Bisoprolol

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Bisoprolol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Bisoprolol là thuốc gì? Thuốc Bisoprolol có tác dụng gì? Thuốc Bisoprolol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Bisoprolol là thuốc gì?

Thuốc Bisoprolol
Hình ảnh: Thuốc Bisoprolol

Nhóm thuốc: nhóm thuốc tim mạch.

Dạng bào chế: viên nén bao phim.

Hàm lượng hoạt chất: Bisoprolol dưới dạng Bisoprolol fumarat hàm lượng 5mg.

Cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc Bisoprolol giá bao nhiêu?

Thuốc Bisoprolol có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc.

Hiện nay, thuốc Bisoprolol được bán với giá là 57.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên. Tuy nhiên giá bán có thể khác nhau ở các nhà thuốc hay nhà phân phối thuốc khác nhau.

Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được loại thuốc đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí. Tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc nhái, không có tác dụng như mong muốn.

Tham khảo thuốc tương tự:

Thuốc Biharal do công ty TNHH Ha san- Dermapharm sản xuất.

Tác dụng

Hướng dẫn sử dụng thuốc Bisoprolol
Hình ảnh: Hướng dẫn sử dụng thuốc Bisoprolol

Bisoprolol là 1 thuốc có tác dụng chẹn beta giao cảm. cơ chế tác dụng của hoạt chất này được mô tả như sau:

Beta adrenergic là các thụ thể của hệ thống thần kinh giao cảm, khi tác động vào các thụ thể này bởi các chất giao cảm nội sinh hay ngoại sinh, sẽ hoạt hóa các thụ thể này, dẫn đến hoạt hóa Protein Gs cặp đôi với các thụ thể này, từ đó hoạt hóa enzyme AC, thủy phân ATP thành AMPV làm tăng đáng kể lượng AMPv trong tế bào, từ đây dẫn đến các phản ứng hóa sinh xảy ra gây ra đáp ứng sinh học với các kích thích như tăng nhịp tim, co mạch,… việc sử dụng chất chẹn beta giao cảm là Bisoprolol có tác dụng gắn với các thụ thể adrenergic, chắn chỗ liên kết của chất giao cảm nội sinh với các thụ thể này, đồng thời, sự gắn của Bisoprolol với các adrenergic này không gây ra các tác dụng dược lí, Bisoprolol chỉ giữ vai trò là ngăn chặn hoạt tính giao cảm nội sinh. Từ đó, Bisoprolol gây ra các tác dụng:

Chẹn beta 1 adrenergic: giảm hoạt động của tim, giảm sức co bóp của tim, giảm công cơ tim, giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim.

Chẹn beta 2 adrenergic: gây ra các dụng co các mạch máu lớn, co cơ trơn các tạng, giảm phân hủy glycogen thành glucose,…

Chẹn Beta 3 adrenergic: giảm phân hủy lipid thành acid béo và giải phóng vào máu.

So với các thuốc cùng nhóm, Bisoprolol có tác dụng chọn lọc hơn trên tim, Bisoprolol chủ yếu làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp, giảm cung lượng tim, hạ huyết áp, phòng đau thắt ngực. tác dụng chọn lọc của Bisoprolol còn phụ thuộc khá nhiều vào liều, liều càng cao khả năng chọn lọc càng giảm.

Công dụng và chỉ định

Thuốc có công dụng ức chế hoạt tính hệ thần kinh giao cảm trên tim thông qua cơ chế gắn vào các thụ thể adrenergic trên tim mà không gây ra tác dụng dược lí, đồng thời trở thành chướng ngại vật ngăn cản sự gắn của các chất giao cảm nội sinh với hệ thống thụ thể giao cảm trên tim. Do đó thuốc được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp:

Suy tim sung huyết mạn tính.

Tăng huyết áp nhẹ và vừa.

Tăng huyết áp có kèm tăng hoạt tính renin huyết tương gây quá tải thể tích tuần hoàn.

Phòng điều trị đau thắt ngực, kiểm soát đau thắt ngực sau nhồi máu cơ tim.

Cách dùng và liều dùng

Viên thuốc Bisoprolol
Hình ảnh: Viên thuốc Bisoprolol

Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được chỉ định dùng theo đường uống nguyên viên với nước, thường uống thuốc sau ăn để tránh các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.

Liều dùng: thay đổi theo đối tượng và mục đích dùng thuốc.

Dùng với mức liều tăng dần.

Liều khởi đầu: thường dùng với liều thấp từ 1.25mg/ngày, kéo dài trong 1 tuần.

Nếu các triệu chứng không ổn định tăng liều dần sau mỗi tuần cho đến khi mọi triệu chứng được kiểm soát, tuy nhiên không vượt quá mức liều 10mg/ngày.

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, khi dùng thuốc liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Thuốc dung nạp khá tốt, ít gây ra các tác dụng không mong muốn hơn các thuốc cùng nhóm.

Các tác dụng không mong muốn của thuốc là:

Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đôi khi gây ra rối loạn tiêu hóa,…

Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, ảo giác, sợ hãi, thay đổi nhân cách,…

Bisoprolol có thể gây ảo giác
Hình ảnh minh họa: Bisoprolol có thể gây ảo giác

Đôi khi có phản ứng dị ứng với các biểu hiện ban đỏ trên da, mẩn ngứa, mề đay, sốc phản vệ tuy nhiên rất hiếm gặp.

Khi dùng liều cao và tác dụng chọn lọc giảm có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

Hô hấp: tăng cường co thắt cơ trơn khí phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, ho, hen suyễn.

Máu: gây tình trạng hạ đường huyết.

Mạch máu: co mạch máu lớn, tăng sức cản ngoại vi, làm nặng thêm các triệu chứng của suy tim.

Rối loạn chuyển hóa: tăng LDL – C và giảm HDL –C.

Dùng kéo dài với liều cao có thể gây ra tình trạng quen thuốc, hội chứng cai thuốc khi dừng thuốc đột ngột, hiện tượng bật lại trên tim mạch khi dừng thuốc chẹn beta giao cảm khá nguy hiểm đối với người bệnh tim mạch đang điều trị bằng thuốc.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Đối với các bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược

Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.

Đối với bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp.

Đối với bệnh nhân hen phế quản.

Đối với bệnh nhân có suy tim nặng.

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.

Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không phối hợp với các thuốc cường giao cảm như dobutamin, dopamine, isoprenalin,… vì gây ra mất tác dụng của các thuốc này.

Không phối hợp với các IMAO hoặc không sử dụng trong vòng 14 ngày sau khi ngưng dùng IMAO.

Không phối hợp với các thuốc cường phó giao cảm vì gây ra tình trạng hiệp đồng tác dụng có thể gây ra 1 số nguy hiểm như hen phế quản cho người bệnh.

Không phối hợp với rifampicin vì làm giảm tác dụng của Bisoprolol.

Không phối hợp với các thuốc chẹn kênh Ca2+ như Diltiazem, Verapamil,… vì gây ra ức chế tim trầm trọng.

Tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi, đảm bảo cho việc điều trị của thuốc đạt hiệu quả tối ưu.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Chú ý: đây là thuốc kê đơn, bệnh nhân không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. đọc kĩ hạn sử dụng của thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc đã được chỉ định. Không tự ý ngưng thuốc đột ngột, khi muốn ngừng thuốc cần giảm liều từ từ để tránh hiện tượng bật lại có thể gây ra tăng nhịp tim, tăng huyết áp đột ngột, nguy hiểm đến sức khỏe.

Thận trọng:

Đối với những người có loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Đối với người có sỏi đường mật, sỏi tiêu hóa.

Đối với bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng thuốc.

Đối với bệnh nhân nhược giáp, rối loạn chuyển hóa.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có  mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc.

Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.

Đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc do có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu tạm thời của thuốc.

Cách xử trí quá liều và quên liều

Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu ban đỏ trên da, ngứa, kích ứng da, suy gan, suy thận cấp, ức chế tim mạnh gây ra ngừng tim, phản xạ giao cảm tăng huyết áp và tăng nhịp tim đột ngột gây nguy hiểm,… khi xảy ra quá liều cần có các biện pháp sơ cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quên liều: uống sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here