Nội dung chính
Khi mang thai là lúc bà bầu cần được chăm sóc nhất. Nếu như trong giai đoạn này bà bầu mắc phải một số loại bệnh tưởng chừng không nguy hiểm như cảm cúm, đau đầu, sốt rét… thì sẽ có ảnh hưởng không hề nhỏ đến thai nhi. Sau đây là 7 loại bệnh bà bầu mắc phải sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi.
1. Sốt rét
Dấu hiệu chính
+ Sốt rét không có biến chứng: có triệu chứng rét run, sốt nóng, ra mồ hôi có chu kỳ (hàng ngày hay cách ngày), nhức đầu, đau ở các khớp hoặc các cơ thậm chí có thể lách to do nhiều hồng cầu chết.
+ Sốt rét ác tính có biến chứng nặng: khi sốt rét thì các tế bào máu bị phá hủy từ đó dẫn đến thiếu máu, hôn mê, đái ra huyết sắc tố, có thể co giật.
Xử trí:
+ Chloroquin liều khởi đầu 10mg/kg cân nặng sử dụng 1 lần/ngày trong 2 ngày, sau đó 5mg/kg ngày thứ
+ Sulfadoxin /pyrimethamin 3v uống liều duy nhất.
+ Muối quinine 10mg/kg cân nặng uống 3l/ngày trong 7 ngày
Tuy nhiên các bà bầu nên đến các cơ ban y tế để xin lời khuyên từ bác sỹ chứ hoàn toàn không nên tự ý sử dụng thuốc.
2. Mẹ bị nhiễm viêm gan B
Triệu chứng
Sốt, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng. Có thể đau cơ, đau khớp, nổi mề đay, lách to.
Xét nghiệm
Chức năng gan, men gan tăng cao, kháng thể kháng nguyên virus HbSAg, HbeAg, Định lƣợng phiên bản virus trong máu (PCA).
Nếu khi mang thai người mẹ xét nghiệm phát hiện có HbSAg thì tỉ lệ từ mẹ lây sang con là 30% nhưng nếu xét nghiệm thấy có HbEAg thì tỉ lệ lây sang con là trên 90%.
Tiến triển
Viêm gan do virus diễn ra trong giai đoạn chuyển dạ rất nặng vì suy gan cấp, chảy máu do rối loạn đông máu, hôn mê gan do suy gan.
Điều trị
Chuyển khám và điều trị tại khoa truyền nhiễm, nghỉ ngơi nâng cao thể trạng. Thuốc giảm lượng virus trong máu
– Trong khi chuyển dạ chú ý chảy máu, chuẩn bị máu và các yếu tố đông máu.
– Phòng bệnh cho sơ sinh: tiêm kháng thể kháng virus (HEBA BIG)
3. Sốt do virus: Cúm và Rubella
– Triệu chứng: sốt cao 38-40◦ C, viêm long đường hô hấp trên, đau mỏi toàn thân, dấu hiệu sốt hết sau 1 tuần.
– Nổi ban ở mặt, tay, toàn thân.
– Xét nghiệm tìm kháng thể trong máu IgM, IgG.
– Điều trị: điều trị triệu chứng nâng cao thể trạng, hạ sốt để hạn chế ảnh hƣởng đến thai.
– Thai 3 tháng đầu cần chú ý khả năng ảnh hưởng đến thai, gây dị dạng thai. Chuyển tuyến trung ương để chẩn đoán sớm và tư vấn ngừng thai nếu nhiễm Rubella
4. Chửa ở vết mổ
Chửa ở vết mổ là một dạng thai ngoài tử cung do thai làm tổ ở vết sẹo mổ trên cơ tử cung. Đây là dạng bệnh lý hiếm gặp nhất của thai ngoài tử cung và thường gây ra hậu quả sẩy thai sớm, rau cài răng lược, vỡ tử cung.
Khi mang thai thấy các hiện tượng như: Ra máu âm đạo bất thường, đau bụng lâm râm..
Điều trị bằng cách
– Lấy khối thai trước khi vỡ
– Bảo tồn khả năng sinh sản
– Huỷ thai trong túi ối
– Lấy khối rau thai
Các bà mẹ khi mang thai nên đi kiểm tra định kì thai nhi để có được những lời khuyên của bác sỹ.
5. Tắc mạch ối
– Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, không thể đoán trước và không thể dự phòng được.
– Tắc mạch ối là do nước ối, tế bào của thai nhi, chất gây, tóc, lông tơ hoặc các mảnh mô khác lọt vào tuần hoàn của người mẹ, gây ra suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính.
Yếu tố nguy cơ:
+ Sản phụ trên 35 tuổi, con rạ nguy cơ cao hơn con so.
+ Mổ lấy thai, đẻ có can thiệp thủ thuật Forcep, giác hút, chọc ối.
+ Đa ối, đa thai, rau tiền đạo, rau bong non, sản giật….
+Tổn thương tử cung hoặc cổ tử cung.
Bệnh xuất hiện đột ngột với các dấu hiệu theo trình tự thời gian. Khởi đầu là suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút và tiếp đến là tụt huyết áp, phù phổi, choáng, biểu hiện thần kinh như: lú lẫn, mất ý thức và co giật. Trên 80% số trường hợp người bệnh có biểu hiện ngừng tim, ngừng thở trong vài phút đầu tiên. Có đến 50% số trường hợp tử vong ngay trong giờ đầu xuất hiện triệu chứng. Nếu người bệnh thoát qua được giai đoạn này (khoảng 40% số trƣờng hợp) sẽ có biểu hiện chảy máu dữ dội nhiều nơi do đờ tử cung (nếu sau đẻ) và do đông máu rải rác trong lòng mạch. Chảy máu từ tử cung không thể cầm đƣợc. Số trường hợp có biểu hiện phù phổi ở giai đoạn này cũng cao.
Hậu quả và biến chứng
– Tử vong mẹ, con.
– Hậu quả về tinh thần và vận động cho mẹ và con do thiếu oxy não.
– Hội chứng Sheehan: chảy máu nặng có thể dẫn tới hoại tử một phần hoặc toàn bộ thùy trước tuyến yên gây suy tuyến yên, biểu hiện bằng dấu hiệu vô kinh, rụng lông, rụng tóc, suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, mất sữa.
– Biến chứng khác: sự mất máu nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của sản phụ, có thể gây suy gan, suy thận, suy đa tạng, rối loạn đông máu và dễ nhiễm khuẩn hậu sản. Bên cạnh đó việc truyền máu điều trị chảy máu sau đẻ làm tăng các nguy cơ và biến chứng của truyền máu.
Phòng bệnh
Không dự phòng được do người ta vẫn không hiểu tại sao nước ối vào tuần hoàn chỉ xảy ra ở một số ít người mà không xảy ra ở nhiều người khác cũng như không biết vai trò của mức độ, số lượng mảnh mô thai, loại mảnh mô thai (có chứa kèm theo phân su hay không) hay một số yếu tố nào đó của người mẹ nên tắc mạch ối chỉ ở một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ.
6. Bệnh Basedow
Khoảng 1-2% số phụ nữ mang thai có rối loạn chức năng tuyến giáp, tăng một cách tương đối ở người phụ nữ lớn tuổi
Do 2 nguyên nhân:
– Thiếu Iot do thai nghén.
– Sự thay đổi về miễn dịch do thai nghén dẫn đến rối loạn chức năng của tuyến giáp.
Các triệu chứng khi thai phụ mắc bệnh basedow:
– Thai phụ có tiền sử gia đình, tiền sử bản thân hặc thai phụ có bướu giáp
– Biểu hiện:
Mắt lồi ,Tim nhanh > 100 lần /phút, Run tay, Giảm cân hay không có tăng cân và nôn nặng kéo dài, Tuyến giáp to tùy giai đoạn bệnh.
– Tiến triển: cho mẹ và thai nói chung là tốt khi quản lý thai nghén và thăm khám tuyến giáp tốt. Nói chung bệnh Basedow có xu thế được cải thiện tốt dần trong quá trình có thai bắt đầu sau 20 tuần do sự ổn định về miễn dịch. Còn những trường hợp khác, các biến chứng của mẹ và của thai có thể là thảm họa, đặc biệt là nửa sau của thai kỳ.
Điều trị
– Sử dụng các thuốc kháng giáp tổng hợp ở liều tối thiểu để đạt được mức độ bình giáp.
– Sử dụng các chế phẩm của Theo-Uracil (PTU, Basdène) vì khả năng qua rau thai của nó thấp và nguy cơ gây ra bất thường thai cũng rất thấp.
– Cắt bỏ tuyến giáp thường không được chỉ định làm trong khi có thai
– Việc sử dụng phương pháp điều trị bằng Iot phóng xạ là chống chỉ định tuyệt đối trong suốt thời gian có thai.
Theo dõi:
– Ở người mẹ theo dõi nồng độ T4 trong suốt quá trình có thai.
– Ở thai nhi cần theo dõi siêu âm để phát hiện bướu giáp của thai, theo dõi tiến triển của nó dưới điều trị ở người mẹ.
Tiến triển và biến chứng
Các biến chứng về phía mẹ:
– Có thể gặp suy tim, tiền sản giật
– Thiếu máu hay nhiễm trùng.
– Cơn cường giáp khi chuyển dạ
Ảnh hưởng đến thai và trẻ sơ sinh:
– Thai chết lưu, chết ở trẻ sơ sinh
– Chậm phát triển
– Bất thường của xương như hẹp sọ, một số dị dạng khác như thai vô sọ, khe hở môi, màn hầu, không có hậu môn, suy tim
– Đẻ non chiếm 53% và bướu giáp ở trẻ sơ sinh.
– Suy giáp bẩm sinh
7. Bệnh thiếu máu
Thiếu máu là bệnh rất hay gặp ở phụ nữ khi có thai. Rất dễ nhận ra điều này vì bà bầu sẽ có các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung…điều này không tốt cho thai nhi chút nào vì sẽ gây thai chậm phát triển, rối loạn hóa chất…
Có 2 loại thiếu máu
– Giảm tiểu cầu: Mẹ bị xuất huyết giảm tiểu cầu thì con có nguy cơ bị xuất huyết não do giảm tiểu cầu.
– Thiếu máu: Mẹ bị thiếu máu nặng thì thai có thể chậm phát triển, sẩy thai, thai chết trong bụng hoặc trẻ sinh non, sinh bị ngạt.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng thai phụ nếu bị thiếu máu thì nguy cơ tử vong cao hơn trong thời kỳ chu sinh. Có gần 500.000 ca thai phụ tử vong trong lúc sinh hoặc sau khi sinh mỗi năm nguyên nhân chính là do thiếu máu, phần lớn đều xảy ra ở các nước đang phát triển. Thiếu máu là nguyên nhân quan trọng hoặc duy nhất gây ra 20- 40% các ca tử vong như vậy.
Vì vậy nếu như các bà bầu phát hiện kịp thời thì thai phụ hoàn toàn bổ sung những chất hỗ trợ quá trình tạo máu như sắt, acid folic, thì có thể tránh các nguy cơ trên.
Việc đi khám sức khỏe thai phụ là không thể thiếu. Hãy xin tư vấn từ bác sỹ và bổ sung những vitamin thiết yếu cho quá trình tạo máu là vitamin b9 và vitamin b12 để phòng tránh nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.
Trên đây là 7 bệnh mà khi phụ nữ mang đang mang thai gặp phải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Vì vậy các chị em hãy chú ý chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh các bênh trên.
Tham khảo: Bài viết “Cao huyết áp khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?”
Tham khảo thêm tin tức về y học tại: Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com)