Jevax

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm vắc xin Jevax tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Vắc xin Jevax là thuốc gì? Vắc xin Jevax có tác dụng gì? Vắc xin Jevax giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Jevax là gì?

Vắc xin Jevax
Hình ảnh: Vắc xin Jevax

Jevax là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Vắc xin được một lọ với 1ml vắc xin có chứa thành phần là: virus viêm não Nhật Bản đã bất hoạt, tinh khiết với hàm lượng vừa đủ 1 liều, Thimerosal hàm lượng không quá 0,012 % (w/v), Dung dịch TCM-199 không có đỏ phenol vừa đủ 1ml.

Jevax được bạn với giá bao nhiêu?

Jevax được sản xuất tại công ty Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 Vabiotech. Hiện nay giá bán của vắc xin Jevax là 75000 đồng/liều 0,5ml và 105000 đồng/liều 1ml. Để cho trẻ sử dụng vắc xin bạn cần đến hoặc đưa trẻ đến những nơi tiêm chủng vắc xin như: Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương- TT Y Tế Dự Phòng Hà Nội để được các bác sĩ và y tá tiêm vắc xin cho trẻ.

Tham khảo thêm:

Bảng giá tiêm chủng vacxin tại 70 Nguyễn Chí Thanh

Cách đặt lịch hẹn và bảng giá tiêm chủng tại trung tâm y tế dự phòng 131 Lò Đúc

Tác dụng của Jevax

Sinh lí bệnh của viêm não Nhật Bản

Chu trình lây bệnh của virus JEV
Hình ảnh: Chu trình lây bệnh của virus JEV

Viêm não Nhật Bản do virus JEV (virus viêm não Nhật Bản) gây ra, nó có thể dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Bệnh thường xảy ra với trẻ dưới 15 tuổi. Muỗi là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản, ban đầu chúng hút máu của những sinh vật có chứa virus gây viêm não Nhật Bản như: lợn, chim sau đó đêm nguồn bệnh đi khi hút máu ở người sẽ truyền mầm bệnh vào cơ thể người. khi mắc viêm não Nhật Bản trẻ có thể có tình trạng sốt cao, đau đầu và gặp phải một số rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, nôn, buồn nôn… và có thể dẫn đến tử vong ở một số trường hợp.

Cơ chế tác dụng của vắc xin

Khi tiêm vắc xin vào cơ thể có nghĩ là ta đã đưa vào cơ thể một lượng virus viêm não Nhật Bản đã bất hoạt, khi được đưa vào cơ thể, cơ thể sẽ trình diện chúng, sau một loạt quá trình sẽ tạo ra được hệ thống miễn dịch chủ động chống lại virus gây bệnh viêm não Nhật Bản. Khi các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, đại thực bào sẽ bắt giữ chúng và tiêu diệt đưa ra một số epitope ra ngoài màng sau đó trình diện cho các tế bào lympho. Các lympho bào được hoạt hóa và sản xuất ra kháng nguyên trong đó lympho bào B có tác dụng sản xuất ra các kháng thể dịch thể còn lympho bào T tham gia vào đáp ứng miễn dịch tế bào. Ngoài ra một số tế bào lympho T và B trở thành các tế nào có trí nhớ miễn dịch. . Nếu lần gặp tiếp theo cơ thể gặp các yếu tố gây bệnh trên thì cơ thể đã có sẵn một hệ thống miễn dịch chủ động bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác nhân gây bệnh.

Công dụng và chỉ định

Vector truyền bệnh viêm não Nhật Bản
Hình ảnh minh họa: Vector truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Với tác dụng tạo hệ thống miễn dịch chủ động cho cơ thể chống lại virus viêm não Nhật Bản, vắc xin Jevax được bác sĩ chỉ định dùng trong phòng viêm não Nhật Bản cho mọi đối tượng và trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Cách dùng và liều dùng

Cách dùng

Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem liệu vắc xin có bị hỏng hay lẫn tạp gì. Sau đó lắc nhẹ đều rồi lấy một bơm tiêm vô trùng để lấy một lượng vắc xin theo liều tùy thuốc vào các đối tượng, mỗi bơm tiêm chỉ được sử dụng cho một đối tượng để tránh lây nhiễm các bệnh qua đường máu. Lưu ý nếu mở vắc xin mà chưa dùng ngay cần phải bảo quản trong nhiệt độ từ 2-8 độ nhưng chỉ dùng vắc xin nếu mở dưới 6 tiếng đồng hồ.

Do vắc xin được sử dụng ở đường tiêm (đường dưới da) vì vậy bạn không nên tự ý sử dụng ở nhà do không đủ điều kiện vô trùng có thể xảy ra nhiễm khuẩn khi tiêm hoặc không biết cách tiêm do đó cần đến các cơ sở tiêm phòng để được tiêm vắc xin.

Liều dùng

Đối với trẻ dưới 3 tuổi thì được sử dụng vắc xin với liều dùng là 0,5ml còn đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên thì sử dụng vắc xin với liều dùng là 1ml.

Và tiêm theo phác đồ như sau: tiêm một mũi bất kì khi trẻ trên 1 tuổi sau đó khoảng 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ nhất thì tiêm thêm một mũi thứ 2. Sau khoảng 1 năm sau khi tiêm mũi đầu thì đưa trẻ đi tiêm them một mõi thứ 3 tùy thuộc và thể trạng miễn dịch của từng người có thể tiêm thêm một mũi nhắc lại sau khoảng 3 năm hoặc là tiêm khi trước khi có dịch xảy ra để phòng viêm não Nhật Bản.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ và báo cáo cho bác sĩ về tình trạng của mình hoặc của trẻ để được tư vấn tốt nhất phác đồ tiêm vắc xin khi sử dụng vắc xin.

Chống chỉ định

Vắc xin Jevax được chống chỉ định cho tất cả các trường hợp bị mẫn cảm, dị ứng với thành phần có trong vắc xin.

Ngoài ra các bệnh nhân bị các bệnh lý về tim gan và thận cũng được chống chỉ định dùng vắc xin này để tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra.

Một số bệnh nhân đang bị sốt cao, mệt mỏi hoặc nhiễm trùng phát triển không nên tiêm vắc xin mà nên hoãn tiêm chờ khi cơ thể được khỏe mạnh có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ để tiêm.

Không được tiêm vắc xin cho những bệnh nhân bị ung thư, bệnh ác tính và những người suy dinh dưỡng vì hệ thống miễn dịch của họ đang bị suy yếu.

Tác dụng phụ của vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin thì nhiều đối tượng sẽ gặp phải tình trạng đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm tuy nhiên các triệu chứng này có thể mất đi.

Ở một số bệnh nhân có báo cáo rằng có tình trạng sốt hoặc có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn … Đây là các phản ứng toàn thân sau khi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tuy nhiên các tác dụng không mong muốn này thường hiếm xảy ra hơn.

Chú ý sau khi tiêm vắc xin bạn nên chú ý theo dõi thật cẩn thận các đối tượng sau khi tiêm vắc xin đặc biệt là trẻ nhỏ để chắc chắn trẻ không có những dấu hiệu lạ sau khi tiêm vắc xin, tránh các tác dụng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin.

Không phải tất cả đối tượng sau khi tiêm đều mắc phải những tác dụng phụ kể trên, bạn nên báo cáo cho bác sĩ về tác dụng phụ gặp phải và đưa trẻ đến cơ sở ý tế để được điều trị.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng vắc xin

Virus viêm não nhật bản B (JEV)
Hình ảnh minh họa: Virus viêm não nhật bản B (JEV)

Thông thường trước khi sử dụng vắc xin cần kiểm tra sức khỏe cẩn thận để chắc chắn rằng có thể sử dụng được vắc xin Jevax, nếu có tình trạng sốt cao thì nên hoãn lịch tiêm vì nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn xảy ra cao hơn.

Lưu ý không sử dụng vắc xin ở các đường tiêm khác ngoài tiêm dưới da như tiêm tĩnh mạch vì có thể gây tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ.

Cần theo dõi trẻ thật cẩn thận để xem trẻ có các biểu hiện lạ sau khi tiêm vắc xin và hỏi ý kiến bác sĩ, đến cơ sở ý tế để được điều trị

Đối với phụ nữ có thai: chưa có báo cáo nghiên cứu về các tác dụng không mong muốn trên thai nhi khi người mẹ tiêm vắc xin tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, cân nhắc mặt lợi và mặt hại khi sử dụng vắc xin. 

Đối với phụ nữ có thai: chưa có báo cáo nghiên cứu về các tác dụng không mong muốn trên thai nhi khi người mẹ tiêm vắc xin tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, cân nhắc mặt lợi và mặt hại khi sử dụng vắc xin.

Tương tác với các thuốc khác

Chưa thấy có báo cáo hay nghiên cứu liên quan đến tương tác xảy ra khi sử dụng vắc xin Jevax ảnh hưởng đến các vắc xin khác. Có thể dùng đồng thời vắc xin thủy đậu với một số vắc xin khác tuy nhiên cần tiêm tại vị trí khác nhau và dùng các bơm tiêm khác nhau.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn cần sử dụng nhiều loại vắc xin tiêm cho trẻ để tránh các tương tác xảy ra.

Bạn nên báo cáo cho bác sĩ về các thuốc mình đang dùng để tránh các tương tác có thể xảy ra khi dùng thuốc.

Quá liều quên liều và cách xử trí

Cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh hiện tượng quá liều xảy ra, bạn nên báo cáo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của những người sau khi sử dụng vắc xin đặc biệt là trẻ nhỏ trước khi tiêm để cân nhắc có nên tiêm vắc xin cho trẻ hay không. Bạn nên đặt lịch hẹn tiêm vắc xin với bác sĩ trước để có thể sắp xếp được thời gian của mình càng sớm càng tốt đưa trẻ đến các nơi tiêm chủng và đặt ghi nhớ để nhắc nhở cho lần tiêm tiếp theo để tránh tình trạng quên tiêm mũi tiếp theo dẫn đến làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vắc xin.

Cần theo dõi kĩ các đối tượng sau tiêm đặc biệt là trẻ nhỏ và nếu có tình trạng quá liều hay các tác dụng không mong muốn xảy ra cần chú ý báo cáo cho bác sĩ và đến ngay cơ sở ý tế để được xử lí một cách tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here