Ciprobay

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Ciprobay tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Ciprobay là thuốc gì? Thuốc Ciprobay có tác dụng gì? Thuốc Ciprobay giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Ciprobay là thuốc gì?

Thuốc Ciprobay
Hình ảnh: Thuốc Ciprobay

Nhóm thuốc: Ciprobay thuộc nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng

Dạng bào chế: viên nén bao phim.

Đóng gói: thuốc Ciprobay được đóng gói dạng 1 hộp 1 vỉ x 10 viên

Hàm lượng hoạt chất: Ciprofloxacin hydrochloride monohydrate hàm lượng 582mg, tương đương với 500mg Ciprofloxacin.

Ngoài ra, thuốc còn sử dụng một số thành phần tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm:  cellulose vi tinh thể, tinh bột natri glycollate (loại A), Silica pididone keo, axit stearic khan, Magnesi Stearat, croscarmelloza natri, hypromello, macrogol 6000, TiO2, Talc (E171).

Thuốc Ciprobay giá bao nhiêu?

Ciprobay là sản phẩm của công ty Bayer AG Germany – ĐỨC. Hiện nay Ciprobay được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Giá cả có sự chênh lệch giữa các nhà thuốc, hiệu thuốc, bệnh viện do chi phí vận chuyển và một số chi phí khác.

Giá thuốc tham khảo là 150.000đ/ hộp 10 viên. Bạn phải lựa chọn những nơi bán thuốc uy tín để tránh trường hợp mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Chú ý: Từ tháng 4 năm 2019, công ty Bayer thông báo ngừng sản xuất thuốc Ciprobay 500, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh sử dụng thuốc Ciproth 500 giống hệt Ciprobay để thay thế thuốc Ciprobay. Thuốc Ciproth 500 được bán tại tất cả các bệnh viện lớn trên toàn quốc bao gồm bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108, bệnh viện Từ Dũ,… các nhà thuốc lớn như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Bimufa…. Quý khách có thể liên hệ 098 572 9595 để được tư vấn và đặt hàng hoặc đặt hàng online ở link tại đây

Tác dụng

Tác dụng Ciprobay
Hình ảnh: Tác dụng Ciprobay

Ciprofloxacin là kháng sinh thuốc nhóm flouroquinolon, hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Cơ chế tác dụng của nó là ngăn cản tổng hợp thông tin di truyền của vi khuẩn bằng cách ức chế topoisomerase loại II (ADN-gyrase) và topoisomerase IV. Đây là 2 loại enzym đóng vai trò quan trọng trong việc sao chép ADN của vi khuẩn, sao chép, sửa chữa và tái tổ hợp. Cuối cùng, ức chế quá trình sinh sản của vi khuẩn , tiêu diệt vi khuẩn. Nó không bị đề kháng song song với các kháng sinh không thuốc nhóm ức chế men gyrase. Vì thế nó có khả năng chống lại những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như aminoglycoside, penicillin, cephalosporin, tetracycline,…

Công dụng và chỉ định

Công dụng: Thuốc Ciprobay có công dụng điều trị nhiễm trùng vừa và nặng, diệt khuẩn trên đường tiêu hóa, đường sinh dục, đường hô hấp, mô mềm, xương khớp, nhiễm trùng máu, viêm màng não,…

Chỉ định: Thuốc Ciprobay được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm tai giữa có mủ, đợt cấp của viêm xoang mạn do vi khuẩn Gram (+), viêm tai ngoài ác tính.
  • Bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp dưới do vi khuẩn hiếu khí Gram(-).
  • Nhiễm trùng đường niệu – sinh dục: nhiễm trùng tiết niệu, viêm mào tinh hoàn.
  • Người bệnh viêm vùng hố chậu, viêm xương cơ khớp hay nhiễm trùng do giảm bạch cầu trung tính.
  • Người bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm trùng ổ bụng.

Cách dùng và liều dùng

Viên thuốc Ciprobay
Hình ảnh: Viên thuốc Ciprobay

Cách dùng: Đây là thuốc bán theo đơn, vì vậy bạn không được tự ý mua thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Khi uống thuốc, bạn nên uống cùng với nước để tránh thuốc mắc lại ở cổ họng, gây nghẹn. Thức ăn không ảnh hưởng nhiều đến sự hấp thu của thuốc, tuy nhiên người dùng nên uống thuốc lúc đói thì hoạt chất được hấp thu nhanh hơn.

Liều dùng: 

  • Đối với trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng nhẹ đến trung bình, liều được đề xuất là 1/2 – 1 viên/lần, vào 2 bữa sáng và tối.
  • Nếu nhiễm trùng nặng và có biến chứng, bệnh nhân phải uống liều cao hơn là 3/2 viên/lần, mỗi ngày 2 lần uống trong liên tục từ 5 – 10 ngày.
  • Đối với bệnh nhân suy thận từ nhẹ đến nặng, phải giảm liều cho phù hợp với mức độ tình trạng bệnh.
  • Bệnh nhân suy gan không cần chỉnh liều.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Ciprobay, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Một số tác dụng ngoại ý thường gặp là chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, ợ, đau bụng, trướng bụng, nhức đầu, chóng mặt, tăng men gan,..
  • Một số trường hợp hiếm gặp hơn, bệnh nhân có thể bị sốc, viêm miệng, suy thận cấp, phù, ban đỏ, viêm kết tràng giả mạc, đau khớp, đau cơ,..

Trên đây không phải là danh mục đầy đủ các tác dụng ngoại ý mà bạn gặp phải. Do đó, nếu phát hiện dấu hiệu gì bất thường hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lí kịp thời.

Chống chỉ định

Thuốc Ciprobay không được dùng trong các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với Ciprofloxacin hoặc bất kì thành phần của thuốc.
  • Người có tiền sử mẫn cảm với các quinolon khác.
  • Phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ không được sử dụng thuốc Ciprobay.
  • Người bệnh động kinh hoặc có tiền sử đứt gân, viêm gân không được sử dụng thuốc.

Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

Một số thuốc khi dùng chung với nhau có thể gây tương tác làm giảm tác dụng điều trị của mỗi thuốc. Vì vậy, bạn phải chủ động thông báo với bác sĩ những thuốc mà mình đang sử dụng, kể cả thảo dược và thực phẩm chức năng.

Các thuốc gây tương tác với Ciprobay bao gồm: Theophylline, NSAID, thuốc kháng acid, sucrafate, ion kim loại, cyclosporine.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Hộp thuốc Ciprobay
Hình ảnh: Hộp thuốc Ciprobay

Bệnh nhân phải dùng đủ liều lượng trong thời gian điều trị, không được tự ý dừng thuốc để hạn chế tình trạng kháng thuốc do không đủ liều.

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thuốc Ciprobay an toàn 100% trên phụ nữ có thai và cho con bú, nên tốt nhất không nên sử dụng cho đối tượng này.

Thuốc Ciprobay có thể ảnh hưởng đến thần kinh trung ương nên phải thật thận trọng khi dùng cho người lái xe và vận hành máy móc để hạn chế tình trạng tai nạn lao động.

Cách xử trí quá liều và quên liều

Quá liều: Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện loại bỏ lượng dư thuốc ra ngoài cơ thể hoặc điều trị bằng các biện pháp phù hợp.

Quên liều: Bạn phải dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu trường hợp đến gần thời điểm liều kế tiếp mới nhớ thì nên bỏ qua liều đó và uống các liều tiếp theo như kế hoạch. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi để bù liều.

Tham khảo thêm các thuốc tương tự:

Thuốc Ciprofloxecin 500mg do Công ty TNHH US pharma USA sản xuất

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here