biên, sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn, phù, ban đỏ, hội chứng Stevens – Johnson, viêm xoang, viêm họng, rối loạn thị giác,

Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Torvalipin.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Torvalipin cho người có tiền sử mẫn cảm với atorvastatin hoặc bất kì thành phần nào có trong thuốc kể cả tá dược.

Bệnh nhân mắc bệnh gan ở giai đoạn tiến triển hoặc các tình trạng liên quan đến sự gia tăng liên lục không giải thích được của transaminase trong huyết thanh.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Trẻ em dưới 10 tuổi.

Chú ý – Thận trọng

  • Theo dõi kết quả xét nghiệm chức năng gan định kỳ và nồng độ lipid trước khi bắt đầu điều trị, lúc 6 và 12 tuần sau khi bắt đầu điều trị, hoặc sau khi tăng liều và định kỳ sau đó.

Thuốc Torvalipin có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: làm tăng mức AST, ALT, CK; giảm số lượng tiểu cầu.

Ngừng sử dụng thuốc ở những bệnh nhân mắc các bệnh nghiêm trọng, cấp tính gợi ý bệnh cơ hoặc những người có nguy cơ bị suy thận thứ phát do tiêu cơ vân do chấn thương; ca phẫu thuật lớn; rối loạn chuyển hóa, nội tiết và điện giải nghiêm trọng; nhiễm trùng cấp tính nặng; huyết áp thấp; hoặc co giật không kiểm soát được.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.

Nếu bạn có bệnh mạn tính cần phải dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, bệnh phổi, gan, thận, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và điều chỉnh liều dùng Torvalipin nếu cần thiết.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc

Lưu ý:

Với các thuốc Torvalipin hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.

Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.

Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Thuốc kháng acid: làm giảm nồng độ atorvastatin.

Thuốc trị nấm (các azole: ketoconazol, clotrimazol, fluconazole); cyclosporine; erythromycin, các dẫn xuất acid fibric (fenofibrat, gemfibrozil…), niacin: tăng nguy cơ tiêu cơ vân.

Digoxin, erythromycin: nguy cơ tăng nồng độ các thuốc này trong huyết tương.

Thuốc tránh thai nội tiết tố: nguy cơ tăng nồng độ hormone.

Thuốc ức chế CYP 3A4 mạnh: clarithromycin, thuốc ức chế HIV protease, itraconazole.

Nước bưởi.

Torvalipin khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ.

Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Triệu chứng: Chưa có báo cáo về tình trạng quá liều. Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng bất thường trên gan, tim, thận, tiêu hóa, thần kinh giống tác dụng không mong muốn của thuốc.

Xử trí: Theo dõi nếu các triệu chứng là nhẹ; nhưng cần đề phòng với sốc phản vệ vì thường có diễn biến rất nhanh, nguy hiểm. Bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện để có hướng xử trí an toàn. Thuốc liên kết mạnh với protein huyết tương, chạy thận nhân tạo sẽ không làm tăng đáng kể mức độ thải trừ của thuốc.

Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.

Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here