Kalimate

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Kalimate tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Kalimate là thuốc gì? Thuốc Kalimate có tác dụng gì? Thuốc Kalimate giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Thành phần của thuốc Kalimate
Hình ảnh: Thành phần của thuốc Kalimate

Kalimate là 1 loại nhựa trao đổi ion có tác dụng làm giảm  nồng độ K máu – thuộc nhóm thuốc điều chỉnh cân bằng nước, điện giải và hệ đệm acid – base.

Kalimate có thành phần chính là Calcium polystyrene sulfonate (hàm lượng 5g/gói) ngoài ra thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ một viên.

Thuốc Kalimate giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hộp thuốc Kalimate
Hình ảnh: Hộp thuốc Kalimate

Kalimate là sản phẩm do công ty cổ phần dược phẩm EUVIPHARM độc quyền sản, được công ty dược phẩm CPC1 nhập khẩu và phân phối

Hiện nay thuốc đang được bán tại 1 số nhà thuốc và cơ sở y tế trên cả nước với giá khoảng 600.000 VNĐ/ hộp.

Hãy liên hệ các nhà thuốc uy tín để mua được thuốc đảm bảo chất lượng.

Tác dụng

Thuốc Kalimate có tác dụng làm giảm kali máu
Hình ảnh: Thuốc Kalimate có tác dụng làm giảm kali máu

Kalimate có tác dụng giảm nồng độ K máu, do tác dụng của Calcium polystyrene sulfonate – thành phần chính của thuốc.

Sau khi uống hoặc dùng đường trực tràng, thuốc được hấp thu và giải phóng ion Calci. Ion Calci sẽ được trao đổi với ion Kali qua màng tế bào, thúc đẩy bài tiết Kali và làm giảm nồng độ Kali máu.

Công dụng – Chỉ định

Kalimate được chỉ định cho bệnh nhân có hội chứng tăng K huyết do suy thận cấp/ mạn tính.

Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa qua thăm khám.

Cách dùng – Liều dùng

Gói thuốc Kalimate
Hình ảnh: Gói thuốc Kalimate

Cách dùng: Kalimate được dùng theo đường uống hoặc đường trực tràng

Liều dùng

Đường uống:

Người lớn: 15-30 g/ngày chia làm 3 liều, khi uống pha với 30-50 ml nước.

Đường trực tràng:

Dùng 1 liều duy nhất 30g/ 100ml nước, yêu cầu giữ thuốc trong trực tràng tối thiểu 9 giờ.

Trên đây là liều tham khảo với đa số trường hợp, tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể để hiệu chỉnh liều cho phù hợp.

Chống chỉ định

Không dùng Kalimate trong trường hợp: Bệnh nhân tắc ruột

Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng và các thuốc đang sử dụng điều trị (nếu có) cho bác sĩ phụ trách để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng Kalimate, có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn sau:

Thủng ruột dẫn đến tử vong

Tắc ruột

Phát ban

Táo bón

Buồn nôn, nôn

Kích ứng dạ dày

    Đây không phải đầy đủ những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Kalimate. Khi sử dụng thuốc, nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào, hãy trao đổi lại với bác sĩ phụ trách để có thể có biện pháp hỗ trợ hoặc cần thiết thì có thể lựa chọn thuốc để thay thế.

Chú ý – Thận trọng

Thuốc Kalimate
Hình ảnh: Thuốc Kalimate

Xem kĩ nhãn thuốc, hạn dùng và hạn sử dụng cũng như đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Cung cấp đầy đủ thông tin về trình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng và các thuốc đang dùng (nếu có) cho bác sĩ để nhận được các tư vấn đầy đủ

Chú ý thận trọng khi sử dụng Kalimate trong trường hợp:

Táo bón

Hẹp tắc đường tiêu hóa

Loét dạ dày tá tràng, viêm loét ruột

Cường giáp (làm tăng nồng độ Calci máu và tăng trao đổi với ion

Đa u tủy

Cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng để theo dõi nồng độ K và Ca máu khi sử dụng Kalimate.

Lưu ý khi dùng chung với thuốc khác

Khi dùng đồng thời Kalimate với:

Các thuốc gây cảm ứng enzym (như Phenobarbital, Phenylbutazon, Rifampicin…) các thuốc này gây cảm ứng enzyme gan làm kích thích quá trình giáng hóa và chuyển hóa thuốc, Kalimate bị đào thải nhanh, giảm nồng độ, do đó giảm hoặc mất tác dụng điều trị. Cần tăng liều Kalimate khi dùng đồng thời các thuốc này.

Các thuốc ức chế enzyme (Cimetidin, Metronidazol, Cloramphenicol, Isoniazid…) làm ức chế quá trình giáng hóa thuốc gây tăng nồng độ Kalimate trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ quá liều thuốc. Cần xem xét hạ liều Kalimate khi dùng đồng thời các thuốc này.

Thận trọng với các thuốc có chu trình gan ruột

Với Digoxin: có thể tăng độc tính của digitalis trên tim

Với các thuốc kháng acid và thuốc nhuận tràng có chứa Al, Mg và Ca: có thể gây ra kiềm chuyển hóa do ức chế bài tiết bicarbonate ở ruột.

Với Lithium: Kalimate làm giảm sự hấp thụ Lithium.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: Sau khi dùng quá liều, nếu cơ thể xuất hiện bất cứ biểu hiện khác thường nào, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Triệu chứng quá liều thuốc Kalimate bao gồm lú lẫn, chậm tư duy, yếu cơ, tăng phản xạ, loạn nhịp tim và cuối cùng là liệt cơ và ngừng thở.

Điều trị quá liều: Cân bằng điện giải và tăng cường đào thải thuốc ra khỏi đường tiêu háo bằng cách gây nôn, tháo, thụt, tẩy xổ…

Quên liều:

Nếu bạn quên dùng Kalimate, tuyệt đối không gộp liều để uống bù. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp dùng thuốc đúng nhất.

Bạn nên duy trì việc uống thuốc theo giờ cố định để tránh việc quên liều.

Lời khuyên dành cho bạn để tránh xảy ra tình trạng quá liều hay quên liều, hãy đặt lời nhắc uống thuốc kèm theo liều dùng cho bản thân bằng điện thoại để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here