Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Biseptol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Biseptol là thuốc gì? Thuốc Biseptol có tác dụng gì? Thuốc Biseptol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Biseptol là thuốc gì?
Nhóm thuốc: kháng sinh, kháng khuẩn, kháng nấm, chống kí sinh trùng
Dạng bào chế: viên nén
Hàm lượng hoạt chất: Sulfamethoxazole hàm lượng 400mg, Trimethoprim hàm lượng 80mg, cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.
Thuốc Biseptol giá bao nhiêu?
Thuốc Biseptol được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 – Pharbaco, có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc.
Hiện nay, thuốc Biseptol được bán với giá là 28.000 đồng/hộp 1 vỉ x 20 viên nén. Tuy nhiên giá bán có thể khác nhau ở các nhà thuốc hay nhà phân phối thuốc khác nhau.
Người mua nên lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được loại thuốc đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí. Tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc nhái, không có tác dụng như mong muốn.
Tác dụng
Biseptol hay còn được gọi là Co-trimoxazole, có nghĩa là sự đồng tác dụng giữa 2 thành phần cùng nhóm, đó là Sulfamethoxazole và Trimethoprim, cả hai thành phần này đều thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn Sulfonamid, cùng tác dụng trên vi khuẩn bằng cơ chế ức chế chuyển hóa mà cụ thể là chuyển hóa acid folic trong tế bào vi khuẩn. Mỗi thành phần sẽ đánh vào các đích khác nhau theo cơ chế khác nhau như sau:
Sulfamethoxazole thực chất là 1 dẫn xuất của acid Para aminobenzoic – cơ chất của enzyme dihydrofolat synthetase, nên Sulfamethoxazole có khả năng tương tác với enzyme này do sự phù hợp về cấu trúc, dẫn đến tình trạng là Sulfamethoxazole sẽ cạnh tranh vị trí gắn với trung tâm hoạt động của enzyme với chính cơ chất của enzym, thiếu cơ chất, enzyme không thể thực hiện vai trò xúc tác cho phản ứng sinh hóa tạo ra sản phẩm mục tiêu là acid dihydrofolic, trong khi Sulfamethoxazole khá bền và không bị biến đổi bởi emzym, từ đó ức chế khâu đầu tiên trong quá trình tổng hợp 1 thành phần quan trọng của tế bào là acid folic.
Trimethoprim lại bắt chước cấu trúc của acid dihydrofolic, nên cũng cạnh tranh với acid folic trong việc gắn với trung tâm hoạt động của enzyme dihydrofolat reductase và cũng dẫn đến những ức chế tương tự như cơ chế của Sulfamethoxazole, ức chế giai đoạn sau của quá trình tổng hợp acid folic.
Không chỉ phối hợp 2 cơ chế ức chế tổng hợp acid folic, mà sự kết hợp với Sulfamethoxazol còn giúp Trimethoprim giảm bớt đi các tác nhân cạnh tranh gắn với enzyme, làm tăng cường hoạt tính của Trimethoprim.
Khi sử dụng riêng rẽ, cả 2 thành phần này có tác dụng phụ thuộc rất lớn vào thời gian, đồng thời chúng chỉ gây kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, còn được gọi là các chất kìm khuẩn, nhưng khi phối hợp 2 thành phần này sẽ dẫn đến sự ức chế mạnh mẽ quá trình tổng hợp acid folic của tế bào vi khuẩn, làm cho tế bào vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh chóng, lúc này chúng mới được gọi là chất diệt khuẩn
Thuốc có phổ tác dụng khá rộng:
Vi khuẩn Gram(+): Staphylococcus, Streptococcus,…
Vi khuẩn Gram(-): Legionella pneumophila, Neisseria gonorrhoeae, E.coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Proteus mirabilis, H.influenzae,…
Công dụng và chỉ định
Thuốc Biseptol là 1 kháng sinh có công dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp acid folic trong tế bào vi khuẩn, nên thuốc được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp nhiễm khuẩn vừa và nhẹ như:
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như đau bụng quặn, tiêu chảy,…
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa biến chứng.
Phòng và điều trị nhiễm khuẩn cơ hội do Pneumocystis carinii.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nên được chỉ định uống nguyên viên với nước, thường uống thuốc sau ăn để tránh các tác dụng không mong muốn.
Liều dùng: thay đổi theo đối tượng và mục đích dùng thuốc.
Người lớn: tùy theo mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ có thể dùng mức liều 1 viên đến 2 viên 1 lần, ngày dùng 2 lần, kéo dài khoảng 5 ngày.
Trẻ em: dùng liều 48mg/kg thể trọng 1 ngày chia 2 lần.
Tác dụng phụ
Thuốc dung nạp khá tốt theo đường uống, tuy nhiên có thể gây ra 1 số tác dụng không mong muốn như sau:
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn,…
Thận: do sản phẩm chuyển hóa của các thành phần này tạo dạng kết tinh khó tan ở đường niệu dễ gây ra tình trạng viêm thận kẽ, sỏi thận, suy thận.
Da: ban da, mề đay, hội chứng Stevens – Johnson.
Máu: có biểu hiện thiếu máu do hồng cầu giảm khả năng vận chuyển oxy vì thuốc có thể làm tăng nồng độ Met-hemoglobin.
Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
Chống chỉ định
Đối với các bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược.
Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.
Đối với bệnh nhân có tắc nghẽn đường niệu cơ học do sỏi kích thước lớn.
Đối với bệnh nhân thiếu máu nặng do thiếu các yếu tố tạo máu, đặc biệt là trường hợp thiếu G6PD bẩm sinh.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non thiếu tháng.
Đối với phụ nữ có thai.
Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.
Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác
Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Một số tương tác thuốc thường gặp như:
Không phối hợp với Methotrexat vì hiệp đồng tác dụng ức chế tổng hợp acid folic ở các tế bào lành của cơ thể
Không phối hợp với Phenytoin vì làm tăng đáng kể nồng độ của thuốc này trong huyết tương gây ra độc tính.
Không phối hợp với các men vi sinh vì làm mất tác dụng của các men này.
Không phối hợp với các thuốc hạ đường huyết nhóm Sulfamid vì có thể gây hạ đường huyết quá mức dẫn đến nguy hiểm.
Không phối hợp với thuốc chống đông máu đường uống.
Không phối hợp với các thuốc gây độc tính trên thận như Aminosid
Không phối hợp với các thuốc lợi tiểu tăng thải Canxi như Furosemid.
Không phối hợp với các Nitrat hữu cơ đặc biệt là Nitroprussiat do tăng đáng kể nồng độ Met hemoglobin dẫn đến tình trạng thiếu Oxy trầm trọng.
Không dùng thuốc cùng với rượu và đồ uống có cồn, không hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi, đảm bảo cho việc điều trị của thuốc đạt hiệu quả tối ưu.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Chú ý: đây là thuốc kê đơn, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hạn sử dụng của thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc đã được chỉ định. Không tự ý ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng bệnh đã biến mất.
Thận trọng:
Đối với bệnh nhân bị thiếu máu.
Đối với bệnh nhân có xuất hiện sỏi tiết niệu.
Thận trọng đối với phụ nữ đang cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên có mặt với 1 lượng nhỏ trong sữa mẹ, điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của bé, do vậy khi dùng thuốc cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích.
Người cao tuổi: chỉnh liều và xây dựng chế độ dùng thuốc cho phù hợp.
Cách xử trí quá liều và quên liều
Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu ban đỏ trên da, ngứa, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, thiếu máu nhẹ, viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy gan cấp,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Quên liều: uống sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.