Furosemid

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Furosemid tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Furosemid là thuốc gì? Thuốc Furosemid có tác dụng gì? Thuốc Furosemid giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Furosemid là thuốc gì?

Thuốc Furosemid
Hình ảnh: Thuốc Furosemid

Nhóm thuốc: Furosemid là thuốc lợi tiểu thuộc nhóm lợi tiểu quai.

Dạng bào chế: Furosemid được bào chế dưới dạng viên nén hoặc dung dịch thuốc tiêm.

Thành phần: đối với 1 ống 20mg/2ml dung dịch tiêm Furosemid có chứa 20mg Furosemid và các tá dược vừa đủ 2ml. Các tá dược bao gồm NaOH, NaCl, HCl, nước cất pha tiêm vừa đủ 2ml.

Đối với Furosemid dạng viên nén có nhiều hàm lượng khác nhau bao gồm viên nén chứa 20mg, 40mg và 80mg Furosemid cùng các tá dược vừa đủ.

Thuốc Furosemid giá bao nhiêu?

Furosemid 40mg được sản xuất bởi công ty Traphaco, được phân phối và bán ra ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Hiện nay trên thị trường nó có giá khoảng 30.000 đồng/ 1 hộp gồm 2 vỉ x 20 viên nén. Bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc uy tín hoặc có thể đặt hàng trên các trang web để được giao hàng tận nhà. Tuy nhiên bạn cần check kỹ sản phẩm theo mô tả ở trên để tránh mua phải thuốc giả thuốc nhái vừa ko có tác dụng điều trị vừa có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

Tác dụng của Furosemid

Vỉ thuốc Furosemid
Hình ảnh: Vỉ thuốc Furosemid

Furosemid có tác dụng lợi tiểu bằng cơ chế:

Nó ức chế hệ đồng vận chuyển K+,Na+/2Cl dẫn tới giảm tái hấp thu các ion Na+, K+, Cl, gây tăng nồng độ các ion này trong nước tiểu dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu và kéo theo nước ra ngoài.

Furosemid còn có tác dụng làm giãn động mạch thận giúp  tăng lưu lượng máu tới thận làm tăng áp lực lọc dẫn tới tăng lượng nước tiểu, Furosemid  phân phối lại máu cho vùng sâu vỏ thận, và có tác dụng kháng ADH tại ống lượn xa ức chế quá trình tái hấp thu Na+ và nước.

Ngoài ra Furosemid còn có tác dụng làm giãn tĩnh mạch làm giảm áp suất tâm thất trái của tim và giảm ứ máu ở phổi.

Nhờ cơ chế tác dụng đó mà Furosemid cho tác dụng lợi tiểu nhanh, mạnh và có tác dụng trong thời gian ngắn.

Công dụng và chỉ định

Furosemid có lợi cho bệnh nhân suy thận
Hình ảnh minh họa: Furosemid có lợi cho bệnh nhân suy thận

Nhờ tác dụng lợi tiểu nhanh, mạnh Furosemid thường được sử dụng trong các trường hợp cấp tính và có lợi đối với bệnh nhân suy thận.

Furosemid thường được các bác sĩ chỉ định cho các trường hợp sau:

Furosemid được dùng để cấp cứu cho các bệnh nhân bị phù phổi cấp hoặc cơn tăng huyết áp cấp.

Furosemid được dùng để điều trị phù cho các bệnh nhân bị phù do bệnh gan, phổi, thận hoặc dùng để điều trị sản giật ở phụ nữ mang thai.

Furosemid còn được chỉ định cho bệnh nhân đã kháng các thuốc lợi tiểu ở các nhóm khác khi điều trị phù do suy tim trái cấp và suy tim mạn tính.

Ngoài ra, Furosemid còn được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân có nồng độ Ca2+ trong máu cao.

Cách dùng và liều dùng

Furosemid dạng viên nén dùng đường uống bạn có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn. Bạn nên nuốt trọn viên nén cùng với một lượng nước đủ lớn, chú ý không làm bất cứ tác động gì làm ảnh hưởng cấu trúc viên thuốc. Bạn cần dùng thuốc đều đặn, cùng thời điểm mỗi ngày và đảm bảo vẫn tiếp tục dùng thuốc hết liệu trình cho dù bạn cảm thấy đỡ hơn.

Liều dùng tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Thông thường với thuốc uống:

Dùng cho trẻ em: liều dùng phụ thuộc vào cân nặng của trẻ. Liều dùng = 1 – 3mg x số kg cân nặng của trẻ chia làm 2 lần uống trong ngày cách nhau 12 giờ đồng hồ.

Dùng cho người lớn: trong điều trị bệnh tăng huyết áp sử dụng 80mg mỗi ngày chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 12 giờ đồng hồ. Còn trong điều trị phù dùng liều đầu tiên 80mg sau đó khoảng 8 giờ có thể dùng thêm 1 liều hoặc tăng liều.

Đối với thuốc tiêm:

Dùng cho trẻ em: dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho trẻ với liều dùng phụ thuộc vào cân nặng. liều dùng = 0,5 – 1mg x số kg cân nặng của trẻ.

Dùng cho người lớn: dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều tấn công từ 1-2 ống thuốc tiêm và sau ít nhất là 2 giờ đồng hồ có thể tiêm liều lặp lại. Trường hợp bệnh nhân bị thiểu niệu trong suy thận cấp hoặc suy thận mạn có thể dùng đường truyền tĩnh mạch với tốc độ 4mg/ phút và truyền trong 1 giờ. Dung dịch truyền là 12 ống thuốc tiêm pha thành 250ml dung dịch truyền.

Bạn cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không thay đổi liều dùng, cách dùng cũng như tự ý ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn cũng nên đọc hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn. Nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để sử dụng  , hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Tác dụng phụ

Furosemid có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

Rối loạn điện giải: do Furosemid có khả năng cho tác dụng nhanh và mạnh nên nó làm mất điện giải và nước một cách nhanh chóng dẫn tới có một số triệu chứng như mệt mỏi, chuột rút, có thể hạ huyết áp thế đứng.

Do Furosemid tăng thải Cl nên cơ thể tăng tái hấp thu HCO3 gây ra tình trạng nhiễm kiềm chuyển hoá.

Tình trạng rối loạn tiêu hoá cũng có thể gặp khi sử dụng Furosemid với các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, nôn,… nặng có thể gây ra xuất huyết tiêu hoá.

Furosemid còn gây ra rối loạn các chuyển hoá như tăng acid uric máu, tăng glucose máu, tăng cholesterol máu.

Furosemid còn có thể gây rối loạn chức năng tạo máu như làm giảm số lượng bạch cầu và giảm số lượng tiểu cầu.

Đặc biệt Furosemid có thể gây độc với dây thần kinh nếu nặng có thể gây điếc tai và rối loạn các chức năng của gan và thận.   

Các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì khác làm cho bạn cảm thấy không khỏe. Đừng hoảng hốt bởi danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bạn có thể không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.

Chống chỉ định

Viên thuốc Furosemid
Hình ảnh minh họa: Viên thuốc Furosemid

Không sử dụng Furosemid cho bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh gút hoặc xơ gan cũng chống chỉ định với Furosemid.

Chống chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị hạ huyết áp nếu giảm Kali máu và giảm thể tích máu.

Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

Khi dùng Furosemid cùng các thuốc gây độc cho thần kinh như các kháng sinh Aminoglycosid sẽ làm tăng độc tính lên dây thần kinh số VIII.

Khi sử dụng Furosemid  cùng thuốc cảm ứng enzym gan Phenytoin sẽ tăng chuyển hoá thuốc qua gan và làm giảm tác dụng của thuốc.

Khi phối hợp Furosemid  với các thuốc có khả năng gây ra tình trạng xoắn đỉnh như quinidin, amiodaron,… sẽ làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim.

Furosemid khi dùng đồng thời cùng thuốc ức chế men chuyển sẽ gây ra cơn hạ huyết áp đột ngột.

Bạn vui lòng cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết nếu bạn đang dùng, gần đây đã sử dụng hoặc có thể dùng bất kỳ loại thuốc nào khác – ngay cả những loại thuốc không được kê đơn mà bạn mua từ hiệu thuốc, siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sức khỏe.Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Furosemid hoặc Furosemid có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Đối với phụ nữ mang thai cần phải thận trọng khi sử dụng Furosemid  đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.

Cần thận trọng khi sử dụng Furosemid cho bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt do nó có thể gây bí tiểu.

Furosemid gây rối loạn điện giải nên nếu dùng lâu dài cần kiểm tra điện giải đồ thường xuyên.

Đối với người già và bệnh nhân tiểu đường cũng cần thận trọng khi chỉ định Furosemid.

Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, nếu bạn cảm thấy không cải thiện tình trạng bệnh có thể liên hệ trao đổi với bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi cách dùng, liều dùng hay ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ của bạn.

Bạn nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và để xa tầm tay trẻ em.

Bạn tuyệt đối không sử dụng thuốc đã hết hạn, biến chất, đổi màu.                                                                                        

Cách xử trí quá liều và quên liều

Quá liều: một số triệu chứng khi bạn dùng quá liều Furosemid như: chuột rút, tụt huyết áp, mạch nhanh, đau đầu, khát nước,…các triệu chứng này xuất hiện do mất nhiều nước và các chất điện giải vì thế việc cần làm là phải bù nước và điện giải lập tức cho bệnh nhân. Chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Quên liều: Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc thì hãy dùng sớm nhất có thể khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên nếu gần tới giờ dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ liều đã quên đi và dùng liều tiếp theo đúng giờ. Tuyệt đối không gộp chung 2 liều với nhau sẽ gây tình trạng quá liều. Đừng để quên 2 liều liên tiếp. Bạn có thể sử dụng báo thức nhắc nhở hoặc nhờ người thân nhắc dùm nếu bạn hay quên.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here