Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Betamethasone tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Betamethasone là thuốc gì? Thuốc Betamethasone có tác dụng gì? Thuốc Betamethasone giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Betamethasone là thuốc gì?
Nhóm thuốc: chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch.
Dạng bào chế: kem bôi da.
Hàm lượng hoạt chất: Betamethasone dưới dạng Betamethasone dipropionat hàm lượng 0.064%.
Cùng với tá dược vừa đủ 1 tuýp 30g.
Thuốc Betamethasone giá bao nhiêu?
Thuốc Betamethasone có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc.
Hiện nay, thuốc Betamethasone được bán với giá là 35.000 đồng/hộp 1 tuýp 30g. Tuy nhiên giá bán có thể khác nhau ở các nhà thuốc hay nhà phân phối thuốc khác nhau.
Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được loại thuốc đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí. Tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc nhái, không có tác dụng như mong muốn.
Tham khảo thêm một số thuốc tương tự:
Thuốc chodimin do công ty Myung-in Pharm.Co.Ltd, Korea sản xuất
Thuốc Beprosone do công ty HOE sản xuất.
Tác dụng
Betamethasone là 1 dẫn xuất tổng hợp của Prednisolon. Đây là 1 glucocorticoid, do đó Betamethasone cũng tác dụng tương tự như các thuốc thuộc nhóm này. Đó là:
Trên chuyển hóa:
Betamethasone làm tăng tạo glycogen dự trữ ở gan, tăng tân tạo đường từ các acid amin, giảm hấp thu và tiêu thụ glucose trong tế bào, từ đó làm tăng đường huyết, tăng đường niệu, tăng nguy cơ đái tháo đường.
Betamethasone làm tăng thoái hóa protein thành các acid amin, chuyển acid amin thành glucose, từ đó làm giảm đáng kể khối lượng protein trong cơ thể, đồng thời Betamethasone còn làm tăng thoái hóa lipid ở các chi, tăng tổng hợp và vận chuyển lipid đến vùng đầu, mặt, cổ dẫn đến hiện tượng phân bố lại mỡ trong cơ thể, đây chính là hội chứng Cushing.
Betamethasone còn làm tăng tái hấp thu nước và Natri, tăng thải Kali, dẫn đến tình trạng phù kết hợp giảm Kali máu.
Betamethasone làm tăng nồng độ Canxi huyết do làm tăng vận chuyển canxi từ xương vào máu, gây ra tình trạng loãng xương khi dùng lâu dài, đồng thời, tăng canxi niệu tăng nguy cơ sỏi thận.
Trên hệ miễn dịch:
Betamethasone làm teo các cơ quan lympho, từ đó làm giảm tế bào lympho, ức chế chức năng của hệ miễn dịch và các đại thực bào, giảm nồng độ kháng thể trong máu, giảm số lượng các bạch cầu cần vị trí viêm, từ đó có ức chế miễn dịch.
Betamethasone còn ức chế Phospholipase A2, từ đó làm giảm sự tạo thành của Leucotrien và các Prostaglandin, thiếu các chất này, phản ứng viêm không thể hình thành, do đó có tác dụng chống viêm.
Betamethasone ức chế phospholipase C, giảm giải phóng histamine và giảm sản xuất các chất trung gian hóa học gây dị ứng từ đó có tác dụng chống dị ứng.
Như vậy, tác dụng thuốc chủ yếu dựa vào tác dụng trên hệ miễn dịch, ức chế miễn dịch, chống viêm, chống dị ứng.
Công dụng và chỉ định
Thuốc có công dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch tương tự cơ chế của các corticoid, do đó thuốc được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp:
Lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, vảy nến, xơ cứng bì, sẹo lồi, hội chứng Stevens – Johnson, viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc, eczema,…
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi da nên được chỉ định dùng bằng cách rửa sạch tay và vùng da chuẩn bị bôi thuốc bằng nước sạch, lau khô bằng khăn sạch, lấy 1 lượng kem vừa đủ lên đầu ngón tay trỏ, rồi thoa đều khắp vùng da cần bôi tạo thành 1 lớp mỏng phủ kín vùng tổn thương.
Liều dùng: thay đổi theo đối tượng và mục đích dùng thuốc.
Tùy thuộc vào mức độ rộng của tổn thương có thể lấy ra lượng thuốc khác nhau.
Bôi thuốc mỗi ngày 2 đến 3 lần, không quá 8 ngày liên tiếp.
Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, khi dùng thuốc liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ
Thuốc được dùng ngoài da nên ít gây ra các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên thuốc có thể được hấp thu 1 phần qua da vào trong cơ thể, gây ra tác dụng trên toàn thân, mang lại khá nhiều tác dụng không mong muốn.
Tác dụng không mong muốn tại chỗ là: kích ứng da, ban đỏ, ngứa, khô da, lõm cơ do tăng tiêu protein tại chỗ bôi,…
Tác dụng không mong muốn toàn thân là:
Thần kinh: rối loạn thần kinh, mất ngủ, gây đục thủy tinh thể khi dùng kéo dài, thay đổi nhân cách.
Phù các dạng, mất kiềm, hạ kali huyết.
Gây viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày do thuốc làm tăng tiết pepsin.
Suy giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và virus.
Đái tháo đường, loãng xương, yếu cơ, tăng lipid máu, rối loạn kinh nguyệt.
Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
Chống chỉ định
Đối với các bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược.
Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.
Đối với các vết thương hở trên da.
Đối với bệnh nhân có nhiễm nấm toàn thân.
Đối với bệnh nhân đang có loét dạ dày tá tràng tiến triển hoặc có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao.
Đối với bệnh nhân là trẻ em dưới 1 tuổi.
Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.
Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác
Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Một số tương tác thuốc thường gặp như:
Không phối hợp với các loại mĩ phẩm bôi trên da.
Không rửa vết tổn thương bằng xà phòng.
Không chà xát tổn thương làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Không phối hợp với các thuốc cũng có thành phần Corticoid.
Tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi, đảm bảo cho việc điều trị của thuốc đạt hiệu quả tối ưu.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Chú ý: đây là thuốc kê đơn, bệnh nhân không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. đọc kĩ hạn sử dụng của thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc đã được chỉ định. Không tự ý ngưng thuốc đột ngột, khi muốn ngừng thuốc cần giảm liều từ từ trước khi ngừng hẳn.
Thận trọng:
Đối với những người có sỏi tiết niệu.
Đối với bệnh nhân có giảm Kali máu.
Đối với bệnh nhân xơ gan, có phù.
Đối với bệnh nhân cường giáp, tiểu đường.
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc.
Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.
Đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc do có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu tạm thời của thuốc.
Cách xử trí quá liều và quên liều
Quá liều: quá liều ít xảy ra, quá liều thường gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu ban đỏ trên da, ngứa, kích ứng da,… tuy nhiên thường nhẹ và có thể tự hết sau khi rửa sạch thuốc khỏi vùng da bôi. Khi nuốt phải thuốc hoặc dính thuốc lên mắt cần sơ cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Quên liều: bôi sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó bôi liều kế tiếp như bình thường, không bôi thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.