Kháng sinh Ciprofloxacin 500mg: Liều dùng, tác dụng phụ, giá bán, lưu ý khi sử dụng

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Ciprofloxacin 500mg tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin giới thiệu tới các bạn đầy đủ các thông tin liên quan đến thuốc Ciprofloxacin 500mg.

Thuốc Ciprofloxacin là thuốc gì?

Thuốc Ciprofloxacin có thành phần chính là Ciprofloxacin – kháng sinh thế hệ 2 của nhóm kháng sinh quinolon có tác dụng mạnh nhất trên P.aeruginosa. Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin được các bác sĩ chỉ định nhiều trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm màng não cầu khuẩn uống. Thuốc này chỉ dùng để tiêu diệt cầu khuẩn còn sót lại trong họng của người tiếp xúc với bệnh nhân để họ không thể lây bệnh cho người khác chứ không dùng để điều trị cho người mắc bệnh.

Thuốc Ciprofloxacin giá bao nhiêu?

Ciprofloxacin 500mg
Hình ảnh: Thuốc Ciprofloxacin 500mg

Thuốc Ciprofloxecin 500mg do Công ty TNHH US pharma USA sản xuất có giá khoảng 120.000VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Intermedic Ciprofloxacin 500mg tablet do Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 nhập từ Intermed Co., Ltd và bán có giá khoảng 110.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Ciproth 500 nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha đạt tiêu chuẩn EU GMP chất lượng cao đầu, hiện nay là sản phẩm được bác sĩ sử dụng nhiều nhất cho bệnh nhân có giá 300.000 đồng 1 hộp 20 viên.

Hiện nay sản phẩm Ciprobay của Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 nhập khẩu công ty Bayer hiện đang hết hàng tại một số nhà thuốc. Bạn có thể kham khảo thuốc cùng hàm lượng là Ciproth 500.

Thuốc ciproth 500 có thành phần chính là Ciprofloxacin 500mg
Hình ảnh: Thuốc ciproth 500 có thành phần chính là Ciprofloxacin 500mg

Thành phần

Trong một viên nén có chứa:

Ciprofloxacin…………….500mg

Tá dược vừa đủ 1 viên

Thuốc ciprofloxacin 500mg có tác dụng gì?

Thuốc Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc họ fluoroquinolon (thuộc nhóm quinolon thế hệ 2) có phổ kháng khuẩn rất rộng. Ciprofloxacin có tác dụng tốt với các vi khuẩn hiện nay đang kháng lại rất nhiều kháng sinh thuộc các nhóm như penicillin, cephalosporin, tetracyclin… và được coi là một trong những kháng sinh có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon. Chính vì thế thuốc Ciprofloxacin thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các loại kháng sinh khác do các vi khuẩn kháng kháng sinh gây ra.

Thuốc Ciprofloxacin trị bệnh gì?

Thông thường Ciprofloxacin được sử dụng trong các bệnh có tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc cao như:

Ở người lớn: 

  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Viêm đường tiết niệu trên và dưới
  • Viêm đường sinh dục ( Viêm cổ tử cung, viêm tuyến tiền liệt)
  • Nhiễm trùng tai hoặc xoang kéo dài hoặc định kỳ
  • Nhiễm trùng da và mô mềm
  • Nhiễm trùng xương – tủy và khớp
  • Nhiễm khuẩn nặng mắc trong bệnh viện
  • Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch.

Ở trẻ em thuốc Ciprofloxacin thường được dùng để điều trị:

  • Tình trạng nhiễm trùng ở phổi, phế quản ở trẻ em
  • Viêm bể thận và nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Ngoài ra Ciprofloxacin có thể sử dụng để test đáp ứng với kháng sinh trong các trường hợp trẻ em bị nhiễm khuẩn nặng chưa rõ nguyên nhân

Liều lượng – Cách dùng

Ciprofloxacin
Hình ảnh: Vỉ thuốc Ciprofloxacin 500mg

Cách dùng thuốc ciprofloxacin: Thuốc được dùng đường uống. Bạn nên sử dụng thuốc với 1 cốc nước đầy. 

Trước khi uống thuốc ciprofloxacin không nên sử dụng các thuốc chống tiết acid trong dạy dày, thuốc trị chứng khó tiêu hoặc các chất khoáng cách 4h.

Liều dùng thuốc phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng đáp ứng của bệnh nhân vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Viêm xương khớp nhiễm khuẩn:

  •       Nhẹ / Trung bình: 500 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 2 lần/ngày trong tối thiểu 4-6 tuần.
  •       Nặng / Biến chứng: 750 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 3 lần/ngày trong tối thiểu 4-6 tuần.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn:

500 mg/lần PO x 2 lần/ngày x 5-7 ngày.

Sốt giảm bạch cầu trung tính (điều trị theo kinh nghiệm):

Nặng: 400 mg/lần IV x 3 lần/ngày x 7-114 ngày.

Viêm xoang cấp do vi khuẩn:

Nhẹ / Trung bình: 500 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 2 lần/ngày x 10 ngày.

Lưu ý: Chỉ dùng fluoroquinolones khi không có lựa chọn khác.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:

  •       Nhẹ / Trung bình: 500 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 2 lần/ngày x 7-14 ngày.
  •       Nặng / Biến chứng: 750 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 3 lần/ngày x 7-14 ngày.

Lưu ý: Chỉ dùng fluoroquinolones khi không có lựa chọn khác.

Viêm phổi bệnh viện:

400 mg/lần IV x 3 lần/ngày x 7-14 ngày.

Nhiễm khuẩn ổ bụng biến chứng:

500 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 2 lần/ngày x 7-14 ngày.

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da:

  •       Nhẹ / Trung bình: 500 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 2 lần/ngày x 7-14 ngày.
  •       Nặng / Biến chứng: 750 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 3 lần/ngày x 7-14 ngày.

Nhiễm khuẩn tiết niệu:

  •       Cấp không biến chứng: Viên giải phóng ngay 250 mg/lần PO x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc viên giải phóng kéo dài 500 mg/ngày PO x 3 ngày.
  •       Nhẹ / Trung bình: 250 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 200 mg/lần IV x 2 lần/ngày x 7-14 ngày.
  •       Nặng / Biến chứng: 500 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 2 lần/ngày x 7-14 ngày.

Lưu ý: Chỉ dùng fluoroquinolones khi không có lựa chọn khác cho nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng.

Nhiễm khuẩn niệu đạo và cổ tử cung do lậu không biến chứng:

250-500 mg PO 1 liều duy nhất.

Viêm tiền liệt tuyến mạn tính do Escherichia coli hoặc Proteus mirabilis:

Nhẹ / Trung bình: 500 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 2 lần/ngày x 28 ngày.

Nhiễm khuẩn than:

Điều trị sau phơi nhiễm.

  •       Hít phải (dự phòng / sau phơi nhiễm): 500 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 2 lần/ngày x 60 ngày.
  •       Tiếp xúc qua da: 500 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 400 mg/lần IV x 2 lần/ngày x 60 ngày.

Dịch hạch:

Điều trị và dự phòng dịch hạch do Yersinia pestis.

500-750 mg/lần PO x 2 lần/ngày x 14 ngày.

Hoặc 400 mg/lần IV x 2-3 lần/ngày x 14 ngày.

Giãn phế quản (Chỉ định mồ côi).

Giãn phế quản không xơ hóa (NCFB) (Chỉ định mồ côi).

Bột khô dùng đường hít: Chỉ định cho các bệnh nhân bị NCFB thường xuyên bị viêm phổi nặng do vi khuẩn dẫn đến viêm đường thở và tổn thương nhu mô phổi.

Chú thích:   PO: đường uống.

                IV: đường tĩnh mạch.

Chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận:

  •       CrCl > 50 ml/phút: Không cần chỉnh liều.
  •       CrCl 30-50 mL/phút: 250-500 mg/lần PO x 2 lần/ngày.
  •       CrCl < 30 mL/phút: Viên giải phóng kéo dài, 500 mg/ngày PO.
  •       CrCl 5-29 mL/phút: 250-500 mg PO mỗi 18 giờ hoặc 200-400 mg IV mỗi 18-24 giờ.
  •       Thẩm tách máu: 250-500 mg/lần PO x 2 lần/ngày hoặc 200-400 mg/ngày IV.
  •       Thẩm phân phúc mạc: 250-500 mg/lần PO x 3 lần/ngày hoặc 200-400 mg/ngày IV.

Một số bác sĩ đề nghị giảm liều nhưng không giảm tần suất dùng.

Tác dụng phụ

 Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc như chán ăn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng chóng mặt, tăng men gan… Có thể giải thích hiện tượng rối loạn tiêu hóa là do khi sử dụng kháng sinh, ngoài tác dụng các loại vi khuẩn xấu thì chúng còn tiêu diệt cả hệ vi khuẩn tốt ở đường ruột làm đảo lộn cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột từ đó làm rối loạn tiêu hóa.

Các tác dụng phụ hiếm gặp như sốc phản vệ, phù, nhạy cảm với ánh sáng, đau cơ, đau khớp, suy thận cấp.

Tác dụng phụ trên các giác quan: rất hiếm gặp như: Rối loạn vị giác, thị lực, ù tai

Tác dụng phụ lên máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu, giảm tiểu cầu

Chống chỉ định

Không dùng Ciprofloxacin cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc kể cả tá dược.

Không dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con busvif chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính an toàn của nó trên các đối tượng này.

Không sử dụng Ciprofloxacin cho những bệnh nhân đang sử dụng tizanidine 

Không sử dụng Ciprofloxacin cho những bệnh nhân bị động kinh hay các rối loạn thần kinh khác.

Thận trọng khi sử dụng thuốc ciprofloxacin

Khi sử dụng thuốc có thể làm bạn bị nhược cơ vì vậy nếu bạn bị nhược cơ trước đó khi sử dụng thuốc sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Nếu bạn đang có vấn đề về đường huyết, khi sử dụng Ciprofloxacin sẽ làm đường huyết của bạn hạ xuống thấp ( Hạ đường huyết).

Khi sử dụng thuốc Ciprofloxacin cần phải hết sức thận trọng, nếu bệnh nhân bị động kinh hay các tổn thương thần kinh trung ương khác bắt buộc phải dùng thì nên cân nhắc giữa lợi ích và các tác dụng thuốc gây ra cho bệnh nhân.

Tương tác thuốc

Các chất bao dạ dày như antaxit, các chất như ion sắt, hoặc thuốc kháng acid có chứa nhôm, magnesium và calcium làm giảm sự hấp thu của Ciprotloxacin dạng uống. Chính vì vậy nên dùng các thuốc này cách xa thời gian sử dụng thuốc ciprotloxacin.

Khi sử dụng chung với theophylline làm cho tăng nồng độ theophyllin trong huyết thanh. Từ đó gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn của theophyllin gây ra. Nếu bắt buộc phải kết hợp nên theo dõi nồng độ theophyllin thường xuyên.

Khi kết hợp kháng sinh quinolone liều cao với các thuốc kháng viêm NSAIDs thì sẽ có thể gây co giật.

Dùng đồng thời cyclosporin và Ciprofloxacin có thể gây tăng nồng độ creatinine huyết thanh

Dùng đồng thời Ciprofloxacin với warfarin có thể làm tăng hoạt tính của warfarin.

Như đã nói ở phần thận trọng , nếu bạn sử dụng thuốc Ciprofloxacin với glibenclamide có thể làm hạ đường huyết trầm trọng hơn.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Nếu sử dụng quá liều thuốc kháng sinh Ciprofloxacin cần xem xét việc rửa dạ dày, gây nôn, lợi niệu. Cần theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị quá liều.

Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên, do việc này không giúp bạn bù lại liều đã quên và làm tăng nguy cơ dùng thuốc quá liều.
Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về cách dùng thuốc này hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ.

 

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here