Banitase

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Banitase tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com  xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Banitase là thuốc gì? Thuốc Banitase có tác dụng gì? Thuốc Banitase giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Trong một viên nang mềm có chứa

Simethicone…………………….300 mg

Pancreatin………………………150mg

Trimebutine maleate…………100 mg

Bromelain………………………..50 mg

Acid dehydrocholic…………….25 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: Ethyl vanilin, Gelatin, Glycerin đậm đặc, Dầu lecithin, Paraffin lỏng, Paraffin rắn, Màu vàng số 5, Màu vàng số 203, Màu xanh số 1, Titan dioxide và nước tinh khiết.

Thuốc giá bao nhiêu?

Thuốc do công ty TNHH Dược phẩm SHINPOONG DAEWOO đang có giá trên thị trường hiện tại là 850.000 VNĐ/ Hộp 20 vỉ x 5 viên ( giá chỉ mang tính chất tham khảo)

Tác dụng

Thuốc Banitase được kết hợp bởi 5 hoạt chất chính có tác dụng cụ thể như sau:

Simethicone là một chất lỏng nhớt, trong, mờ màu xám có chứa 4-7% silicon dioxit ( kl/kl). Hoạt chất này có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của các bóng hơi bằng cách hợp chúng lại với nhau. Hoạt chất này thường được dùng để loại bỏ các khí hay bọt ở đường tiêu hóa. Từ đó làm giảm căng bụng và triệu chứng khó tiêu. Hoạt chất này không được cơ thể hấp thụ nên hoàn toàn bị đào thải qua đường phân.

Pancreatin hay còn được gọi là enzym tụy, trong thuốc Pancreatin được bào chế từ tuyến tụy của lợn, bò, là hỗn hợp của các enzym tiêu hóa như trypsin, amylase và lipase. Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến hội chứng thiếu hấp thu liên quan đến tụy.

Trimebutine maleate là một thuốc mới trong điều trị rối loạn dạ dày ruột, các tác dụng chọn lọc trên hệ thần kinh. Chính vì thế thuốc có rất ít tác dụng phụ như các thuốc thông thường khác như giãn đồng tử và đổ mồ hôi. Hoạt chất Trimebutine maleate có tác dụng điều hòa nhu động dạ dày ruột rất cần cho điều trị các chứng nhu động dạ dày ruột bị kích thích.

Bromelain có bản chất là enzym phân dải protein ( tiêu hóa protein). Hoạt chất có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Công dụng – Chỉ định

Chỉ định của thuốc banitase
Hình ảnh: Chỉ định của thuốc banitase

Thuốc Banitase được các bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân có biểu hiện khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, không tiêu do loạn vận động đường tiêu hóa, khó tiêu sau khi phẫu thuật dạ dày hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật

Ngoài ra thuốc còn được chỉ định cho các bệnh nhân bị rối loạn bài tiết acid mật hoặc tụy, chứng táo bón có nhu động hoặc mất trương lực, tiêu chảy chức năng.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng: Thuốc dùng đường uống trước khi ăn

Liều dùng dành cho người lớn: 2 viên x 3 lần/ ngày

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ được báo quá trong quá trình sử dụng thuốc bao gồm:

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, khô miệng, tiêu chảy, táo bón,

Các tác dụng phụ hiếm gặp bap gồm: nhịp tim nhanh,  mệt mỏi, cảm giác nóng lạnh, chóng mặt, khó chịu, nhức đầu và trạng thái thôi miên nhẹ, tăng GOT, GPT.

Nếu sử dụng thuốc cho những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc thì sẽ xảy ra các triệu chứng như mày đay, phát ban

Trong trường hợp triệu chứng này xảy ra, nên ngưng sử dụng thuốc.Bạn nên thông báo cho bác sĩ những triệu chứng bạn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.

Chú ý – Thận trọng

Không sử dụng thuốc Banitase cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc

Phụ nữ mang thai: Chưa có báo cáo về tính an toàn và hiệu quả trên phụ nữ mang thai. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Phụ nữ cho con bú: Tính an toàn của thuốc trên phụ nữ cho con bú chưa được thiết lập. Tránh dùng thuốc trong thời gian cho con bú.

Đối với bệnh nhân cao tuổi hoặc người suy giảm chức năng thận thì nên chú ý chức năng thận để điều chỉnh liều cho phù hợp.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Triệu chứng quá liều: Chưa có báo cáo về triệu chứng quá liều.

Quên liều: Nếu bạn quên 1 liều thì nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here