Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Xatral XL tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Xatral XL là thuốc gì? Thuốc Xatral XL có tác dụng gì? Thuốc Xatral XL giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Trong một viên nén có chứa:
Alfuzosin hydrochloride 10mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: Ethyl cellulose, yellow iron oxide, microcrystalline cellulose, hypromellose, hydrogenated castor oil, colloidal hydrated silica, magnesium stearate, mannitol, povidone.
Giá thuốc Xatral XL
Thuốc Xatral XL do hãng Sanofi sản xuất đang có giá trên thị trường hiện tại là 525.000 VNĐ/ Hộp 1 vỉ 30 viên ( giá chỉ mang tính chất tham khảo)
Tác dụng
Alfuzosin là một dẫn xuất của quinazoline có tác dụng đối kháng chọn lọc hậu xy-nap trên thụ thể alpha-1 adrenergic. Alfuzosin đã được chứng minh có tính chọn lọc trên thụ thể alpha-1 adrenergic tại tuyến tiền liệt, tam giác bàng quang và niệu đạo.
Thuốc làm giảm sự tắc nghẽn xuôi dòng bàng quang bằng cách tác dụng trực tiếp trên cơ trơn của mô tuyến tiền liệt. Một số nghuyên cứu trên động vật cho thấy alfuzosin làm giảm áp lực niệu đạo và do vậy làm giảm sức đề kháng lên niệu dòng khi đi tiểu.
Trên các nghiên cứu lâm dàng cho thấy tốc độ niệu dòng được tăng lên ngay từ khi dùng liều đầu tiên, do vậy khôi phục cảm giác muốn đi tiểu từ đó làm giảm thể tích nước tiểu tồn đọng. Thuốc Xatral XL đã được chứng minh Alfuzosin không ảnh hưởng trên chức năng tình dục.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Xatral XL 10mg được các bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân trong điều trị triệu chứng chức năng của phì đại (tăng thể tích) lành tính tuyến tiền liệt. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong điều trị phụ trợ trường hợp bí tiểu cấp phải đặt ống thông tiểu do phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Thuốc dùng đường uống, thường dùng sau bữa tối. Nuốt trọn 1 viên thuốc với 1 ly nước, không được nhai, cắn hay nghiên nát viên thuốc ra.
Liều dùng: Theo khuyến cáo nên sử dụng 1 viên / ngày.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc
Thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân mắc các bệnh như hạ huyết áp tư thế, Suy chức năng gan (suy gan), Suy chức năng thận nặng hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc ritonavir.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc như choáng váng, chóng mặt, khó chịu, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng.
Một số trường hợp ít gặp hơn như hạ huyết áp tư thế, chóng mặt, buồn ngủ, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khô miệng, ngạt mũi, đỏ mặt.
Thông báo cho bác sĩ bất kì biểu hiện khác thường bạn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.
Chú ý – Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị hạ huyết áp rõ rệt sau khi dùng các thuốc chẹn alpha-1 khác.
Phải nuốt trọn viên thuốc mà không được nhai
Bệnh nhân có bệnh mạch vành không nên chỉ định dùng liều đơn độc alfuzosin. Trong trường hợp đau thắt ngực nặng hơn hoặc tái phát, nên ngưng dùng alfuzosin.
Thuốc không dùng cho phụ nữ
Trong thuốc có chứa dầu thầu dầu (hydrogenated castor oil): có thể gây rối loạn tiêu hóa (nhuận tràng nhẹ, tiêu chảy).
Chú ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Các thuốc có hoạt chất là Ritonavir làm tăng nồng độ alfuzosin trong huyết tương và tăng tác dụng không mong muốn của thuốc nên chống chỉ định kết hợp.
Các thuốc điều trị cao huyết áp khi dùng chung với Xatral XL có khả năng làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.
Các thuốc chống nấm có hoạt chất như Ketoconazole, itraconazole hoặc các kháng sinh như Clarithromycin, erythromycin: làm tăng nồng độ alfuzosin trong huyết tương từ đó làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
Các thuốc ức chế Phosphodiesterase type 5 (sildenafil, tadalafil, vardenafil) cần thận trọng khi sử dụng chung với Xatral XL do có khả năng làm hạ huyết áp tư thế đặc biết là ở người già.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Trong trường hợp quá liều bệnh nhân sẽ bị hạ huyết áp tư thế.
Xử trí: Đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất, điều trị triệu chứng kết hợp với theo dõi các chỉ số của bệnh nhân.
Quên liều: Nếu bạn quên một liều hãy uống ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu gần liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều để bù lại liều đã quên vì nếu làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ quá liều thuốc.