Berodual

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Berodual tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Berodual là thuốc gì? Thuốc Berodual có tác dụng gì? Thuốc Berodual giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Berodual là thuốc gì?

Thuốc Berodual
Hình ảnh: Thuốc Berodual

Nhóm thuốc: thuốc tác dụng trên đường hô hấp.

Dạng bào chế: Thuốc dạng phun sương trong bình định liều.

Hàm lượng hoạt chất:

Ipratropium bromide khan dưới dạng Ipratropium bromide monohydrate hàm lượng 0,02mg/nhát xịt.

Fenoterol hydrobromide hàm lượng 0,05mg/nhát xịt.

Cùng với tá dược vừa đủ 1 bình.

Thuốc Berodual giá bao nhiêu?

Thuốc Berodual có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc.

Hiện nay, thuốc Berodual được bán với giá là 140.000 đồng/bình 10ml, giá bán có thể khác nhau ở các nhà thuốc hay nhà phân phối thuốc khác nhau.

Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được loại thuốc đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí. Tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc nhái, không có tác dụng như mong muốn.

Tác dụng

Hộp thuốc Berodual
Hình ảnh: Hộp thuốc Berodual

Berodual có thành phần chính là Ipratropium bromide và Fenoterol hydrobromide, cả hai thành phần này đều tác dụng trên hệ thần kinh tự động, trong đó:

Ipratropium bromide: là chất có tác dụng đối kháng phó giao cảm, đối kháng tác dụng của Acetylcholin tại cơ trơn phế quản, nên có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, Ipratropium bromide có ưu điểm là không phải chất có khả năng tác dụng lên các receptor hệ thần kinh tự động nên ít gây ra các tác dụng không mong muốn, Ipratropium bromide chỉ làm giãn cơ trơn phế quản nhờ ức chế tác dụng gây co do Acetylcholin, ngoài ra Ipratropium bromide không làm ảnh hưởng đến bất kỳ chức năng nào của hệ hô hấp.

Fenoterol hydrobromide là chất chủ vận chọn lọc beta 2 adrenergic, khi kích thích vào thụ thể này trên cơ trơn đường hô hấp sẽ làm hoạt hóa protein Gs từ đó hoạt hóa AC biến đổi ATP thành AMPv làm tăng nồng độ AMPv trong tế bào cơ trơn, kết quả là làm tế bào cơ trơn giãn ra.

Như vậy sự phối hợp của 2 thành phần này đã gây nên tác dụng giãn cơ trơn hô hấp khá hiệu quả, thuốc thể hiện tác dụng vượt trội trong cấp cứu cơn hen phế quản.

Công dụng và chỉ định

Thuốc có công dụng làm giãn cơ trơn đường hô hấp nên được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp:

Phòng và điều trị các chứng hen phế quản mạn tính.

Điều trị viêm phế quản mạn tính.

Điều trị rối loạn co thắt cơ trơn đường hô hấp.

Cách dùng và liều dùng

Cách sử dụng Berodual
Hình ảnh: Cách sử dụng Berodual

Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng bình xịt nên được chỉ định dùng bằng cách: lắc kiểm tra bình, chỉnh liều, thở ra, đưa bình vào họng, ngậm miệng rồi xịt và hít thật sâu, sau đó nhịn thở khoảng 10 đến 15 giây, thở ra rồi súc miệng kỹ.

Liều dùng: thay đổi theo đối tượng và mục đích dùng thuốc.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: xịt 1 đến 2 nhát 1 lần, ngày xịt 3 lần.

Tác dụng phụ

Thuốc có thể gây ra 1 số tác dụng không mong muốn như sau:

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, khô miệng.

Thần kinh: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi.

Tim mạch: tim đập nhanh, đánh trống ngực, tăng huyết áp đặc biệt là khi dùng liều cao hơn mức bình thường.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Đối với các bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược.

Đối với bệnh nhân có tăng huyết áp nặng.

Đối với bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Chống chỉ định sử dụng Berodual ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Hình ảnh minh họa: Chống chỉ định sử dụng Berodual ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Đối với bệnh nhân có glaucoma góc đóng.

Đối với bệnh nhân có nhồi máu cơ tim, cường giáp, tiểu đường,…

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.

Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không phối hợp với các thuốc cường giao cảm vì gây ra hiệp đồng tác dụng gây nguy cơ biến chứng tim mạch.

Không phối hợp với Histamin do đối kháng làm triệt tiêu tác dụng của nhau.

Không phối hợp với Atropin vì làm nặng hơn tác dụng giãn đồng tử, tăng nhãn áp.

Tránh các thức ăn có nguy cơ gây ra dị ứng cho cơ thể.

Không phối hợp với IMAO hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng sử dụng IMAO.

Không dùng thuốc cùng với rượu và đồ uống có cồn, không hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi, đảm bảo cho việc điều trị của thuốc đạt hiệu quả tối ưu.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Chú ý: đây là thuốc  kê đơn, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hạn sử dụng của thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc đã được chỉ định.

Thận trọng:

Đối với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.

Thận trọng đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên có mặt với 1 lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ, điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của bé, do vậy khi dùng thuốc cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích.

Người cao tuổi: chỉnh liều và xây dựng chế độ dùng thuốc cho phù hợp

Cách xử trí quá liều và quên liều

Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu tim đập nhanh, đánh trống ngực, khô miệng, tăng nhãn áp, chóng mặt, đau đầu, nhìn mờ,…. Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quên liều: xịt sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó xịt liều kế tiếp như bình thường, không xịt thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here