Nội dung chính
Sống khỏe mỗi ngày – Chủ đề: Tại sao van nhĩ thất phải của tim có 3 lá trong khi van nhĩ thất trái chỉ có 2 lá?
Chia sẻ: Bác Sĩ- Thành Minh Khánh
Đây là một bài viết bàn về cách gọi tên van nhĩ-thất ở tim và cấu trúc thật sự trên tim thật khá thú vị, và giải thích vì sao hiện nay thuật ngữ “bicuspid valve” ít/ không còn được sử dụng.
Lí do
– Tâm thất trái tạo nên nhiều áp suất hơn là tâm thất phải. Ở thời kỳ tâm thu, áp lực tâm thất trái tăng lên đến 120 mmHg trong khi tâm thất phải chỉ tăng đến 25 mmHg. Do vậy, một van tim mạnh mẽ hơn là cần thiết đối với bên trái hơn là bên phải, để hình thành nên một nút chặn chặt hơn và ngăn dòng máu tâm thất khỏi sự phụt ngược trở lại tâm nhĩ. Van nhĩ-thất trái thường chỉ có 2 lá (cusp) chính, được xem như là chắc khoẻ hơn và có khả năng kháng lại áp lực tốt hơn so với van nhĩ-thất phải với 3 lá.
– Nhân tiện, các vạn của mô vùng van tim được gọi là “cusp, lá”, chứ không phải là “cuspid”. Cuspid nghĩa là “having cusps, có các lá”. Vậy dịch sát nghĩa bicuspid valve nghĩa là “van có 2 lá” sẽ chính xác hơn “van chỉ có 2 lá”.
– Bicuspid là cách gọi chỉ van nhĩ-thất trái. Tuy nhiên theo thuật ngữ học của Gray’s Anatomy và tiêu chuẩn quốc tế thuật ngữ giải phẫu (International Terminologia Anatomica, trong Hình 2) hiện nay gọi nó chỉ với 2 tên gọi là van mũ ni (mitral valve) hoặc van nhĩ-thất trái (left atrioventricular valve). Nguyên nhân của việc này là van này không phải luôn luôn có 2 lá như tên gọi cũ “bicuspid, hai lá” muốn ám chỉ. “Số lượng lá rất đa dạng,” Gunnal và cộng sự. (2012) [1]. Gray’s Anatomy ghi chú rằng thường có các lá nhỏ hay lá phụ ở giữa các lá chính và do đó số lượng lá đã không được nghiên cứu kỹ lưỡng cho đến những năm gần đây.
Dẫn chứng
– Tôi đã tổng hợp những bức ảnh chụp van mũ ni được phẫu tích với 1 đến 6 lá từ nghiên cứu của Gunnal cùng cộng sự. Nếu bạn nhìn kỹ hoặc nhấp vào để phóng to hình ảnh, bạn có thể thấy các lá được đánh số màu đỏ (ngoại trừ trên van có một lá và nhãn van có 5 lá mà tôi đã thêm vào ảnh 5 che đi số 3 màu đỏ — xin lỗi về điều đó). Chỉ 56% các van mũ ni thực sự là van có hai lá.
– Cảm ơn vì câu hỏi. Tôi biết rằng cái tên “bicuspid, có hai lá” đã bị các nhà giải phẫu học loại bỏ và tôi biết lý do tại sao, nhưng tôi chưa xem những bức ảnh chứng minh, cũng như không nhận ra van này rất đa dạng, cho đến hôm nay khi tôi nghiên cứu điều này để trả lời cho bạn. Tôi cũng sẽ chia sẻ điều này với các đồng nghiệp giảng dạy về giải phẫu và sinh lý học của mình, vì vậy hàng trăm giáo sư giải phẫu có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này nhờ câu hỏi của bạn hôm nay. Dạy học là một bài tập suốt đời trong việc học.
*Cập nhật: Cuối ngày, sau khi các câu hỏi từ một số giáo sư giải phẫu học khác mà tôi đã chia sẻ câu hỏi này, tôi đã tìm kiếm sự biến thiên tương tự ở van nhĩ-thất phải (tricuspid). Tôi cũng nhận thấy có rất nhiều biến thể ở đó. Trên thực tế, trong nghiên cứu mà tôi tìm thấy, cái gọi là “tricuspid, van có ba lá” được tìm thấy chỉ có ba lá ở 38% số trái tim được mổ tử thiết. 62% còn lại dao động từ hai đến sáu lá. [2] Vì vậy, đối với tôi, có vẻ như không chỉ thuật ngữ “bicuspid, có hai lá”, mà còn cả “tricuspid, có ba lá” nên bị loại bỏ!
Nguồn tham khảo
Nguồn: Prof. Ken Saladin
Footnotes:
1. Study of Mitral Valve in Human Cadaveric Hearts, Author S. A. Gunnal, M. S. Farooqui, and R. N. Wabale, Truy cập ngày 05/05/2022
2. Anatomical study of the human tricuspid valve, author N. Wafae, H. Hayashi, L. R. Gerola & M. C. Vieira , truy cập ngày 05/05/2022
Xem thêm: