Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Tanatril tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Tanatril là thuốc gì? Thuốc Tanatril có tác dụng gì? Thuốc Tanatril giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Tanatril là thuốc gì?
Nhóm thuốc: Tanatril là thuốc thuộc nhóm thuốc tác dụng trên tim mạch.
Dạng bào chế: Tanatril được bào chế dưới dạng viên nén.
Hàm lượng hoạt chất mỗi viên nén Tanatril 5mg có chứa thành phần dược chất là Imidapril hydrochloride hàm lượng 5mg. Ngoài ra còn có các thành phần tá dược như: Lactose, Macrogol 6000, Magnesi stearate vừa đủ 1 viên.
Thuốc Tanatril giá bao nhiêu?
Tanatril được sản xuất bởi nhà sản xuất P.T Tanabe Indonesia – Mỹ, được phân phối và bán ra ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Hiện nay trên thị trường nó có giá khoảng 470.000 đồng/ 1 hộp gồm 10 vỉ x 10 viên nén. Bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc uy tín hoặc có thể đặt hàng trên các trang web để được giao hàng tận nhà. Tuy nhiên bạn cần check kỹ sản phẩm để tránh mua phải thuốc giả thuốc nhái vừa ko có tác dụng điều trị vừa có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Tác dụng
Tanatril có dược chất là Imidapril có khả năng ức chế men chuyển ngăn cản quá trình tạo ra Angiotensin II từ Angiotensin I do đó có các tác dụng sau: do ức chế men chuyển nên Angiotensin II bị giảm gây giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi. Sự giãn mạch xảy ra chọn lọc ở các mô quan trọng như mạch vành, mạch não, thận, thượng thận,… nên tái phân bố lại máu làm giảm cả tiền gánh và hậu gánh. Trên thận Imdaprilat làm giảm tác dụng của aldosteron nên tăng thải Na+ và nước đồng thời tăng lượng máu đến thận gây tăng sức lọc cầu thận gây lợi niệu do đó làm giảm cả tiền gánh lẫn hậu gánh.
Tanatril có tác dụng làm giảm sức cản ngoại vi và giảm tiền gánh, hậu gánh nên có tác dụng hạ huyết áp.
Công dụng và Chỉ định
Tanatril có tác dụng làm hạ huyết áp nên được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị tăng huyết áp.
Tanatril cũng được chỉ định cho bệnh nhân bị tăng huyết áp nhu mô thận.
Cách dùng và Liều dùng
Cách dùng: Tanatril dạng viên nén sử dụng bằng đường uống. Bạn nên nuốt trọn viên nén với khoảng 200ml nước. Tanatril có thể gây ra tác dụng phụ chóng mặt nên bạn có thể dùng vào trước lúc đi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng vào các thời điểm khác trong ngày, tuy nhiên nên uống trước bữa ăn 20 phút và cần đảm bảo thời điểm dùng thuốc mỗi ngày là như nhau.
Liều dùng: do bác sĩ chỉ định phụ thuộc vào độ tuổi cũng như mức độ bệnh của bệnh nhân.
Thông thường mỗi ngày bệnh nhân uống 1 lần với liều 5mg, nếu tình trạng của bệnh nhân nặng có thể tăng liều lên 10mg/ 1 ngày.
Đối với các đối tượng như: người già, bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc bệnh nhân tăng huyết áp nặng thì các bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng liều mỗi ngày dùng 1 lần 2,5 mg trong những ngày đầu điều trị để giúp bạn quen với việc dùng thuốc, tránh gây tác dụng không mong muốn. Sau đó bác sĩ có thể dần tăng liều dùng của thuốc.
Tác dụng phụ
Tanatril có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
Tanatril gây tích luỹ Bradykinin khiến cho bệnh nhân thường gặp tác dụng phụ là ho.
Bệnh nhân có thể cảm thấy đau đầu, choáng váng, giảm tầm nhìn đặc biệt trong những ngày đầu dùng thuốc. Vì thế những ngày đầu các bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng với liều thấp rồi sau đó tăng liều từ từ.
Tanatril có thể gây ra rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, dạ dày cảm thấy khó chịu,…
Tanatril có thể gây ra các phản dị ứng cho bệnh nhân. Nhẹ thì bệnh nhân bị ngứa ở da, phát ban, nổi mẩn. Nặng hơn bệnh nhân có thể gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phù mặt, phồng rộp mắt, khó thở, hoại tử biểu mô nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson.
Tanatril có khiến cho các tế bào gan bị tổn thương làm tăng hoạt tính enzym gan, tăng bilirubin máu gây vàng da, vàng mắt.
Các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì khác làm cho bạn cảm thấy không khỏe. Đừng hoảng hốt bởi danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bạn có thể không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.
Chống chỉ định
Không sử dụng Tanatril cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Không sử dụng Tanatril cho bệnh nhân có tiền sử phù mạch máu do thuốc ức chế men chuyển.
Bệnh nhân đang sử dụng dextran cellulose sulfat hoặc bệnh nhân đang thẩm phân lọc máu bằng màng acrylonitrile methallyl sulfonat natri chống chỉ định với Tanatril.
Tanatril chống chỉ định với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác
Khi sử dụng đồng thời Tanatril và thuốc Dextran cellulose sulfat thì chúng sẽ tương tác với nhau gây tăng sự tích luỹ Bradykinin dẫn tới bệnh nhân có thể bị choáng.vì thế chống chỉ định dùng 2 thuốc này với nhau.
Sự tăng tích luỹ Bradykinin dẫn tới bệnh nhân bị choáng, gặp phản ứng sốc phản vệ cũng xảy ra khi sử dụng Tanatril cho bệnh nhân thẩm phân phúc mạc bằng màng acrylonitrile methallyl sulfonat natri. vì thế chống chỉ định dùng Tanatril cho những bệnh nhân này.
Khi sử dụng Tanatril cũng các thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc các thuốc bổ sung kali có thể làm tăng nồng độ kali trong máu dẫn tới cần phải thận trọng theo dõi nồng độ kali trong máu của bệnh nhân này.
Tanatril khi dùng cùng thuốc lợi tiểu thiazid hoặc dùng cùng các thuốc hạ huyết áp khác cơ chế có thể làm giảm huyết áp một cách mạnh, đột ngột dẫn tới cần phải thận trọng khi kết hợp chúng với nhau.
Tanatril gây tăng tái hấp thu Lithium ở ống thận dẫn tới tăng nồng độ Lithium trong máu và tăng độc tính với cơ thể vì vậy cần phải thận trọng theo dõi khi sử dụng đồng thời Tanatril với các chế phẩm có chứa Lithi.
Tanatril khi dùng đồng thời cùng các thuốc NSAIDs có thể tác dụng hạ huyết áp của Tanatril bị giảm do tương tác thuốc. Cần kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều chỉnh thích hợp.
Bạn vui lòng cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết nếu bạn đang dùng, gần đây đã sử dụng hoặc có thể dùng bất kỳ loại thuốc nào khác – ngay cả những loại thuốc không được kê đơn mà bạn mua từ hiệu thuốc, siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sức khỏe.Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Tanatril hoặc Tanatril có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Đối với các đối tượng như bệnh nhân suy thận, người cao tuổi, bệnh nhân hẹp động mạch 2 bên thận, bệnh nhân có rối loạn mạch não thì cần thận trọng khi sử dụng Tanatril vì các đối tượng này rất nhạy cảm với tác dụng không mong muốn của thuốc. Cần thiết phải hiệu chỉnh liều phù hợp cho bệnh nhân.
Đối với những bệnh nhân bị tăng huyết áp nặng, đang sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc đang ăn kiêng nghiêm ngặt thì cần phải bắt đầu dùng thuốc với liều thấp rồi từ từ tăng liều để tránh tác dụng ngoại ý của thuốc.
Tanatril gây ra tác dụng không mong muốn là chóng mặt, đau đầu, giảm tầm nhìn,… vì thế cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân phải lái xe, vận hành máy móc nguy hiểm.
Không sử dụng Tanatril trước khi phẫu thuật ít nhất 24 giờ.
Tanatril đã được báo cáo gây độc đối với thai nhi khi người mẹ sử dụng trong thời kì mang thai như khiến thai lưu, giảm sản não ở trẻ, suy thận, tử vong sơ sinh,… chính vì thế Tanatril chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai hoặc có nghi ngờ mang thai.
Dược chất của Tanatril được tìm thấy trong sữa mẹ vì thế không sử dụng Tanatril cho phụ nữ mang thai. Trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc thì nên cho trẻ ngừng bú mẹ.
Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, nếu bạn cảm thấy không cải thiện tình trạng bệnh có thể liên hệ trao đổi với bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi cách dùng, liều dùng hay ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ của bạn.
Bạn nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và để xa tầm tay trẻ em.
Bạn tuyệt đối không sử dụng thuốc đã hết hạn, biến chất, đổi màu.
Cách xử trí quá liều và quên liều
Quá liều: quá liều Tanatril có thể gây hạ huyết áp quá mức, nặng có thể gây suy thận cấp. Bệnh nhân cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Quên liều: Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc thì hãy dùng sớm nhất có thể khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên nếu gần tới giờ dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ liều đã quên đi và dùng liều tiếp theo đúng giờ. Tuyệt đối không gộp chung 2 liều với nhau sẽ gây tình trạng quá liều. Đừng để quên 2 liều liên tiếp. Bạn có thể sử dụng báo thức nhắc nhở hoặc nhờ người thân nhắc dùm nếu bạn hay quên.