Baking soda là gì? Có tác hại không? Ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe

(0 / 0)

Hiện nay có rất nhiều thực phẩm cũng như mỹ phẩm sử dụng Baking soda làm nguyên liệu. Bản chất của Baking soda là chất tẩy rửa nhưng hiện đang được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực điều này đã gây ra rất nhiều tác hại. Dưới đây là một số tác hại của Baking soda với con người.

Baking soda là gì?

Baking soda rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một chất hóa học được sử dụng phổ biến trong nhiều thực phẩm để làm bột nở, làm trắng răng, dùng tẩy rửa dụng cụ, giặt quần áo và làm đẹp. Trong y tế, nó còn có tác dụng làm dịu vết côn trùng cắn và làm giảm các triệu chứng của các bệnh lý do tăng tiết acid dạ dày quá mức gây ra.

Bột Baking soda
Hình ảnh: Bột Baking soda

Baking soda thực chất là muối hydrocarbonate của natri (sodium bicarbonate), có công thức hóa học là NaHCO3 và được phát minh vào năm 1898.

Do có vô cùng nhiều công dụng mà giá thành lại rẻ nên baking soda được sử dụng trong gia đình rất nhiều. Tuy nhiên nếu không biết sử dụng nó đúng cách thì nó có thể gây ra các tác hại không tốt đến sức khỏe của chúng ta.

Những tác hại của baking soda với sức khỏe

Lượng natri nạp vào quá lớn

Bất cập dễ nhận ra nhất của baking soda là chứa một một lượng natri nạp vào quá lớn. 1 g baking soda chứa tới 273.8 mg ion natri. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi ngày chúng ta nên nạp vào cơ thể không quá 2 g ion natri, có nghĩa là 1 g baking soda đưa vào cơ thể một lượng muối lên tới 13.69% nhu cầu ion natri bình thường của cơ thể. Với những bệnh nhân có bệnh lý cần kiêng muối như suy thận, suy tim, tăng huyết áp…, lượng muối cần nạp vào thậm chí còn ít hơn. Do đó việc sử dụng baking soda trên nền những bệnh nhân mắc các bệnh lý này cần cân nhắc và theo dõi hết sức cẩn thận.

Với cả những người bình thường không mắc các bệnh lý cần kiêng ăn muối thì lượng muối nạp vào cũng chỉ nên ở giới hạn cho phép. Ăn quá nhiều muối gây tích và giữ nước trong cơ thể, làm cơ thể nặng nề và hay khát nước (háo nước). Ăn nhiều muối cũng đồng thời tăng gánh nặng lên thân gây tác động không tốt đến chức năng của thận.

Tác hại của baking soda với dạ dày

Loét dạ dày
Hình ảnh: Loét dạ dày

Trước đây người ta hay dùng baking soda để dùng cho điều trị các bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng hay trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Baking soda có làm giảm các triệu chứng của các bệnh này ngay tức thì do nó là một chất kiềm, có thể dễ dàng phản ứng với acid HCl trong dịch vị dạ dày theo phương trình phản ứng:

NaHCO3 + HCl —-> NaCl + H2O + CO2

Do đó baking soda có tác dụng trung hòa nhanh acid dạ dày, nâng pH dịch vị dạ dày lên và làm giảm nhanh triệu chứng đau bụng âm ỉ, nóng rát.

Tuy nhiên đây lại chính là nhược điểm của baking soda. Do tác dụng với acid dịch vị quá nhanh và mãnh liệt nên nó làm thay đổi môi trường pH dạ dày đột ngột, gây ra hiện tượng phản hồi âm tính (feedback âm), dạ dày càng tăng tiết acid bù trừ để đưa pH trở về mức ban đầu, do đó điều trị bằng baking soda về lâu dài bệnh sẽ càng nặng hơn. Thêm vào đó, lượng khí CO­2 tạo ra quá nhanh và mạnh nên sẽ gây đầy bụng, gây ra chứng ợ hơi. Khi sử dụng baking soda đồng thời với các thuốc mà hấp thu của chúng bị ảnh hưởng bởi pH dịch vị dạ dày như kháng nấm azole, kháng sinh nhóm tetracycline, thuốc bổ sung sắt… thì hấp thu của chúng bị giảm đi đáng kể, gây giảm hiệu quả điều trị.

Vì các lí do như trên, hiện nay người ta không còn dụng baking soda trong các bệnh lý có tăng tiết acid dạ dày nữa. Thay vào đó, người ta thường sử dụng các hydroxyt kiềm của nhôm và magie (Al(OH)3 và Mg(OH)2). Các chất này phản ứng với acid dịch vị một cách từ từ nên chúng gây ra phản xạ tăng tiết acid bù trừ chậm hơn so với baking soda, đồng thời lượng khí CO2 tạo ra cũng chậm hơn. Ngoài ra chúng còn có một ưu điểm nữa là khi sử dụng các chất này, các nhà bào chế thường thiết kế chúng dưới dạng keo, các keo hydroxyt sẽ bao phủ lấy vết loét ở dạ dày, góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh và tạo điều kiện cho phục hồi vết loét. Tất nhiên các thuốc này cũng chỉ là thuốc điều trị triệu chứng và không được phép sử dụng lâu dài. Khi sử dụng cùng các thuốc mà hấp thu bị ảnh hưởng bởi pH dịch vị, nên sử dụng chúng cách nhau một khoảng thời gian nhất định.

Với những người bình thường, họ cũng không nên uống baking soda thường xuyên để hạn chế phản xạ tăng tiết acid dịch vị bù trừ của dạ dày.

Thay đổi pH nước tiểu

Thay đổi pH nước tiểu
Hình ảnh: Thay đổi pH nước tiểu

Ở những người lạm dụng baking soda, dùng liều cao hoặc thường xuyên và kéo dài có thể gây ra thay đổi pH nước tiểu.

Baking soda có bản chất là một chất kiềm. Khi được hấp thu vào máu, nó không làm thay đổi pH máu đáng kể nhờ các hệ đệm có trong máu luôn duy trì pH máu ổn định, tuy nhiên khi được thải trừ qua nước tiểu ở thận, nó sẽ gây ra tăng pH nước tiểu.

Bình thường pH sinh lý của nước tiểu hơi acid (5-6), khi có một lượng đáng kể baking soda được nạp vào qua đường uống, nó có thể làm tăng pH nước tiểu lên 7, thậm chí là 8. Thay đổi pH nước tiểu đồng nghĩa với thay đổi độ tan của các chất có bản chất là acid hoặc bazo yếu trong nước tiểu. Với các acid yếu, độ tan có thể tăng lên, nhưng với các bazo yếu, độ tan có thể giảm đi gây dễ hình hình thành sỏi thận do sự tủa của các chất này. Do vậy cần thận trọng khi sử dụng nhiều baking soda.

Tác hại của baking soda với răng

Mòn men răng
Hình ảnh: Mòn men răng

Baking soda được sử dụng như một chất làm trắng răng. Tuy nhiên nếu lạm dụng nó thì không tốt cho răng một chút nào. Baking soda là một chất tẩy mạnh, sử dụng với lượng ít có tác dụng làm trắng răng, nhưng với lượng lớn hơn và thường xuyên hơn, nó có thể phá hủy men răng, làm răng nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công do vi khuẩn hơn, dẫn đến nguy cơ sâu răng cao hơn.

Ở trên là các tác dụng bất lợi phổ biến khi sử dụng baking soda. Sử dụng nó đúng cách, đúng liều lượng và không lạm dụng sẽ cho hiệu quả tối đa.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here