Chlorocina-H

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Chlorocina-H tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com  xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Chlorocina-H là thuốc gì? Thuốc Chlorocina-H có tác dụng gì? Thuốc Chlorocina-H giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Chloramphenicol…………………….10,0 mg

Hydrocortisone acetate……………7,5 mg

Tá dược vừa đủ typ 1 gam bao gồm: Lanolin, Paraffin, Vaselin

Giá thuốc Chlorocina-H

chlorocina-h
Hình ảnh: Thuốc chlorocina-h do hãng QUAPHARCO sản xuất

Thuốc Chlorocina-H do Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình sản xuất đang được bán với giá trên thị trường hiện tại là 8.000 VNĐ/ Hộp 1 typ 1 gam. (giá chỉ mang tính chất tham khảo)

Tác dụng

Thuốc Chlorocina-H là sự kết hợp bởi hai hoạt chất Chloramphenicol – một kháng sinh được phân lập từ chủng vi khuẩn Streptomyces venezuelae và Hydrocortisone acetate là một glucocorticoid có tác dụng ức chế miễn dịch, kháng viêm.

Chloramphenicol có phổ tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn gram – và gram + đặc biệt trên các chủng đã kháng penicillin tuy nhiên hiện nay do độc tính và do hiện tượng kháng thuốc rất nhiều nên kháng sinh này đã được thay thế. Nhưng do thói quen dùng thuốc nên hiện nay nước ta vẫn dùng Chloramphenicol trong một số điều trị các bệnh liên quan đến mắt.

 Hydrocortisone acetate là một glucocorticoid tự nhiên do tuyến thượng thận tiết ra, có tác dụng kháng viêm, điều trị viêm khớp, viêm mũi, viêm mắt dị ứng.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc Chlorocina-H được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh lý liên quan đến mắt như: Viêm mí, viêm kết mạc, viêm sau chấn thương, viêm củng mạc, viêm nội nhãn, viêm màng bồ đào, viêm mắt đồng cảm.

Cách dùng – Liều lượng

chlorocina
Hình ảnh: Typ chlorocina

Cách dùng: Thuốc được bào chế dạng mỡ tra mắt

Liều dùng: Tra mắt ngày 3 – 4 lần

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Thuốc không áp dụng cho các bệnh nhân bị loét giác mạc, herpes giác mạc, nấm giác mạc, lao mắt.

Tác dụng phụ

Chưa có báo cáo