Cao huyết áp khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

(0 / 0)

Có rất nhiều người hỏi về vấn đề bị cao huyết áp khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Vì sao khi mang thai lại bị tăng huyết áp? Và làm cách nào để điều trị tăng huyết áp khi mang thai? Bài viết “Cao huyết áp khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?” sẽ giải thích cho bạn tất cả câu hỏi trên.

Huyết áp thai kì
Ảnh minh họa: Huyết áp thai kì

Huyết áp có được sự co bóp của tim để đẩy máu đi vì vậy có 3 yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp: Tim, mạch máu và máu. Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và là một trong những nguyên nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm như: 25% trường hợp đẻ non là do tăng huyết áp ở sản phụ, tiền sản giật, hoặc thậm chí gây tử vong cho mẹ và con.

Trong quá trình mang thai các bà bầu có các thay đổi sinh lý về tim mạch: tần số tim nhanh hơn, tăng nhịp tim, tăng lượng máu (tăng phần dịch nhiều hơn phần tế bào máu làm máu loãng hơn). Một số cơ quan của bà mẹ phát triển nhiều đồng nghĩa tăng sinh mạch máu qua các bộ phận như: vú, tử cung (bánh nhau) để tăng sự trao đổi. Tuy nhiên trong quá trình mang thai bà bầu có huyết áp giảm khoảng 10-15%. Vì vậy các bà bầu cần quan theo dõi thật kĩ đến huyết áp của mình vì rất có thể bà bầu sẽ bị tăng huyết áp thai kì và điều đó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Trước thời kì mang thai nếu như người mẹ mắc các bệnh như tim mạch, thận, tủy xương, máu thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến huyết áp khi sinh. Ngoài ra cũng có thể mắc cao huyết áp mà không do một nguyên nhân nào cả vì vậy hãy quan tâm thật kĩ đến sức khỏe nhất là trong giai đoạn mang thai.

Các biểu hiện của chứng cao huyết áp khi mang thai

Để biết được chính xác huyết áp thì cần phải có đo bằng thiết bị đo huyết áp, các bà bầu cần đi khám sức khỏe thường xuyên. Sẽ có người đặt ra câu hỏi huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường? Điều này phụ thuộc vào tập tính của từng vùng miền và lối sống của mỗi người và thường khi mới bắt đầu tăng huyết áp khi mang thai thì có rất ít biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên nó cũng có các triệu chứng lâm sàng, nếu bà bầu chú ý đến sức khỏe của mình thì có thể dễ dàng nhận ra một số triệu chứng như: có cảm giác căng thẳng, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, bà bầu bị ù tai…Khi các mẹ mắt các triệu chứng này thì các bà bầu nên đến ngay cơ sở y tế để đo huyết áp và xin các lời tư vấn của bác sỹ.

kiểm tra huyết áp thai kì
Ảnh minh họa: kiểm tra huyết áp thai kì

Tăng huyết áp trong thai kì thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và con

Có 4 nhóm bệnh tăng huyết áp trong quá trình mang thai:

  • Tăng huyết áp thai kì: thường chỉ có tăng huyết áp đơn thuần, xảy ra sau tuần thai thứ 20.
  • Tiền sản giật: Bao gồm các triệu chứng nặng hơn gồm tăng huyết áp, phù và có đạm trong nước tiểu. Tình trạng bệnh cũng xảy ra sau tuần 20.
các triệu chứng của tiền sản giật
Ảnh minh họa: các triệu chứng của tiền sản giật
  • Tăng huyết áp mãn tính: Không chỉ trong lúc mang thai huyết áp tăng mà sau khi mang thai thì tình trạng vẫn tiếp diễn.
  • Tăng huyết áp mãn tính kết hợp thêm tiền sản giật.

 Đối với bà bầu: Khi tăng huyết áp kèm với bệnh lý về tim mạch thì sẽ dẫn đến suy tim. Việc tống máu đi các cơ quan trên cơ thể sẽ bị giảm sút. Từ đó làm giảm thiểu đi chức năng của máu làm cho máu khó đông, máu thiếu oxy. Khi máu không trở về tim thì chức năng thận cũng bị giảm sút điều này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe bà bầu và thai nhi. Điều ảnh hưởng xấu nhất là tác động lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong cho thai phụ.

– Đối với thai nhi: Khi lượng máu cũng cấp cho thai nhi bị mất ổn định thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của thai nhi. Sợ nhất là thai nhi phải sinh non vì các bệnh lý huyết áp của người mẹ. Thai nhi hoàn toàn có khả năng chết lưu do thiếu chất từ mẹ, hoặc từ các bệnh lý liên quan.

Ðiều trị và phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ bằng cách nào?

Ðiều trị tăng huyết áp trong thai kỳ chủ yếu là thuốc hạ áp. Tuy nhiên có rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp khác nhau và rất có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì thế trước khi sử dụng thì bà bầu nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước. Trong tiền sản giật bà bầu cần sử dụng thêm các thuốc chống các cơn co giật. Quan trọng nhất là việc suy nghĩ bỏ thai nhi khi sức khỏe của mẹ trở nên nghiêm trọng.

Bà bầu dùng thuốc hạ huyết áp
Ảnh minh họa: Bà bầu dùng thuốc hạ huyết áp

 Cách phòng ngừa to lớn là theo dõi huyết áp sớm và thường xuyên trước và trong khi mang thai để biết được tình trạng huyết áp. Nhất là mang thai khi còn quá trẻ hoặc đã quá lớn tuổi thì việc theo dõi càng nên cẩn thận hơn.

Khi gặp các triệu chứng tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù) thì phải điều trị ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tránh các biến chứng xấu cho mẹ và con.

Xem thêm: 7 căn bệnh khi mang thai mắc phải sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi

Tham khảo thêm tin tức về y học tại: Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com)