Panadol Extra

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Panadol Extra tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Panadol Extra là thuốc gì? Thuốc Panadol Extra có tác dụng gì? Thuốc Panadol Extra giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Panadol Extra là thuốc gì?

Hộp thuốc Panadol Extra
Hình ảnh: Hộp thuốc Panadol Extra

Panadol Extra là một thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau NSAIDs, có tác dụng giảm đau và tăng thân nhiệt  hiệu quả trong các trường hợp đau vừa và nhẹ.

Panadol Extra được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Sanofi Việt Nam – VIỆT NAM, thuốc được bào chế dưới dạng viên nén chứa trong hộp 15 vỉ, mỗi vỉ chứa 12 viên.

Panadol Extra có thành phần chính là Paracetamol hàm lượng 500mg và Cafein hàm lượng 65mg cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.

Panadol Extra mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Panadol Extra hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.

Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Panadol Extra có giá khoảng 175.000đ/hộp 15 vỉ x 12 viên nén.

Tham khảo thêm các thuốc tương tự:

Thuốc Parocontin do công ty cổ phần dược phẩm TIPHARCO sản xuất

Paracetamol 500mg do công ty cổ phần dược phẩm Mediplantex sản xuất

Tác dụng của thuốc

Panadol Extra làm dịu các cơn đau mỏi
Hình ảnh minh họa: Panadol Extra làm dịu các cơn đau mỏi

Thuốc có hoạt chất chính là Paracetamol với hàm lượng 500mg và Cafein hàm lượng 65mg.

Paracetamol là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt không có cấu trúc Steroid. Cơ chế tác dụng của Paracetamol là:

Với các thể đau vừa và nhẹ, thuốc có tác dụng làm tăng ngưỡng đáp ứng của các neuron thần kinh, ức chế sự dẫn truyền xung động thần kinh cảm giác đau từ ngoại vi về thần kinh trung ương, nên giảm các ý thức về cảm giác đau. Nên thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả trong các trường hợp đau vừa và nhẹ.

Ngoài ra Paracetamol còn ức chế trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi, tăng giãn mạch ngoại vi, tỏa nhiệt, và hạ nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên tác dụng hạ nhiệt thường không thể hiện trên những người không có sốt.

Tuy nhiên Paracetamol không chữa tận gốc nguyên nhân mà chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng trong các phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân lạ. vì thế không được lạm dụng thuốc trong trường hợp cấp tính mà không rõ nguyên nhân.

Cafein tác dụng theo cơ chế: kéo dài thời gian tồn tại và tăng cao nồng độ AMPv trong tế bào bằng cách ức chế cạnh tranh với phosphodiesterase do đó ức chế phân huỷ. Từ đó làm tăng nồng độ calci nội bào, tăng dẫn truyền thần kinh, tăng hoạt động của cơ, tăng chuyển hoá,…

Trên thần kinh trung ương: ưu tiên tác động trên vỏ não làm tăng hưng phấn, giảm mệt mỏi, quên cảm giác đau, từ đó làm tăng minh mẫn và nâng cao hiệu quả làm việc.

Tuần hoàn: Cafein kích thích tim đập nhanh, mạnh, từ đó tăng cung lượng tim.

Hô hấp: kích thích trung tâm hô hấp. Khi trung tâm hô hấp bị ức chế, tác dụng trở nên rõ hơn.

Tiêu hoá: làm giảm nhu động ruột, tăng tiết dịch vị, gây táo bón.

Cơ trơn: giãn cơ trơn mạch máu, cơ trơn các tạng, tác dụng này càng rõ khi có tình trạng co thắt cơ trơn.

Thận: giãn mạch thận, tăng thải Na+, tăng thể tích nước tiểu, nên có tác dụng lợi tiểu.

Sự phối hợp Cafein với Paracetamol vừa hỗ trợ tác dụng giảm đau của Paracetamol, vừa tăng cường khả năng hoạt động, giảm mệt mỏi, tăng cường sự kích thích và hưng phấn thần kinh, tăng cường sự tỉnh táo và khả năng tập trung làm việc.

Công dụng và chỉ định

Thuốc có công dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả nên thuốc được chỉ định của yếu trong giảm đau nhanh chóng và hữu hiệu các chứng đau vừa và nhẹ như nhức đầu, đau răng, đau nhức xương khớp, đau bụng kinh, đau do căng cơ, chấn thương, , các trường hợp có tăng thân nhiệt như cảm sốt, sốt xuất huyết, sốt mọc răng ở trẻ, sốt sau khi tiêm vaccine,… đồng thời làm giảm mệt mỏi.

Cách dùng và liều dùng:

Bệnh nhân nên uống Panadol Extra sau hoặc xa bữa ăn
Hình ảnh minh họa: Bệnh nhân nên uống Panadol Extra sau hoặc xa bữa ăn

Cách dùng: thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim nên được chỉ định dùng theo đường uống nguyên viên với nước sau ăn hoặc cách xa bữa ăn.

Liều dùng: thay đổi theo đối tượng và mục đích dùng thuốc.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 đến 2 viên 1 lần, ngày uống 1 đến 4 lần cách nhau ít nhất 4 giờ. Không dùng quá 8 viên 1 ngày.

Trẻ em dưới 12 tuổi: uống 1 viên 1 lần, ngày uống 1 đến 4 lần, các lần cách nhau ít nhất 6 giờ. Không uống quá 4 viên 1 ngày.

Liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Ở liều thông thường, thuốc ít gây ra tác dụng phụ. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp trong quá trình dùng thuốc là:

tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, chán ăn, sợ mỡ, đau bụng, buồn nôn, nôn, giảm nhu động ruột, táo bón.

Thần kinh: kích động, thay đổi nhân cách, mất ngủ.

Tim mạch: kích thích co bóp cơ tim, tăng cường hoạt động của tim, tăng huyết áp.

Hô hấp: kích thích tăng hô hấp.

Máu: giảm huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu.

Thận: suy thận nếu dùng kéo dài.

Chuyển hóa: tăng đường huyết và lipid huyết.

Khi dùng thường xuyên và kéo dài có thể bị lệ thuộc thuốc.

Đôi khi có phản ứng dị ứng với các biểu hiện ban đỏ trên da, mẩn ngứa.

Ở liều cao, do cơ chế paracetamol chuyển  hóa ở gan bởi CYP450 sinh ra NAPQI có tính oxy hóa mạnh, tấn công tế bào  gan , nếu như ở liều điều trị gan có khả năng sinh ra các men có tính khử phản ứng với NAPQI. Nhưng trong trường hợp liều cao paracetamol, các men này có hạn, việc sản xuất ra các men này cần có thời gian, do đó không đủ lượng men bảo vệ gan, chúng tấn công gan làm cho gan bị tổn thương có thể gây ra suy gan cấp trong một số trường hợp.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Vỉ thuốc Panadol Extra
Hình ảnh: Vỉ thuốc Panadol Extra

Đối với những bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược.

Đối với những bệnh nhân có bệnh về gan như viêm gan, suy gan, xơ gan,…

Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng, viêm thận kẽ, suy thận mạn.

Đối với những bệnh nhân đang có cơn gout cấp.

Đối với những bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu.

Đối với những bệnh nhân đau bụng không rõ nguyên nhân.

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải để có hướng chỉ định hợp lí tránh các bất lợi không mong muốn trong quá trình điều trị.

Chú ý, thận trọng khi dùng thuốc

Chú ý: cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, không dùng quá liều lượng đã khuyến cáo, khi sử dụng thuốc nhưng các triệu chứng đau và sốt không thuyên giảm hoặc kéo dài trên 5 ngày cần ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị.

Thận trọng:

Đối với các bệnh nhân có nguy cơ bị gout do tăng acid uric máu.

Đối với bệnh nhân có suy gan, thận.

Đối với những bệnh nhân có tiểu đường, loãng xương.

Đối với bệnh nhân có ưu năng tuyến giáp.

Đối với bệnh nhân có viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có  mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc.

Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không phối hợp với các thuốc làm tăng chuyển hóa qua gan như Phenobarbital, carbamazepin, rifampicin,…

Không phối hợp với các thuốc kích thích thần kinh cùng nhóm khác.

Không phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp do làm giảm tác dụng của thuốc.

Không phối hợp với các thuốc điều trị tiêu chảy do hiệp đồng tác dụng.

Không phối hợp với các thuốc chuyển hóa tạo sản phẩm chuyển hóa gây độc cho gan như isoniazid,…

Không phối hợp với các thuốc khác trong thành phần có chứa paracetamol và các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs khác.

Có thể phối hợp với các thuốc kháng Histamin H1, và 1 số kháng sinh trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Phối hợp với chế độ ăn hợp lý.

Không dùng thuốc cùng với rượu hay các đồ uống có cồn, trong quá trình dùng thuốc cần tránh uống rượu và đồ uống có cồn để hạn chế nguy cơ gây tổn thương gan.

Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ.

Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: hay gặp do bệnh nhân không tuân thủ chế độ dùng thuốc, quá liều có thể gây ra các biểu hiện phản ứng dị ứng như phát ban da, mẩn ngứa, buồn nôn, nôn, suy gan cấp,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời

Quên liều: uống sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here