Ephedrin

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Ephedrin 10mg tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Ephedrin 10mg là thuốc gì? Thuốc Ephedrin 10mg có tác dụng gì? Thuốc Ephedrin 10mg giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Ephedrin 10mg là thuốc gì?

Bác sĩ tư vấn sử dụng Ephedrin
Hình ảnh minh họa: Bác sĩ tư vấn sử dụng Ephedrin

Thuốc Ephedrin 10mg là thuốc thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp.

Một hộp thuốc Ephedrin 10mg  gồm 1 lọ 100 viên nén. Trong một viên nén loại có chứa hoạt chất chính là:

Ephedrin Hydroclorid hàm lượng 10mg.

Ngoài ra thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ 1 viên.

Ngoài ra, thuốc Ephedrin còn có các dạng bào chế viên nén 5mg.

Thuốc Ephedrin 10mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Ephedrin 10mg là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm trung ương I – Pharbaco – Việt Nam, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 70.000 vnđ, tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.

Viên nén Ephedrin 10mg  là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.

Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Ephedrin 10mg tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.

Tác dụng

Với dược chất chính là Ephedrin Hydroclorid, viên nén Ephedrin 10mg mang đầy đủ những tác dụng dược lý của chất này.

Ephedrin Hydroclorid là một dạng muối của Ephedrin có tác dụng kéo dài lên các thụ thể adrenergic trong cơ thể. Khi sử dụng thuốc, Ephedrin Hydroclorid được hấp thu nhanh vào cơ thể và tác động lên các thụ thể alpha và beta của hệ thần kinh giao cảm Adrenergic, qua đó giúp làm tăng huyết áp, co các mạch ngoại vi, điều trị sung huyết mũi và giãn các cơ trơn phế quản, giúp dự phòng các cơn co thắt phế quản ở những bệnh nhân bị hen.

Công dụng và chỉ định

Ephedrin điều trị sung huyết mũi
Hình ảnh minh họa: Ephedrin điều trị sung huyết mũi

Thuốc Ephedrin 10mg thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến với công dụng giúp điều trị triệu chứng sung huyết mũi trên đường hô hấp có kèm theo cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi hay viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, Ephedrin 10mg cũng được sử dụng với công dụng giúp phòng các cơn co thắt phế quản ở những bệnh nhân bị hen tuy nhiên không phải là lựa chọn đầu tay.

Cách dùng và liều dùng

Cách dùng: thuốc Ephedrin 10mg được bào chế dạng viên nén, dùng đường uống. Uống viên nén với một chút nước lọc hay nước sôi để nguội.

Liều dùng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và mức độ trầm trọng của bệnh mà liều dùng giữa các bệnh nhân có thể khác nhau. Liều dùng thông thường của Ephedrin 10mg là:

Đối với phòng cơn co thắt phế quản: Uống 1 viên/lần x 3 – 4 lần/ngày.

Đối với điều trị sung huyết mũi kèm cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi dị ứng: Nên dùng dạng dung dịch nhỏ mũi hoặc dung dịch xịt mũi với liều dùng xịt 3 – 4 lần/ngày. Tuy nhiên không dùng quá 7 ngày.

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng Ephedrin 10mg cho những bệnh nhân bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc kể cả tá dược.

Không sử dụng Ephedrin 10mg cho những bệnh nhân bị tăng huyết áp, bệnh nhân bị cường giáp không điều chỉ được và bệnh nhân bị giảm nồng độ kali máu nhưng chưa điều trị được.

Không sử dụng Ephedrin 10mg cho những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc có tác dụng ức chế monoaminoxydase.

Tác dụng phụ của thuốc Ephedrin 10mg

Ephedrin có thể gây đổ mồ hôi nhiều
Hình ảnh minh họa: Ephedrin có thể gây đổ mồ hôi nhiều

Trong quá trình sử dụng thuốc Ephedrin 10mg, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như đánh trống ngực, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều, lú lẫn, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, yếu cơ, run, buồn nôn, nôn, đau bụng, khô miệng và bí tiểu.

Ngoài ra, các tác dụng phụ như an thần nghịch thường cũng có thể gặp phải ở trẻ em nhưng với tần suất rất hiếm.

Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Ephedrin 10mg

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người già, những bệnh nhân bị suy tim, đau thắt ngực, cường giáp, đái tháo đường và những bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết, đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ và đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và tác hại có thể xảy ra khi sử dụng thuốc.

Không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Không nên dùng Ephedrin cho trẻ em dưới 3 tuổi
Hình ảnh minh họa: Không nên dùng Ephedrin cho trẻ em dưới 3 tuổi

Nên dùng thuốc vào ban ngày, tránh dùng thuốc vào thời điểm sau 4 giờ chiều do tác dụng gây kích thích thần kinh trung ương của thuốc, gây khó ngủ, mất ngủ.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều và đặc biệt không dùng thuốc quá 7 ngày do có thể gây ra hiện tượng quen thuốc, nghiện thuốc khi sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian liên tục kéo dài.

Lưu ý khi sử dụng chung Ephedrin 10mg với các thuốc khác

Thận trọng khi kết hợp sử dụng đồng thời thuốc Ephedrin 10mg với các thuốc ức chế IMAO, với Theophylin do có thể gây nguy cơ làm tăng các tác dụng không mong muốn của các thuốc này trên bệnh nhân.

Kết hợp sử dụng đồng thời Ephedrin 10mg với các thuốc hạ huyết áp Guanethidin, Debrisoquin, Bethanidinse làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc này.

Sử dụng kết hợp đồng thời Ephedrin 10mg với Dexamethason sẽ làm tăng quá trình đào thải Dexamethason ra khỏi cơ thể, giảm tác dụng của thuốc.

Kết hợp sử dụng đồng thời Ephedrin 10mg với các hydroxyd nhôm sẽ làm tăng quá trình tích tụ pseudoephedrine có thể gây độc đối với cơ thể.

Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Ephedrin 10mg

Quá liều: quá liều Ephedrin 10mg bệnh nhân có thể xuất hiện biểu hiện loạn tâm thần hay nghiện thuốc. Trường hợp bệnh nhân bị quá liều thuốc cần ngưng sử dụng thuốc ngay và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Quá liều Ephedrin 10mg không có biện pháp giải độc đặc hiệu mà chỉ sử dụng các biện pháp chữa trị thông thường để hỗ trợ và điều trị triệu chứng.

Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here