Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Cinatropyl tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Cinatropyl là thuốc gì? Thuốc Cinatropyl có tác dụng gì? Thuốc Cinatropyl giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Thuốc Cinatropyl là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần.
Một hộp thuốc Cinatropyl có 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén . Trong một viên nang có chứa 2 hoạt chất chính là:
Piracetam hàm lượng 400 mg
Cinnarizine với hàm lượng 25 mg.
Ngoài ra thuốc còn được kết hợp bởi các Tá dược vừa đủ 1 viên.
Thuốc Cinatropyl giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc do công ty 120 ARMEPHACO ONE MEMBER CO., LTD.
Hiện nay trên thị trường, thuốc Cinatropyl được bán tại nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Cinatropyl ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.
Giá thị trường 100,000 VNĐ/1 hộp 10 vỉ x 10 viên.
Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Thuốc Cinatropyl là thuốc kê theo đơn, vì vậy chỉ được mua khi có đơn chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng
Piracetam là một loại thuốc nootropic trong nhóm racetam (nootropic là thuốc có tác dụng cải thiện khả năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, bao gồm cả não). Được UCB Pharma tung ra thị trường vào năm 1971, piracetam là thuốc nootropic đầu tiên điều chỉnh chức năng nhận thức mà không gây ra tác dụng kích thích hoặc an thần. Nó không được phê duyệt trong y khoa hoặc bất kì chế độ ăn uống nào của FDA. Ở Anh, piracetam được kê toa chủ yếu cho rung giật cơ, nhưng được chỉ định ngoài nhãn (off-label) cho các tình trạng khác như khó khăn trong học tập ở trẻ em, mất trí nhớ hoặc các khiếm khuyết nhận thức khác ở người già và tắc mạch do bệnh hồng cầu hình liềm.
Tác dụng thần kinh: Piracetam điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh cholinergic, serotonergic, noradrenergic và glutamatergic mặc dù thuốc không thể hiện ái lực cao với bất kỳ thụ thể liên quan nào (Ki > 10μM). Hay vào đó, piracetam làm tăng mật độ các thụ thể sau synap và /hoặc khôi phục chức năng các thụ thể này thông qua ổn định tính lưu động của màng. Ở não trước chuột già, mật độ thụ thể NMDA đã tăng khoảng 20% sau 14 ngày sử dụng piracetam. Dựa trên những phát hiện từ các nghiên cứu khác nhau, người ta thấy rằng các quá trình nhận thức bao gồm học tập, trí nhớ, khả năng tập trung chú ý đã được tăng cường mà không gây ra tác dụng an thần hay kích thích tâm thần nào. Piracetam có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh chống lại tổn thương do sự thiếu oxy máu, nhiễm độc hay điều trị trầm cảm bằng sốc điện. Trong hai thí nghiêm khác cũng trên chuột, piracetam đã dược chứng minh là giảm mức độ mất các tế bào thần kinh và tăng số lượng các synap ở vùng đồi thị. Piracetam cho thấy có thể thúc đẩy sự khả biến thần kinh khi các mạch nơron có thể phục hồi. Sự dùng thuốc trước khi kích thích co giật làm giảm mức độ co giật và tăng hiệu quả của các tác nhân chống co giật thông thường như carbamazepine và diazepam.
Tác dụng mạch máu: Piracetam đã được chứng minh là làm tăng tính biến dạng của hồng cầu, giảm kết tập tiểu cầu phụ thuộc liều, giảm sự kết dính của hồng cầu với nội mô mạch máu và giảm co mao mạch. Ở người tình nguyện khỏe mạnh, piracetam kích thích tổng hợp prostacyclin và làm giảm nồng độ huyết tương của fibrinogen và yếu tố von Willebrand’s (VIII: C; VIII R: AG; VIII R: vW) 30 đến 40%.
Cơ chế hoạt động: Piracetam tương tác với các đầu phân cực của màng phospholipid và các phức hợp thuốc-lipid di động được cho là tổ chức lại lipid, ảnh hưởng đến chức năng và tính lưu động của màng. Trong khi các amyloid peptide gây ra sự phá hủy lipid trong màng tế bào dẫn đến chết các nơron thần kinh, piracetam đã chứng minh làm giảm tác dụng gây mất ổn định của amyloid peptide. Các tác giả cho rằng piracetam tạo ra bờ cong dương của màng tế bào bằng cách chiếm các nhóm phân cực trong phospholipid, chống lại tác dụng tạo ra bờ cong âm của các amyloid peptide, cải thiện sự ổn định màng, cho phép màng tế bào và các protein màng duy trì và phục hồi cấu trúc ba chiều. Thông qua việc phục hồi tính lưu động của màng, piracetam thúc đẩy quá trình dẫn truyền thần kinh được phục hồi như hệ thống glutamatergic và cholinergic, tăng cường tính khả biến thần kinh, làm trung gian bảo vệ và chống co giật ở cấp độ tế bào thần kinh. Ở cấp độ mạch máu, piracetam làm giảm sự kết dính của hồng cầu với thành tế bào và làm giảm co thắt mạch máu, từ đó cải thiện vi tuần hoàn bao gồm lưu lượng máu đến não và thận.
Cinnarizine được tổng hợp lần đầu tiên bởi Jansen Pharmaceuticals năm 1955, là một loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ chủ yếu được sử dụng để kiểm soát rối loạn tiền đình và say tàu xe. Cinnarizine cũng là một thuốc chẹn kênh calci, chủ yếu hoạt động trên hệ thống tiền đình trung ương để ngăn cản truyền tín hiệu giữa hệ thống tiền đình tai trong và trung tâm nôn vùng dưới đồi. Cinnarizine cũng có thể được xem như là một loại thuốc nootropic vì khả năng giãn mạch (do chẹn kênh calci), diễn ra chủ yếu ở não. Sử dụng cinnarizine kết hợp với các thuốc nootropic khác, chẳng hạn như piracetam dẫn đến hiệu quả tăng cường cung cấp oxy cho não.
Histamin là trung gian cho một số hoạt động như co thắt cơ trơn đường thở và đường tiêu hóa, giãn mạch, kích thích tim, tiết acid dạ dày, thúc đẩy giải phóng interleukin và hóa ứng động của bạch cầu ái toan và tế bào mast. Các chất đối kháng cạnh tranh tại các thụ thể histamin H1 có thể được chia thành các thế hệ 1 (có tác dụng an thần) và 2 (không an thần). Một số thuốc như cinnarizine cũng có thể chẹn các thụ thể acetylcholin muscarinic (receptor M) và được sử dụng làm chất chống nôn. Cinnarizine thông qua khả năng chẹn kênh calci của nó cũng ức chế sự kích thích hệ thống tiền đình.
Cinnarizine ức chế co cơ trơn mạch máu bằng cách chẹn các kênh calci cổng điện thế type L và T. Cinnarizine cũng liên kết với các thụ thể dopamine D2, thụ thể histamine H1 và các thụ thể acetylcholine muscarinic.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc có công dụng tăng cường tuần hoàn máu não, tăng lưu lượng máu lên não, chống đông máu, tăng cường khả năng nhận thức bao gồm học tập, ghi nhớ…
Thuốc được đề xuất sử dụng cho các trường hợp: Bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, rối loạn chức năng trí nhớ, nghiện rượu, hiện tượng Raynaud, nghẽn mạch máu, loạn động chậm, đột quỵ, chứng khó đọc, chấn thương não, chóng mặt, hội chứng Ménière.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Dạng sử dụng là viên nang.
Liều dùng
Người trưởng thành: 1-3 viên/lần x 3 lần/ngày x 30-90 ngày.
Trẻ em: 1-2 viên/lần x 1-2 lần/ngày.
Cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.
Lưu ý: Liều sử dụng ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ
Tỉ lệ không xác định: tiêu chảy, tăng cân, buồn ngủ, mất ngủ, hồi hộp, trầm cảm, tăng động, phát ban, khô miệng, nhìn mờ, táo bón, bí tiểu, triệu chứng ngoại tháp, rối loạn tiêu hóa, hạ huyết áp…
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với piracetam, cinnarizine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Suy gan, suy thận nặng.
Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Bệnh Huntington.
Phụ nữ có thai, cho con bú.
Trẻ em dưới 5 tuổi.
Xuất huyết tạng.
Chú ý – Thận trọng
Tránh bỏ thuốc đột ngột.
Thận trọng với bệnh nhân suy thận.
Thận trọng với người cao tuổi.
Có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thận trọng với bệnh nhân có rối loạn tạo máu.
Thận trọng với bệnh nhân Parkinson.
Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác (đặc biệt là thuốc an thần), rượu, thuốc chống trầm cảm ba vòng: tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương cỉa cinnarizine.
Thuốc điều trị tăng huyết áp (chẹn kênh calci, ức chế men chuyển ACEIs, ức chế thụ thể ARBs): có thể gây hạ huyết áp quá mức.
Thuốc chống đông máu nhóm coumarin (như wafarin), thuốc ức chế kết tập tiểu cầu (như aspirin, clopidogrel) có thể tăng nguy cơ chảy máu.
Thông báo cho bác sĩ đang điều trị cho bạn những loại thuốc mà bạn đang sử dụng để bác sĩ có thể phòng tránh tương tác thuốc.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Nếu xảy ra quá liều, ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc và điều trị kịp thời.
Nếu quên liều, bệnh nhân nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và sử dụng liều tiếp theo như bình thường. Không nên tự ý dùng bù thuốc của liều trước vào liều sau.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.