Loratadine

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về thuốc thuốc Loratadine tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Loratadine là thuốc gì? Thuốc Loratadine có tác dụng gì? Thuốc Loratadine giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Loratadine là thuốc gì?

Hộp thuốc Loratadine
Hình ảnh: Hộp thuốc Loratadine

Loratadine là thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 3 có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc thụ thể H1 ở ngoại biên và không có tác động lên thần kinh trung ương.

Loratadine được sản xuất bởi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco – VIỆT NAM,  thuốc được bào chế dưới dạng viên nén chứa trong hộp 2 vỉ hoặc hộp 10 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nén.

Loratadine có thành phần chính là Loratadine hàm lượng 10mg cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.

Đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Loratadine mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Loratadine hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc. Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Loratadine có giá khoảng 90.000đ/hộp 10 vỉ x 10 viên nén hoặc 20.000đ/hộp 2 vỉ x 10 viên nén.

Chúng tôi có giao hàng toàn quốc.

Tác dụng của thuốc

Loratadine có thành phần chính là Loratadine, đây là thuốc kháng Histamin thế hệ 3, có cấu trúc khá thân nước, chúng dễ dàng được hấp thu vào trong cơ thể qua đường tiêu hóa, vào trong máu, thuốc theo máu đi đến và phân bố hầu khắp các tổ chức trong cơ thể ngoại trừ các tổ chức thân dầu đặc biệt là hệ thần kinh trung ương, thuốc có ái tính với các thụ thể H1 ở ngoại biên, chúng gắn với các thụ thể này ngăn chặn Histamin tác động lên thụ thể của chúng, từ đó ức chế các đáp ứng sinh học do sự gắn của histamin với H1. Do đó thuốc có tác dụng:

Làm mất tác dụng giãn mạch, giảm tác dụng tăng tính thấm thành mạch đặc biệt là ở hệ thống mao mạch nên có tác dụng giảm tình trạng viêm , dị ứng, ngứa, phù nề.

Làm giảm co thắt cơ trơn các tạng, ức chế sự hoạt động của các tuyến ngoại tiết làm giảm sự bài tiết nước bọt, nước mắt, mồ hôi, dịch tiêu hóa,…

Từ đó Loratadine làm nhẹ bớt triệu chứng viêm mũi dị ứng, chống ngứa và tình trạng nổi mề đay. Có thể nói, Loratadine là lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp dị ứng.

Công dụng và chỉ định

Loratadine làm giảm thiểu tình trạng dị ứng ở bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng
Hình ảnh minh họa: Loratadine làm giảm thiểu tình trạng dị ứng ở bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng

Thuốc với công dụng đối kháng chọn lọc thụ thể H1 ở ngoại biên và không tác động lên thần kinh trung ương nên ngăn ngừa hiệu quả các chứng dị ứng, do đó thuốc được chỉ định chủ yếu trong làm giảm thiểu các tình trạng dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm mũi theo mùa, viêm kết mạc dị ứng, tình trạng ngứa và nổi mề đay do tăng tiết Histamin,…

Cách dùng và liều dùng

Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nên được chỉ định dùng theo đường uống nguyên viên với nước,thường uống cùng thức ăn hoặc không cùng thức ăn.

Liều dùng:

Thay đổi theo từng đối tượng dùng thuốc.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên 1 ngày.

Trẻ em dưới 12 tuổi và những người có suy gan, thận: uống nửa viên 1 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Bên cạnh tác dụng điều trị, thuốc có thể gây ra 1 số tác dụng không mong muốn như:

Tiêu hóa: khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng, rối loạn tiêu hóa, giảm nhu động ruột, táo bón.

Loratadine có thể gây táo bón
Hình ảnh minh họa: Loratadine có thể gây táo bón

Tim mạch và huyết áp: giảm nhịp tim, giãn mạch, hạ huyết áp.

Thần kinh: thuốc này có ưu điểm so với thế hệ 1 là không gây ra các tác động trên thần kinh trung ương,tuy nhiên đôi khi có thể gây ra rối loạn vận động, đau đầu,..

Hô hấp: khô mũi, hắt hơi,…

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược.

Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lý đang gặp phải.

Chú ý, thận trọng khi dùng

Chú ý: đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ liều dùng và chế độ dùng thuốc.

Thận trọng:

Đối với bệnh nhân có suy gan.

Thận trọng sử dụng Loratadine ở bệnh nhân suy gan
Hình ảnh minh họa: Thận trọng sử dụng Loratadine ở bệnh nhân suy gan

Đối với trẻ em do tăng nguy cơ sâu răng, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc.

Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không phối hợp với các thuốc ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan như cimetidin, erythromycin,… do làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương.

Có thể phối hợp cùng với 1 số loại kháng sinh như Amoxicillin,…

Có thể phối hợp với các thuốc trong thành phần có chứa Paracetamol.

Phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thực phẩm có nguy cơ gây ra dị ứng cho cơ thể.

Không dùng thuốc chung với rượu và đồ uống có cồn, không uống rượu trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc hoặc kể cả khi ngưng thuốc.

Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ.

Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, khô miệng, khát,sốt,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quên liều: dùng sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó dùng liều kế tiếp như bình thường, không dùng thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here